Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến người bệnh đau nhức khi vận động, tê bì các chi, rối loạn tiền đình, teo cơ, liệt tứ chi, thậm chí tàn phế… Điều này ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt cũng như công việc.
Bạn đang đọc: Thoái hóa cột sống thắt lưng hay gặp ở đối tượng nào?
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
1. Triệu chứng thường gặp của thoái hóa cột sống vị trí thắt lưng
Những người thoái hóa cột sống thường là những người trung niên, người lớn tuổi. Triệu chứng thoái hóa cột sống phổ biến thường gặp có thể là:
– Đau, cứng khớp, tăng lên khi vận động hoặc ngồi, đứng lâu trong một thời gian dài, giảm đi khi nghỉ ngơi.
– Đau vùng lưng dưới, đau lan xuống mông, lan sang bẹn và sau đùi. Có trường hợp còn đau lan xuống bắp chân, cẳng cân và cả bàn chân.
– Tê bì tay chân, cầm nắm khó khăn, yếu chi
– Sự phối hợp giữa chân và tay kém đi, không nhịp nhàng, dễ ngã, dễ mất thăng bằng
– Co thắt cơ, đau cơ bắp
– Đau đầu
– Khu vực đốt sống viêm sờ vào có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.
– Người bệnh bị một thời gian có xu hướng gù, cong vẹo cột sống.
– Gây cứng cột sống, vận động khó khăn, đặc biệt là vào buổi sáng.
– Có âm thanh lạo xạo, lục cục mỗi khi bệnh nhân vận động, cúi người, ưỡn ngực…
– Bệnh nhân có dấu hiệu không kiểm soát được đại tiểu tiện
2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống nguyên nhân chủ yếu thường do do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn, thường xuyên, liên tục trong thời gian. Nguyên nhân này dẫn đến hậu quả là phần sụn và xương dưới sụn bị tổn thương. Đồng thời làm giảm tính đàn hồi đĩa đệm, xuất hiện bao xơ cứng.
2.1 Lão hóa cơ thể
Theo tuổi tác, xương khớp cũng dần dần thoái hóa. Khiến cho người bệnh di chuyển khó khăn, đau đớn mỗi khi vận động. Lão hóa khiến các thành phần sụn khớp giảm đi, dễ hình thành thoát vị đĩa đệm, thoái hóa. Tốc độ lão hóa tăng dần từ 30 tuổi đổ đi.
2.2 Bệnh nghề nghiệp
Người hay đi giày cao gót, hay ngồi lâu một chỗ, hay đứng nhiều, bưng bê, mang vác nặng sai tư thế… gây áp lực lên cột sống trong thời gian dài, tăng nguy cơ bị thoái hóa hơn.
2.3 Thói quen xấu
Thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống: ngồi còng lưng, đi gù lưng, hay gập cổ, nằm gối đầu cao, ngồi lâu, cúi đầu xem điện thoại nhiều…
2.4 Dinh dưỡng
Ăn uống thiếu chất trong thời gian dài, khiến xương khớp trở nên suy yếu, dễ mắc các bệnh lý thoái hóa. Đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức uống có ga, cà phê, chất kích thích, bia rượu… làm ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi trong xương khớp.
2.5 Chấn thương
Ngã, tai nạn… có thể gây tổn thương đĩa đệm, gây gãy xương, hình thành gai xương. Lâu dần, có thể trở thành thoái hóa cột sống.
2.6 Di truyền
Gia đình có người bị bệnh lý cột sống như: hẹp đốt sống, vẹo cột sống, gai đôi cột sống… thì những người trong gia đình cũng có nguy cơ bị.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý cách dự phòng bệnh viêm khớp dạng thấp
Đau thắt lưng hông do thoái hóa ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt của bệnh nhân
3. Thoái hóa cột sống liệu có nguy hiểm?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoái hóa đốt sống lưng có thể hình thành:
3.1 Gai cột sống
Khi lớp sụn khớp bị bào mòn, cơ thể có cơ chế tự chữa lành, bằng cách kích thích hình thành gai xương. Gai cột sống làm biến dạng đầu xương, châm vào các mô mềm, rễ thần kinh xung quanh.
3.2 Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa cột sống gây tổn thương đĩa đệm, khiến phần nhân nhầy trượt ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống.
