Khi bắt đầu bước vào độ tuổi 40, hormone nội tiết trong cơ thể nữ giới bắt đầu suy giảm, đây cũng là mốc đánh dấu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Tất cả chị em đều phải trải qua giai đoạn này, đa số sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc rong kinh. Vậy rong kinh tuổi 40 có gì đáng lo ngại? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chị em cách khắc phục tình trạng rong kinh khi bước vào tuổi 40.
Bạn đang đọc: Biện pháp khắc phục tình trạng rong kinh tuổi 40
1. Những thay đổi của nữ giới ở tuổi 40
Phụ nữ ở tuổi 40 sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, đây là giai đoạn trước khi chị em chính thức mãn kinh. Trong thời kỳ này, các hormone nội tiết sẽ suy giảm rõ rệt, tuy nhiên kinh nguyệt sẽ chưa chấm dứt mà sẽ có sự xáo trộn hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt. Tùy vào cơ địa của từng người sẽ kèm theo các triệu chứng khác nhau. Giai đoạn tiền mãn kinh ở nữ giới có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.
Ở tuổi trung niên, phụ nữ chính thức bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là tình trạng rong kinh tuổi 40
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động của tuyến yên, buồng trứng sẽ suy giảm rõ rệt, cơ thể sẽ sản xuất ra ít nội tiết tố nữ hơn. Vì thế, chị em ở tuổi 40 sẽ phải đối diện với những thay đổi về tâm lý lẫn sinh lý, thể chất lẫn sắc đẹp,…Một trong những biểu hiện của sự xáo trộn nội tiết chính là tình trạng rong kinh, đây là nỗi lo lắng của nhiều chị em bởi tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sức khỏe của nữ giới.
2. Dấu hiệu – Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh ở tuổi 40
2.1 Dấu hiệu rong kinh tuổi 40
Sự thay đổi rõ rệt nhất đối với kinh nguyệt của phụ nữ tuổi trung niên đó là chu kỳ kinh bắt đầu thưa hơn, tuy nhiên lượng máu kinh có thể nhiều hoặc ít hơn, kèm theo đó là số ngày hành kinh có thể kéo dài trên 7 ngày, thậm chí lên tới hơn chục ngày. Cụ thể dấu hiệu rong kinh ở giai đoạn này sẽ bao gồm các biểu hiện sau:
– Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, lúc ngắn lúc dài, tháng có tháng không hoặc 15 – 20 ngày đã thấy máu kinh.
– Lượng máu kinh không đồng đều, có thể ra nhiều bất thường (cường kinh) hoặc ra ít hơn so với trước đây (thiểu kinh)
– Máu kinh có sự thay đổi về màu sắc (đậm hơn, xuất hiện nhiều cục máu đông)
– Đau bụng dưới dữ dội (thống kinh), tụt huyết áp, đổ mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt,…
2.2 Nguyên nhân gây rong kinh tuổi 40
Nữ giới khi đến 40 tuổi là độ tuổi mở đầu cho thời kỳ tiền mãn kinh. Thời kỳ này có thể kéo dài từ 2 – 5 năm trước khi nữ giới chính thức mãn kinh. Do đó, ở giai đoạn này chị em có thể gặp rất nhiều rắc rối hay bất thường về sức khỏe, trong số đó không loại trừ tình trạng rong kinh. Tình trạng rong kinh có thể kéo dài nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp. Trong thời gian bị rong kinh, hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bắt đầu hoạt động kém đi. Từ đó, việc sản sinh hormone nội tiết (strogen và progesterone) ở nữ giới sẽ bị chậm lại.
Tìm hiểu thêm: 3 Xét nghiệm ung thư cổ tử cung chị em phụ nữ cần nắm rõ
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, các hormone sinh dục nữ sẽ có sự suy giảm rõ rệt
Khi nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ làm ảnh hưởng đến việc rụng trứng. Việc rụng trứng có thể không diễn ra đều đặn như bình thường mà có thể đến sớm hoặc muộn hơn, chính vì đó cũng kéo theo tình trạng rong kinh.
Ngoài ra, một số bệnh lý liên quan đến phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, polyp tử cung, suy tuyến giáp,… cũng có thể là nguyên nhân khiến cho phụ nữ trung niên bị rong kinh.
Bên cạnh đó, khi bước vào độ tuổi này, chị em sẽ có sự thay đổi về tâm lý, nhiều người sẽ cảm thấy stress, dễ cáu gắt, buồn bực, kèm theo đó là chế độ sinh hoạt thiếu khoa học cũng là các yếu tố làm tình trạng rong kinh thêm nghiêm trọng.
3. Những biện pháp để cải thiện tình trạng rong kinh tuổi 40
Không giống như các chị em trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ trung niên khi bị rong kinh sẽ ít lo lắng hơn về vấn đề mang thai và sinh nở. Tuy nhiên, rong kinh kéo dài cũng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của nhiều chị em. Rong kinh nếu không có biện pháp khắc phục về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến chị em suy giảm về sức khỏe, da dẻ luôn xanh xao thiếu sức sống, khiến cho chất lượng cuộc sống ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, rong kinh còn khiến nhiều chị em có cảm giác tự ti, ngại gần gũi chồng.
Vì vậy để cải thiện tình trạng rong kinh tuổi 40, chị em cần thực hiện theo những lưu ý sau:
3.1 Cân bằng trạng thái cảm xúc và tâm lý, tránh căng thẳng stress
Ở độ tuổi này, chị em nên sắp xếp giữa thời gian nghỉ ngơi và công việc hợp lý để luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ và tích cực, tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có bất kỳ lo lắng gì, chị em nên tâm sự với người thân để được giải tỏa căng thẳng, giảm bớt suy nghĩ tiêu cực giúp tâm trạng thoải mái hơn.
3.2 Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh
Chị em nên tránh ăn những loại thực phẩm tính hàn gây lạnh bụng vì có thể làm cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế uống bia rượu cũng như các chất kích thích khác. Trong những ngày rong kinh, chị em có thể chọn ăn các loại ngũ cốc, thịt nạc, rau quả xanh và nên cố gắng uống nhiều nước ấm trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu có chính xác không?
Xây dựng nếp sống xanh – sạch – khỏe sẽ giúp chị em cải thiện được tình trạng rong kinh
Bên cạnh đó, chị em có thể lựa chọn một bộ môn thể thao phù hợp với sở thích và thể trạng của bản thân. Nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện. Việc duy trì thể thao đều đặn sẽ giúp nâng cao thể lực, lưu thông máu huyết và đẩy lùi được tình trạng rong kinh.
3.3 Lưu ý vệ sinh vùng kín đúng cách
– Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, lành tính để khử mùi hôi và phòng tránh viêm nhiễm âm đạo.
– Không nên thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo vì dễ làm tổn thương “cô bé”
– Lựa chọn các loại băng vệ sinh khô thoáng, có độ thấm hút tốt, chú ý nên thay băng vệ sinh nhiều lần trong ngày để đảm bảo vùng kín không bị nhiễm khuẩn.
– Sử dụng các loại đồ lót có chất liệu thoáng, mềm, co giãn tốt, nếu được sau khi giặt đồ lót nên phơi khô hoặc dùng bàn là ủi qua để tiêu diệt vi khuẩn trong môi trường ẩm mốc.
Quan trọng hơn, kể cả khi chưa có dấu hiệu rong kinh, chị em nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ một năm 2 lần để sàng lọc các bệnh lý liên quan đến phụ khoa, cũng như kịp thời phát hiện và có phương án điều trị phù hợp.
Hy vọng với những thông tin mà Thu Cúc TCI vừa cung cấp đã giúp cho quý khách hàng bỏ túi thêm được những biện pháp để cải thiện tình trạng rong kinh tuổi 40, nếu có thắc mắc cần giải đáp, quý khách hàng hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được tư vấn!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.