Làm thế nào để hạn chế thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh?

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức, tê bì tay chân, tay không vận động bình thường được… Làm thế nào để giảm chèn ép khi bị thoái hóa đốt sống cổ? Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Làm thế nào để hạn chế thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh?

Làm thế nào để hạn chế thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh?

Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn dây thần kinh khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi

1. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống là tình trạng xương và sụn bảo vệ cột sống bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng mòn rách, chèn ép vào dây thần kinh, gây nên hiện tượng đau, tê bì, giảm vận động… Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa cột sống có thể do: 

1.1 Sự phát triển bất thường quá mức của xương

Sự phát triển quá mức của xương, đè lên các vùng thần kinh, tủy sống gây nên hiện tượng đau nhức, khó chịu. 

1.2 Đĩa đệm mất nước

Đĩa đệm là lớp đệm giúp giảm hấp thụ lực, giảm sốc khi cơ thể vận động, chạy nhảy, mang vác… Lớp đĩa này giống như Gel, có thể mất nước theo thời gian. Hiện tượng này làm cho đĩa đệm xẹp xuống, khiến các đốt sống dễ cọ xát vào nhau, gây nên hiện tượng đau đớn do thoái hóa. 

1.3 Tổn thương đĩa đệm 

Đĩa đệm bị tổn thương, rách, nứt lớp màng bao bọc khiến lớp nhân nhầy bị rò rỉ ra ngoài. Lớp nhân nhầy chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh, gây nên hiện tượng tê bì lan xuống cánh tay, đau mỏi… 

1.4 Chấn thương 

Tai nạn giao thông, tai nạn khi làm việc, ngã… là nguyên nhân gây chấn thương cột sống. Áp lực mạnh trong sang chấn gây tổn thương đĩa đệm và cột sống. 

1.5 Giãn dây chằng 

Các dây chằng giúp kết nối xương sống lại với nhau, giúp các cử động được linh hoạt, trơn tru; Khi dây chằng bị lão hóa, sự đàn hồi co dãn không còn như ban đầu, khiến các vận động khớp trở nên khó khăn. 

1.6 Bệnh nghề nghiệp 

Nhân viên văn phòng, thợ xây, công nhân, tạp vụ, bưng bê, người tập gym, người làm việc nặng nhọc… Phải làm việc cường độ cao, thời gian dài một tư thế. Các chuyển động lặp đi lặp lại, mang vác nặng hoặc đứng lâu, ngồi lâu một tư thế, rất dễ bị thoái hóa đốt sống cổ. 

1.7 Tuổi tác 

Người lớn tuổi, độ tuổi trung niên dễ bị thoái hóa. Những người trẻ, xương khớp còn dẻo dai, mức độ thoái hóa thấp nên ít khi bị thoái hóa đốt sống cổ, trường hợp có bị cũng chỉ ở mức độ nhẹ. 

1.8 Yếu tố di truyền 

Bố mẹ người thân có người bị thoái hóa, thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị thoái hóa. Tổn thương thoái hóa có tính chất di truyền từ đời bố mẹ sang con cái. 

1.9 Thuốc lá 

Hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều góp phần làm gia tăng bệnh lý thoái hóa cột sống. 

1.10 Thừa cân, béo phì, ít vận động 

Những người thừa cân béo phì làm tăng tải gánh lên hệ cơ xương khớp. Khiến các khớp xương phải vận động quá sức chịu đựng, dần dần hình thành thoái hóa cột sống. 

Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu sau và vai gáy là biểu hiện của bệnh gì?

Làm thế nào để hạn chế thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh?

Thoái hóa đốt sống cổ khiến người bệnh đau đầu, tê bì tay chân

2. Triệu chứng thường gặp của thoái hóa đốt sống cổ 

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ phát triển điển hình từ nhẹ đến nặng, đặc biệt khi bạn di chuyển hoặc vận động đột ngột. Triệu chứng điển hình có thể hay gặp: 

– Đau tăng lên khi đột ngột thay đổi tư thế, vận động 

– Đau đứng lên, ngồi xuống, hắt hơi, ho, ngửa cổ về phía sau… 

– Đau xung quanh xương bả vai, dọc theo cánh tay lan xuống đến ngón tay. Đau, tê bì, ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân. Khó khăn khi nhấc cánh tay lên hoặc xoay hay vận động cánh tay. 

– Yếu cơ, hoạt động cầm nắm của cánh tay, bàn tay khó khăn. 

– Khó khăn khi cử động cổ, xoay trái xoay phải nhanh là đau. 

– Đau đầu, triệu chứng xuất hiện nhiều ở phía sau đầu. 

– Một số triệu chứng như mất thăng bằng, mất kiểm soát đại tiểu tiện, liệt ruột… xảy ra khi tình trạng bệnh đã nặng. 

Nếu có những triệu chứng này, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời. 

3. Đối tượng nguy cơ cao dễ bị thoái hóa đốt sống cổ

– Người trung niên, người cao tuổi dễ bị hơn, do tình trạng thoái hóa theo tuổi tác. Người trẻ tuổi thường đang có xu hướng gia tăng, do tính chất công việc đặc thù. 

– Nhân viên văn phòng, thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, làm các đốt sống bị chèn ép. 

– Người làm công việc phải cúi nhiều, ngồi nhiều, đứng nhiều… 

– Người làm công việc nặng nhọc, mang vác, bưng bê, thực hiện các tư thế trong thời gian dài, không được thay đổi. Làm các dây chằng bị căng thẳng trong thời gian dài, đĩa đệm bị chèn ép. 

