Công dụng của đánh răng bằng kem tẩy cao răng

Trên thị trường ngày nay, kem đánh răng được ra đời rất nhiều. Mỗi loại được giới thiệu với những công dụng nổi bật riêng. Trong đó được tìm kiếm nhiều hiện tại phải kể tới loại kem đánh răng giúp tẩy cao răng. Vậy liệu đánh răng bằng kem tẩy cao răng có đem lại hiệu quả không?

Bạn đang đọc: Công dụng của đánh răng bằng kem tẩy cao răng

1. Công dụng của kem đánh răng

Công dụng của đánh răng bằng kem tẩy cao răng

Đánh răng mỗi ngày rất quan trọng trong quá trình bảo vệ răng miệng

Chăm sóc và bảo vệ răng miệng là việc rất quan trọng. Điều này không chỉ đóng vai trò với sức khỏe răng miệng mà còn cả sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên, cũng chính răng miệng là bộ phận khá dễ mắc bệnh lý. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn.

Việc đánh răng bằng kem đánh răng phù hợp phần nào có thể giải quyết, ngăn ngừa những tình trạng trên. Trong thành phần của kem đánh răng có những chất giúp làm sạch răng với những mảng bám, vết ố vàng, vi khuẩn, … một cách nhẹ nhàng. Nhờ vậy, răng sẽ trở nên trắng sáng hơn, ngăn ngừa được một số vấn đề thường gặp.

2. Những thành phần hữu ích thường có trong kem đánh răng

Dưới đây là một số thành phần có lợi thường gặp trong kem đánh răng:

2.1 Xylitol

Xylitol được đánh giá là một thành phần khá quan trọng ở trong kem đánh răng. Thành phần này sẽ giúp ngăn cản những mảng bám ở trên răng. Đồng thời tình trạng sâu răng cũng được ngăn ngừa. Đây chính là một chất được sử dụng thay thế đường, được chiết xuất từ những vật liệu là thực vật sợi gỗ.

2.2 Chiết xuất trà xanh

Thành phần có chiết xuất trà xanh sẽ đem tới tác dụng giúp chống oxy hóa khá cao. Đồng thời, sự phát triển của vi khuẩn cũng phần nào được ngăn chặn. Bên cạnh đó, trà xanh còn giúp cho hơi thở thêm thơm mát, giảm tình trạng hôi miệng.

2.3 Chiết xuất đu đủ

Một trong những thành phần với chiết xuất từ cây đu đủ có công dụng làm trắng răng hiệu quả. Từ đó, những mảng bám ở trong khoang miệng có thể nhanh chóng được loại bỏ.

2.4 Axit Citric

Đây là một thành phần có công dụng khá nổi bật trong kem đánh răng. Cụ thể, axit Citric có thể giúp giảm bớt sự hình thành cao răng cũng như vi khuẩn trong khoang miệng.

2.5 Kẽm Citrate

Kẽm Citrate cũng có công dụng gần như axit Citric. Răng sẽ được bảo vệ, loại bỏ nhiều những vi khuẩn ở trong khoang miệng. Nhờ đó, ta sẽ giảm được những nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng thường gặp.

2.6 Baking soda

Baking soda đem tới rất nhiều những công dụng giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn, mảnh bám, tình trạng răng ngả vàng, …

3. Đánh răng bằng loại kem tẩy cao răng có thực sự hiệu quả?

Tìm hiểu thêm: Bạn biết gì về bệnh viêm bàng quang?

Công dụng của đánh răng bằng kem tẩy cao răng

Cao răng cứng và bám chặt nên không thể loại bỏ sạch bằng đánh răng thông thường

3.1 Phân biệt cao răng và mảng bám

Mảng bám chính là lớp màng dính ở trên bề mặt răng. Lớp màng này có chứa các loại vi khuẩn và có thể gây hại tới răng miệng. Nếu như không được loại bỏ sớm, mảng bám sẽ dần cứng hơn. Từ đó cao răng sẽ được tạo thành.

Mảng bám cùng cao răng nếu tích tụ lâu ngày sẽ có khả năng gây sâu răng hoặc một số bệnh về răng, nướu khác. Ngoài ra, phần xương chống đỡ cho răng cũng có thể bị mất sau nhiều năm.

3.2 Có thể tẩy cao răng bằng loại kem tẩy cao răng trên thị trường không?

Những lời quảng cáo về kem đánh răng, nước súc miệng giúp tẩy sạch cao răng đã không còn xa lạ. Tuy nhiên hiệu quả của những sản phẩm này có thực sự tốt như vậy?

Trên thực tế, việc đánh răng hay sử dụng nước súc miệng mỗi ngày có thể hỗ trợ làm sạch răng miệng. Lượng vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng có thể giảm thiểu. Tuy nhiên đối với cao răng, đây là những mảng cứng và đã bám chắc. Việc đánh răng hay súc miệng bằng nước súc miệng không thể loại bỏ hết. Để có thể xử lý cao răng, ta cần tới nha khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện lấy cao răng.

3.3 Nguy cơ khi thực hiện đánh răng bằng kem tẩy cao răng quá nhiều

Trong các loại kem đánh răng bên cạnh những thành phần có lợi, một số chất khác nếu như quá lạm dụng có thể gây ra các nguy cơ gây hại. Điển hình như các loại chất tẩy rửa có thể gây loét miệng, Triclosan, chất làm trắng có thể gây tác động tới nướu, Microbead, … Những chất này trong kém đánh răng nếu chỉ sử dụng khoảng 2-3 lần/ngày, lượng vừa phải sẽ không gây ảnh hưởng xấu. Thế nhưng nếu ta quá lạm dụng, sử dụng nhiều với hàm lượng lớn có thể khiến cho sức khỏe răng miệng bị đe dọa.

4. Cách để cạo sạch cao răng hiệu quả

Công dụng của đánh răng bằng kem tẩy cao răng

>>>>>Xem thêm: U xơ tử cung gây đau bụng dưới: Nguyên nhân và cách điều trị

Kết hợp lấy cao răng định kỳ, làm sạch răng cùng chế độ ăn phù hợp giúp hạn chế tình trạng cao răng trong khoang miệng

Để có thể làm sạch cao răng hiệu quả không chỉ đánh răng, súc miệng đơn thuần là được. Ta cần phải kết hợp:

– Chế độ làm sạch răng miệng phù hợp, đều đặn: Chải răng kĩ 2 lần/ngày. Thao tác chải răng cần nhẹ nhàng với loại kem đánh răng có chứa Fluoride. Bên cạnh đó, bàn chải sử dụng cần kháng khuẩn, có đầu lông mềm. Ta nên kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để đạt hiệu quả làm sạch tốt hơn.

– Chế độ ăn uống hàng ngày phù hợp: Tránh ăn những loại đồ ăn nhiều đường, quá ngọt. Trong những đồ chứa nhiều đường bột sẽ giúp nuôi vi khuẩn phát triển, tấn công răng miệng. Bên cạnh đó, ta nên hạn chế ăn những đồ có độ bám dính cao. Như vậy, khả năng hình thành mảng bám và cao răng sẽ được hạn chế.

– Thực hiện khám nha khoa và cạo vôi răng định kỳ: Việc kiểm tra định kỳ và lấy cao răng 6 tháng/lần rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cao răng được loại bỏ. Cùng với đó, tình trạng răng miệng cũng sẽ luôn được kiểm soát, đảm bảo ổn định.

Qua đây, ta có thể thấy việc đánh răng bằng kem tẩy cao răng chưa được xác thực về độ hiệu quả. Để có thể dọn sạch cao răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng, ta cần kết hợp thực hiện giữ vệ sinh , chế độ ăn khoa học cùng duy trì thói quen thăm khám, lấy cao răng định kỳ. Như vậy, tình trạng sức khỏe răng miệng của ta có thể đảm bảo được kiểm soát. Nếu như có dấu hiệu bất thường, bác sĩ cũng có thể kịp thời xử lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *