Thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng là bệnh xảy ra khi sụn và xương dưới sụn có hiện tượng hao mòn và biến đổi về hình thái. Tuy tình trạng này không đe dọa đến tính mạng nhưng gây hại nhiều cho sức khỏe và khả năng vận động. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các vấn đề liên quan tới thoái hóa cột sống mà bạn cần quan tâm.
Bạn đang đọc: Những vấn đề cần quan tâm về thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng
1. Các kiến thức về thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống chỉ sự hao mòn và bị biến đổi trong cấu trúc cột sống. Cột sống được cấu tạo từ 33 đốt xương và xếp chồng lên nhau. Các đốt sống được liên kết với nhau qua đĩa đệm. Chúng có trọng trách giữ cho cơ thể được thẳng và hỗ trợ tay chân vận động. Bên cạnh đó cột sống còn được ví như một tấm giáp bảo vệ các dây thần kinh và lục phủ ngũ tạng.
Khi các đĩa đệm, xương sụn bị bào mòn và tổn thương sẽ khiến cấu trúc ban đầu bị biến dạng. Từ đó làm chức năng của cột sống cũng dần kém đi. Đây là quá trình thóa hóa cột sống mà mọi người sẽ gặp phải.
Bệnh lý này chủ yếu sẽ gặp ở đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên do thói quen và chế độ ăn uống hiện nay mà bệnh đang có xu hướng trẻ hóa nhanh. Trong đó, đối tượng có tỷ lệ mắc ngày càng tăng là: nhân viên văn phòng, công nhân, người lao động nặng,…
Đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng là hai vùng có nguy cơ thoái hóa cao nhất
Các chuyên gia về xương khớp cho hay 2 vị trí có nguy cơ thoái hóa cao nhất trên cột sống là:
– Đốt sống cổ: C5-C7.
– Phần đốt sống thắt lưng: L1 – L5.
2. Những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống không chỉ dừng lại do vấn đề tuổi tác và lão hóa mà còn do nhiều yếu tố tác động thúc đẩy bệnh hình thành sớm. Cụ thể thì có 2 nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến cột sống:
2.1. Nguyên nhân khách quan gây ra thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng
– Do sự lão hóa của tự nhiên. Khi về già các cơ quan trong cơ thể dần lão hóa, cột sống cũng vậy. Tuổi càng lớn thì cấu trúc xương ngày càng yếu đi và bị biến đổi. Khi này đĩa đệm dần mất nước, bao xơ và các dây chằng bị xơ hóa.
– Do di truyền từ gia đình. Gen là một trong số các yếu tố thúc đẩy thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Nếu trong gia đình có người bị bệnh về xương khớp bẩm sinh thì khả năng cao thành viên sau này cũng có thể mắc.
2.2. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng
Các nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thoái hóa phải nói khá nhiều. Trong đó đa số đến từ các thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của mọi người. Cụ thể như:
– Đứng, ngồi ở một tư thế trong thời gian quá lâu. Khi bạn giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu sẽ làm cho xương khớp phải chịu áp lực dồn nén liên tục ở một góc độ. Sự dồn nén này làm giảm khả năng đàn hồi của sụn khớp. Từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa diễn ra.
Tìm hiểu thêm: Gãy xương đòn điều trị bằng cách nào?
Ngồi quá lâu ở một tư thế của nhân viên văn phòng làm đẩy nhanh quá trình bị thoái hóa
– Lao động, làm việc quá sức. Khi bạn thường xuyên mang vác vật nặng quá nhiều làm xương khớp và cơ bị giãn ra thì khả năng thoái hóa cũng tăng lên.
– Không đi lại và vận động thể dục thể thao thường xuyên. Đặc biệt những người làm công việc văn phòng, ngồi một chỗ quá lâu và ít vận động làm máu huyết chậm lưu thông. Từ đó cột sống sẽ bị co cứng và kém linh hoạt hơn. Dần dần khiến cột sống mất nước, biến dạng và thoái hóa.
– Do các chấn thương cũ để lại. Trong cuộc sống khi vấp té, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… làm cột sống bị ảnh hưởng. Nếu không được chú ý và điều trị kịp thời sẽ để lại các di chứng và thúc đẩy quá trình thoái hóa.
Với từng nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có những tác động và mức độ khác nhau. Cơ thể cũng từ đó mà phát ra các dấu hiệu để cảnh báo cho bạn. Vì vậy bạn cần chú ý và nhận biết sớm.
3. Biểu hiện của thoái hóa cột sống ở cổ và thắt lưng
Thoái hóa đốt sống ở người lớn tuổi hay người trẻ đều có những biểu hiện khá tương đồng. Và dưới đây là một số biểu hiện điển hình bạn có thể chú ý:
– Đau nhức đi kèm khó chịu: là các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo thời điểm. Cơn đau thường tăng lên khi vận động quá sức hay khi thay đổi thời tiết.
– Khó khăn khi vận động: các hoạt động cúi, vặn mình, xoay cổ đều gặp phải khó khăn.
– Kêu ở xương: ở giai đoạn đầu một số bệnh nhân có thể nghe thấy những tiếng lục khục khi vận động. Đây là biểu hiện khi bị thiếu nước và khô ở khớp.
– Đau lan rộng ra: thường cơn đau sẽ lan rộng sang cả các vùng xung quanh thoái hóa.
– Tay chân bị tê bì: xảy ra ở một số trường hợp. Thường cơn tê bì sẽ xuất hiện bất chợt cùng cơn đau và mang tính tạm thời. Biểu hiện này đa phần xuất hiện khi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy.
– Suy nhược cơ thể và thường xuyên thấy mệt mỏi. Cơn đau khi diễn ra với tần suất lớn có thể khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu từ đó dẫn đến khó ngủ, mất ngủ và suy nhược cơ thể.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết chung về bệnh thoái hóa. Ngoài ra, với các vị trí khác nhau sẽ có các dấu hiệu riêng biệt.
3.1. Biểu hiện của thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống vùng thắt lưng trong y học còn được gọi là thoái hóa cột sống m47. Người bệnh ở trường hợp này các đốt sống lưng bị bào mòn và có các triệu chứng điển hình như:
– Thắt lưng xuất hiện cơn đau nhói, nhức mỏi quanh eo.
– Cơn đau dần lan xuống hông, mông và cả chân khiến chân bị tê cứng.
>>>>>Xem thêm: Chụp X quang cột sống cổ
Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến đau lan sang hông và cả chân
– Một số ngón chân khó duỗi, gập. Gối và cổ chân cũng bị đau nhức.
– Xuất hiện các cơn đau âm ỉ như kim châm hay kiến cắn xung quanh.
– Trường hợp nặng có thể làm người bệnh mất kiểm soát bàng quang, trực tràng.
3.2. Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ
Với người bệnh khi bị thoái hóa đốt sống vùng cổ có thể xuất hiện các triệu chứng như:
– Đau nhức và bị co cứng vùng cổ.
– Người bệnh gặp khó khăn khi xoay hay gập cổ.
– Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột và dần lan sang vai, gáy và cả 2 cánh tay.
– Một số trường hợp bệnh nhân sẽ xuất hiện cả cơn đau đầu, đau nhức vùng thái dương, 2 hốc mắt thậm chí thấy chóng mặt, buồn nôn.
4. Thoái hóa cột sống nguy hiểm thế nào?
Thoái hóa cột sống có trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh không? Bản chất bệnh lý này không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
– Gây chèn ép dây thần kinh làm đau nhức cục bộ từ cổ, lưng cho tới bàn chân.
– Nhiều trường hợp bị tê cứng chi, máu huyết khó lưu thông dẫn đến teo cơ.
– Một số bệnh nhân lại bị rối loạn thần kinh hoặc liệt nửa người.
– Biến chứng thay đổi cơ thể như: vẹo cột sống, gù,…
Bệnh lý này được đánh giá là không thể điều trị tận gốc. Vì vậy, mỗi chúng ta cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân, thăm khám khi có bất thường và kiểm tra định kì. Phát hiện bệnh và điều trị càng sớm sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa bệnh dễ dàng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.