3.3 Rối loạn đại tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, đặc biệt là đám rối thần kinh đuôi ngựa. Điều này có thể làm mất kiểm soát ruột, bàng quang, gây đại tiểu tiện không tự chủ, thậm chí là rối loạn chức năng tình dục.
3.4 Chèn ép rễ thần kinh
Gai xương và nhân nhầy của đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí, chèn ép vào rễ thần kinh gần đó. Khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau và tê ngứa tay chân, đau thần kinh tọa, hội chứng đau cổ vai gáy, thậm chí có những tổn thương gây tàn phế.
3.5 Đau đầu, chóng mặt
Động mạch nuôi dưỡng bị chèn ép, bệnh nhân có những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
3.6 Yếu chi
Chèn ép tủy sống, thần kinh dẫn truyền, bệnh nhân có triệu chứng đau yếu tứ chi, vận động khó khăn thậm chí bị liệt.
4. Đối tượng nguy cơ dễ mắc thoái hóa cột sống
– Tiền sử gia đình có người bị bệnh lý cột sống
– Tăng cân nhanh, béo phì
– Người ít vận động, lười tập thể dục, hay nằm, ngồi nhiều
– Có tiền sử ngã, chấn thương, phẫu thuật cột sống
– Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động, làm tăng nguy cơ thoát vị
– Tính chất công việc phải: đứng, đi lại, ngồi, bê vác… nhiều, làm tăng áp lực lên cột sống trong thời gian dài. Ví dụ như: bác sĩ mổ, công nhân, thợ cắt tóc…
– Người bị bệnh tự miễn: viêm khớp vẩy nến, viêm khớp dạng thấp…
– Bệnh nhân bị trầm cảm, lo âu
>>>>>Xem thêm: Đau vùng xương ức dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và phải làm sao?
Điều trị thoái hóa cột sống cùng bác sĩ chuyên khoa bệnh viện Thu Cúc TCI
5. Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống bằng cách nào?
Để phòng ngừa và chung sống hòa bình với bệnh thoái hóa cột sống, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
5.1 Uống thuốc theo chỉ định
Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định, tập thêm các bài tập tại nhà để giúp giãn cột sống, giảm đau, giảm áp lực lên cột sống.
5.2 Thay đổi tư thế
Thay đổi tư thế thường xuyên khi phải đứng nhiều hoặc ngồi nhiều. Một khoảng thời gian nghỉ ngơi 3 – 5 phút sau khi phải đứng, ngồi liên tục 50 phút sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống rất nhiều.
5.3 Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên nâng vật đúng tư thế
Nâng đồ vật hoặc bưng bê đúng chiều sinh lý của cột sống, hạn chế tổn thương cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm.
5.4 Vận động
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, giúp cột sống linh hoạt hơn, hạn chế co cơ cứng khớp.
5.5 Tránh để tăng cân
Giữ chỉ số cơ thể ở mức BMI 18,5 đến 23. Giúp giảm gánh nặng lên hệ cơ xương khớp.
5.6 Dinh dưỡng
Ăn uống đủ chất, hạn chế thuốc lá, rượu bia, cà phê, chất kích thích… giúp việc hấp thu canxi vào xương khớp tốt hơn.
5.7 Nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Khi đau nhiều hãy nghỉ ngơi, để giảm triệu chứng đau, giảm tổn thương thêm các phần xung quanh.
5.8 Thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng làm hại gan thận.
5.9 Hạn chế vận động nhanh, mạnh
Vận động nhanh, mạnh khi đang ngồi hoặc đứng lâu dễ gây hiện tượng lệch đĩa đệm, trật khớp. Nguyên nhân là do người bị thoái hóa khi đứng, ngồi lâu rất dễ bị cứng khớp, cột sống đang bị tổn thương, với di chuyển mạnh rất dễ gây tổn thương nặng. Trường hợp này dễ gặp ở người già, người lớn tuổi trông cháu nhỏ, chạy theo cháu rất dễ ngã, trượt đĩa đệm.
Đau thắt lưng hông do thoái hóa khiến người bệnh khó khăn khi vận động, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc. Để phòng tránh thoái hóa cột sống diễn biến nặng hơn, hãy áp dụng một số cách mà Thu Cúc TCI kể trên để có được sức khỏe tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.