Hẹp đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp, còn được biết đến với tên gọi là hẹp ống sống cổ. Bệnh lý này làm hạn chế khả năng sinh hoạt và di chuyển của người bệnh, dễ biến chứng tê liệt, mất cảm giác. Cùng tìm hiểu những thông tin xoay quanh bệnh lý dưới đây.
Bạn đang đọc: Những thông tin xoay quanh bệnh hẹp đốt sống cổ
1. Hẹp đốt sống cổ là gì? Mức độ nguy hiểm thế nào?
Hẹp ống sống cổ là tình trạng khi khoảng trống trong ống xương sống ở cổ bị thu hẹp và gây chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống. Bệnh lý này xuất hiện đa phần ở độ tuổi từ ngoài 50, có thể gặp ở cả và nữ. Hẹp đốt sống cổ thường diễn biến khá chậm và phát triển âm thầm qua hàng chục năm. Người trẻ tuổi có nguy cơ mắc phải tình trạng này thấp hơn so với người cao tuổi.
Theo như nhận định của các chuyên gia, thì đây không phải tình trạng gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, cần quan tâm và điều trị kịp thời đúng cách. Ở một số trường hợp xuất hiện các biến chứng nặng có thể bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật nhằm giảm các áp lực lên tủy sống.
Hình ảnh của hẹp ống sống cổ.
Bệnh lý này tiềm ẩn nhiều những nguy hiểm như:
– Tay chân hay bị run, tê liên tục và dần mất đi các cảm giác khi sinh hoạt, vận động.
– Một số bệnh nhân có thể bị liệt nửa người hay liệt tứ chi.
– Những dây thần kinh khi bị chèn ép sẽ gây ra rối loạn cơ tròn, từ đó dẫn tới rối loạn khả năng bài tiết, tiểu tiện.
2. Nguyên nhân gây hẹp đốt sống cổ
Bệnh hẹp ống sống cổ có thể sẽ xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Người trẻ bị mắc phải bệnh này đa phần là do bẩm sinh hoặc di truyền, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của xương khớp trong cơ thể. Bên cạnh đó thì một số người bản chất phần ống sống đã bị nhỏ hơn so với bình thường. Ngoài ra, hẹp ống sống cổ có thể xảy ra do một số nguyên nhân bệnh lý, thói quen sinh hoạt như sau:
– Thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống,… gây chèn ép đến các ống sống. Thoát vị sẽ phình to và làm hạn chế đi đường kính sau của ống sống.
– Thoái hóa khi hình thành gai xương từ thân đốt sống. Các gai xương đó sẽ phát triển vào phần thân ống và chèn ép lên tủy sống.
– Một vài nguyên nhân khác như: viêm khớp cột sống làm phì đại các diện khớp làm hẹp ống sống cổ. Thoái hóa đĩa đệm cũng làm chiều cao đĩa đệm giảm đi, dây chằng vàng khi này bị uốn cong chèn vào ống sống.
– Ngoài ra các trường hợp bị mắc bệnh về xương, chấn thương hay có u xương cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
3. Chuẩn đoán bệnh hẹp ống sống cổ
Trước khi tới với điều trị, người bệnh cần đến bác sĩ để được tiến hành chuẩn đoán thông qua các biểu hiện. Khi thăm khám bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm gồm:
– Chụp X-quang: với phương pháp này, bác sĩ sẽ đánh giá cấu trúc xương khớp dựa trên hình ảnh.
– Chụp CT: Chụp cắt lớp vi tính có thể hiển thị được hình dạng, kích thước ống sống dựa trên nhiều lát cắt khác nhau. Ngoài ra còn giúp bác sĩ thấy được cấu trúc xương xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý khi bong gân cổ tay
Chụp CT để tầm soát bệnh hẹp đốt sống cổ ở Thu Cúc TCI.
– Chụp MRI: phương pháp này sẽ cho hiển thị cả hình ảnh tủy sống, rễ thần kinh và cả xung quanh, phì đại hay thoái hóa của các khối u.
– Tủy đồ: bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào trong khoang dịch não tủy. Khi này giúp thấy được hình dạng của dây thần kinh và cả tủy sống.
Từ các kết quả thông qua chuẩn đoán trên bác sĩ sẽ phát hiện được tình trạng của bệnh. Sau đó sẽ có những tư vấn về phương hướng điều trị hợp lý.
4. Phương pháp trong điều trị hẹp ống sống cổ
Sau khi chuẩn đoán và được hiểu rõ về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có những tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho từng người bệnh. Vậy những phương pháp nào hay được đưa ra?
4.1. Điều trị hẹp đốt sống cổ bằng thuốc Tây
Một trong số những cách điều trị bệnh được nhiều người biết đến và áp dụng đó là dùng các loại thuốc Tây y. Những loại thuốc này có chứa nhiều thành phần giúp cho tình trạng bệnh được giảm và hạn chế các tổn thương ở vùng cổ. Một số loại:
– Thuốc giảm đau và giúp kháng viêm nhưng không chứa Steroid. Đây là nhóm thuốc khá phổ biến được dùng trong điều trị bệnh lý này.
– Thuốc giãn cơ: có công dụng giảm các cơn đau cấp tính đặc biệt ở phần vai, gáy.
– Thuốc giảm đau: Paracetamol là loại thường được dùng cho những trường hợp đau nhức xương khớp. Nó có tác dụng giảm đau nhanh chóng, kháng viêm nhanh sau từ 2-4 tiếng.
– Thuốc chống viêm không steroid: giúp giảm đau nhanh đặc biệt dùng trong trường hợp sưng, viêm.
Sử dụng thuốc tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt có thể kể tới các triệu chứng như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu,… Vì vậy phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân cần hết sức thận trọng và nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ.
4.2. Điều trị hẹp đốt sống cổ không dùng thuốc
Bên cạnh việc dùng thuốc, trong quá trình cải thiện và đẩy lùi các cơn đau người bệnh có thể quan tâm và kết hợp thêm các phương pháp khác để thu lại hiệu quả nhanh chóng. Một số phương pháp có thể áp dụng như:
– Tăng cường luyện tập yoga và các bài tập vật lý trị liệu. Để hạn chế việc lệ thuộc quá nhiều vào thuốc, người bệnh nên áp dụng thêm các hoạt động như: Yoga, đi bộ, trị liệu tại nhà. Cách điều trị này giúp cho người bệnh được dẻo dai hơn, tinh thần thoải mái hơn và sức khỏe ổn định hơn.
>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa uống thuốc gì?
Yoga được đánh giá là bài thuốc hiệu quả với các tình trạng đau nhức xương khớp
– Áp dụng bấm huyệt và xoa bóp, giúp bệnh nhân hạn chế các cơn đau, tuần hoàn máu thì được tăng cường. Ngoài ra phương pháp này còn giúp giải tỏa sức ép lên dây thần kinh.
– Chườm nóng/lạnh: khi áp dụng các biện pháp tác dụng nhiệt sẽ khiến giảm các cơn đau, sưng, tê, máu huyết được lưu thông tốt hơn từ đó đi nuôi các khớp.
Trong trường hợp tình trạng bệnh quá nặng, áp dụng kết hợp cả hai phương án trên nhưng không đem lại hiệu quả. Khi này bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật với bệnh nhân. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ toàn bộ bản sống của các đốt sống cổ. Tuy nhiên phương pháp này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên luôn được cân nhắc thật kỹ. Vì thế, người bệnh khi mới phát hiện nên thăm khám và điều trị sớm theo các tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.