– Người hay gối cao đầu, ngủ hay co quắp… Hay có tư thế đọc sách, xem điện thoại cúi gập cổ… 

– Bác sĩ thường xuyên phải đứng mổ trong thời gian dài, không được di chuyển khi thời gian mổ chưa kết thúc. Các ca mổ có thể kéo dài từ 30 phút đến vài chục tiếng đồng hồ, khiến nhiều bác sĩ mổ bị thoái hóa cột sống. 

4. Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép thần kinh có thể gây nên những biến chứng như: 

4.1 Rối loạn tuần hoàn máu 

Thoái hóa cột sống, gai xương hoặc phình đĩa đệm chèn ép vào mạch máu. Làm cho máu lưu thông đến não kém đi, không ổn định. Làm cho người bệnh có những triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… 

4.2 Tê bì tay chân, yếu liệt chi, mất cảm giác

Khi chèn ép vào tủy sống, dây thần kinh người bệnh sẽ có những triệu chứng như tê bì cánh tay, yếu liệt khớp vai. Cơn đau lan dần xuống cánh tay, bàn tay, khó khăn trong quá trình phối hợp với phần thân dưới. Bệnh nhân khó khăn trong các cử động tay đơn giản như nhấc tay lên cao, cầm, nắm…

4.3 Rối loạn tiểu tiện

Chèn ép vào thần kinh, tủy sống làm ảnh hưởng đến rối loạn cơ thắt bàng quang. Khiến người bệnh không kiểm soát được tiểu tiện. Trường hợp này, người bệnh đã bị thoái hóa nặng, cần được điều trị kịp thời. 

4.4 Mất ngủ 

Thoái hóa cột sống cổ chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức khó chịu, đau nhiều khi người bệnh vận động đột ngột. Cơn đau về đêm khiến người bệnh không ngủ được, trằn trọc dẫn đến mất ngủ. 

5. Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ dựa vào đâu? 

5.1 Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ, tình trạng yếu, liệt cơ, phản xạ cảm giác, chuyển động cổ… Kiểm tra áp lực của dây thần kinh, tủy sống đang trọng tải. 

5.2 Cận lâm sàng 

Dựa vào phim chụp X – quang, CT, MRI, điện cơ bác sĩ sẽ thấy được một số bất thường như gai xương, phình hẹp đĩa đệm, chèn ép tổ chức thần kinh… Xác định chính xác vị trí chèn ép, mức độ chèn ép và đưa ra phương án điều trị phù hợp. 

Làm thế nào để hạn chế thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh?

>>>>>Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì? Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ làm bệnh nhân đau đầu, đau vai

6. Phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ ngay tại nhà

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ bằng một số biện pháp đơn giản dưới đây: 

6.1 Dinh dưỡng hợp lý giúp hạn chế thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Ăn uống đủ chất 4 nhóm tinh bột, đạm, béo, khoáng – vitamin. Bổ sung thêm vitamin C, D, E, K, beta carotene, omega 3… có trong nhiều rau củ quả. Hạn chế kiêng khem quá nhiều. 

6.2 Tư thế linh hoạt

Hạn chế bê vác nặng đối với những đối tượng nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống. Nên học cách bê vác đúng cách, đứng thẳng lưng. Không thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng từ nằm sang đi… Để hạn chế tình trạng tổn thương khớp, hoa mắt, chóng mặt. 

6.3 Vận động hợp lý phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Để giảm gánh nặng lên xương khớp, tăng cường vận động là phương pháp cực kỳ hữu hiệu. Giúp tăng khả năng đàn hồi của đĩa đệm, giúp xương khớp được vận động trơn tru hơn. Hạn chế tình trạng khô cứng khớp, trượt đĩa đệm khi vận động đột ngột. Giúp kéo dãn cột sống, tạo độ nở giữa các khe đốt sống tốt hơn, giảm tình trạng xẹp đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh. Vận động hợp lý giúp giảm đau hiệu quả. Hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, kéo dãn cơ hợp lý. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện các tư thế, để hạn chế gây tổn thương nặng hơn. 

6.4 Dụng cụ hỗ trợ 

Một số dụng cụ bảo vệ cổ như: đai chơi thể thao, dây đeo lái xe, giá đỡ tập gym… Những người có nguy cơ hay không có nguy cơ cũng nên đeo khi vận động. Giúp bảo vệ cột sống cổ được tốt hơn. 

6.4 Tránh ổ gà khi đi xe máy 

Đường đi thì không thể tránh những điểm không bằng phẳng, ổ gà, ổ thoát nước. Nếu đi xe máy, hãy cố gắng tránh xa những chỗ đấy. Khoảng giật khi đi qua ổ gà sẽ gây áp lực dội lên đĩa đệm, khiến bạn đau đớn. Vì thế, hãy cố gắng chọn chỗ đường bằng phẳng. Nếu đường đi quá nhiều ổ gà, hãy đi chậm lại để hạn chế tối đa đường xóc tạo áp lực lên đĩa đệm. 

6.5 Uống đủ nước 

Hiện tượng mất nước đĩa đệm theo tuổi tác khiến đĩa đệm thoái hóa nhanh hơn. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung dạng nước lọc hoặc nước ép hoa quả sẽ tốt nhất. Hạn chế nước có ga, bia, rượu. 

Thoái hóa cột sống cổ chèn dây thần kinh khiến cho người bệnh đau nhức, tê bì, yếu liệt tay chân, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Trên đây là một số cách giúp bạn hạn chế tình trạng chèn ép thần kinh khi bị thoái hóa cột sống đơn giản nhưng cực kỳ hữu hiệu, bạn hãy thử ngay nhé.  

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *