Cách khắc phục hôi miệng ăn tỏi, ăn uống nói chung

Hơi thở có mùi khó chịu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nếu như ta không mắc các vấn đề nha khoa và đảm bảo đã vệ sinh răng kĩ thì có thể nguyên do gây hôi miệng xuất phát từ chế độ ăn uống. Và hôi miệng ăn tỏi là một trong những trường hợp điển hình thường gặp phải. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này cũng như hôi miệng do ăn uống nói chung.

Bạn đang đọc: Cách khắc phục hôi miệng ăn tỏi, ăn uống nói chung

1. Tìm hiểu chung về tình trạng hôi miệng

Cách khắc phục hôi miệng ăn tỏi, ăn uống nói chung

Hơi thở có mùi hôi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi là nỗi lo của khá nhiều người. Tuy trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm hỗ trợ cải thiện vấn đề này nhưng đó vẫn chỉ là những giải pháp tạm thời. Để có thể giải quyết triệt để, ta cần tìm hiểu xem nguyên nhân thực sự nằm ở đâu.

Trên thực tế, hôi miệng có thể xuất phát từ vấn đề sức khỏe, từ thói quen hàng ngày, từ chế độ ăn, … Và thông thường ta có thể nhanh chóng xử lý mùi hôi miệng qua việc đánh răng, súc miệng làm vệ sinh đều đặn. Bên cạnh đó, một số trường hợp không thể áp dụng hiệu quả những phương pháp này. Khi đó, ta cần tới nha khoa để được kiểm tra chi tiết hơn, sớm tìm ra nguyên do.

2. Hôi miệng thường do những loại đồ ăn nào?

Trong quá trình ăn uống, một số loại thực phẩm được đưa vào cơ thể có thể làm cho hơi thở có mùi. Đặc biệt, ta càng hấp thụ nhiều, mùi hôi sẽ càng rõ rệt. Sau đây là một số loại đồ ăn điển hình:

– Hành, tỏi: Đây là 2 nguyên nhân rất phổ biến trong vấn đề mùi hơi thở. Việc có càng nhiều hành, tỏi trong chế độ ăn hành ngày sẽ càng khiến mùi lưu lại lâu trong khoang miệng hoặc hấp thụ vào máu, phả ra khi thở.

– Rượu, cà phê: Cà phê cùng đồ uống có cồn trong khoang miệng sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Chúng sẽ gây khô miệng, giảm bớt lưu lượng nước bọt và làm mùi hôi miệng tồn tại lâu.

– Một số loại thực phẩm khác: Những đồ ăn như chế phẩm từ sữa, đồ ăn quá nhiều protein, nước có ga, … cũng có thể gây tình trạng bị hôi miệng.

Tổng quan có thể thấy loại thức ăn hay đồ uống nào cũng có khả năng khiến hôi miệng. Điều này bắt nguồn từ việc chúng bị đọng lại trong khoang miệng do không sớm được làm sạch.

3. Nguyên nhân gây hôi miệng ăn tỏi

Tỏi là một loại gia vị rất phổ biến ở trong nhiều món ăn. Bên cạnh đó, ăn tỏi cũng đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Thế nhưng đây cũng là một tác nhân làm miệng có mùi hôi, làm ta ngại ngùng khi giao tiếp. Lý giải cho tình trạng này, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra, thành phần có công dụng chính ở trong tỏi là Allicin. Đây là một trong những hợp chất có chứa lưu huỳnh và được gọi chung với tên Thiosulfinates.

Mùi vị của Thiosulfinates khá đặc trưng và giống với những hợp chất gây ra từ vi khuẩn kỵ khí. Từ đó, tình trạng hôi miệng sẽ sinh ra. Điều này có nghĩa khi ta ăn tỏi, những hợp chất này sẽ đi làm trong miệng và lập tức ám mùi tỏi vào hơi thở gây tình trạng hôi miệng ăn tỏi. Chúng sẽ vẫn tồn tại trong miệng cho tới khi ta thực hiện vệ sinh sạch.

Có một điều đặc biệt là hợp chất Allicin sẽ được kích hoạt mạnh nhất khi có hoạt động nhai, nghiền tỏi sống. Do đó với củ tỏi còn nguyên vẹn thì mùi sẽ không quá rõ rệt.

Allicin còn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua da thịt. Đây cũng chính là lý do cơ thể đã hấp thụ chúng sau khi ăn sẽ chuyển hóa và tới phổi. Tại đây, Allyl Methyl Sulfide được tạo ra và có mùi hôi. Đôi khi, chất này còn được tiết thông qua tuyến mồ hôi tại các lỗ chân lông, da, … Điều này làm không chỉ gây hôi miệng ăn tỏi mà toàn thân đều bị nặng mùi.

4. Những cách khắc phục tình trạng hôi miệng do ăn uống

Bên cạnh hôi miệng ăn tỏi, một số thói quen ăn uống khác cũng có thể làm hơi thở có mùi. Sau đây là một vài cách để ta khắc phục vấn đề này:

4.1 Vệ sinh răng miệng đều đặn

Để khắc phục tình trạng mùi hôi miệng, điều cơ bản là ta cần vệ sinh răng miệng đều đặn, kĩ càng.

– Đánh răng mỗi ngày đều đặn khoảng 2-3 lần cùng với kem đánh răng. Bàn chải được sử dụng cần đảm bảo kích thước vừa phải, đầu lông mềm.

– Sử dụng chỉ nha khoa để có thể lấy sạch những cặn thức ăn thừa trong kẽ răng.

– Súc miệng với nước súc miệng để làm sạch khoang miệng và loại bỏ mùi thức ăn còn đọng lại.

4.2 Chế độ ăn phù hợp

Tìm hiểu thêm: Sàng lọc Triple Test và những điều mẹ bầu nên biết

Cách khắc phục hôi miệng ăn tỏi, ăn uống nói chung

Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng hôi miệng

Bên cạnh việc làm sạch răng miệng, để có thể tăng cường sức khỏe răng miệng, hạn chế mùi hồi, ta nên có chế độ ăn phù hợp. Sau đây là một số loại thực phẩm nên được thêm vào chế độ ăn:

4.2.1 Rau, củ, quả

Chế độ ăn của ta nên bổ sung thêm nhiều rau, củ, quả. Đặc biệt là những loại giàu vitamin C để giúp loại trừ vi khuẩn tốt hơn. Bên cạnh đó, việc ăn những loại quả giòn như lê, cam, táo, … cũng đem lại lợi ích nhiều hơn về vấn đề này.

4.2.2 Sữa chua

Sữa chưa không đường có chứa lợi khuẩn probiotic nên nếu sử dụng mỗi ngày 2 lần trong 6 tuần thì tình trạng răng miệng sẽ giảm đáng kể.

4.2.3 Kẹo cao su không chứa đường

Việc nhai kẹo cao su sẽ giúp làm lỏng ra những mảng bám thức ăn ở trên nướu, lưỡi, răng, đồng thời kích thích sự tiết nước bọt.

4.2.4 Thảo mộc và gia vị

Trong thành phần của một số loại thảo mộc, gia vị như rau mùi tây có chất diệp lục. Chất này có tác dụng khử mùi ở trong khoang miệng. Một số loại khác như đinh hương, hồi, … cũng có khả năng cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.

4.2.5 Uống thêm nhiều nước lọc

Cách khắc phục hôi miệng ăn tỏi, ăn uống nói chung

>>>>>Xem thêm: Phòng ung thư đại trực tràng bằng thực phẩm, bạn đã thử chưa?

Nếu thực hiện vệ sinh răng miệng và thay đổi chế độ ăn uống nhưng mùi hôi miệng không thuyên giảm, ta cần tới nha khoa uy tín để được kiểm tra

Việc tạo thói quen uống nước lọc nhiều sẽ giúp đẩy sạch đi những mảng bám và tăng tiết nước bọt. Đồng thời, nước cũng sẽ hòa tan những chất gây mùi ở trong đồ ăn, thức uống.

Nếu như sau khi đã thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng hôi miệng không có biến chuyển tốt hơn, ta nên tới gặp bác sĩ tại những nha khoa uy tín. Tại đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như loại trừ những rối loạn tiềm ẩn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *