Bị viêm amidan không chỉ gây hưởng đến sinh hoạt thường ngày mà còn có thể gây ra những biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm xoang,… thậm chí nguy hiểm hơn là các biến chứng nặng thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
Bạn đang đọc: Bị viêm amidan: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị viêm amidan thế nào để phục hồi hiệu quả, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết bạn nhé!
1. Tìm hiểu khái quát về bệnh viêm amidan
Amidan là tổ chức đảm nhiệm vai trò miễn dịch nằm ở ngã ba hầu họng, thực chất, viêm amidan bao gồm 4 khối khác nhau với 2 amidan khẩu cái ở hai bên thành họng, 1 amidan ở vòm họng, 1 amidan ở lưỡi và 2 amidan vòi nằm ở dưới vòi Eustache.
Tuy nhiên phổ biến hơn cả là amidan khẩu cái, bởi đây là vị trí sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch nhất. Thời điểm amidan phát triển mạnh nhất là trước năm 3 tuổi, lúc này, amidan nắm giữ vai trò tăng cường miễn dịch, bảo vệ đường hô hấp. Tuy nhiên, ở giai đoạn trưởng thành, amidan sẽ teo dần theo thời gian.
Bên cạnh đó, mặc dù đảm nhiệm vai trò tiêu diệt tác nhân gây hại khi đi vào đường hô hấp, tuy nhiên khi đi vào đường hô hấp, amidan rất dễ bị viêm nhiễm. Điều này là do cấu tạo hốc rỗng của amidan, một khi hệ miễn dịch suy yếu không đủ sản sinh ra các tế bào miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus thì amidan sẽ trở thành nơi cư trú và tạo điều kiện cho chúng sinh sôi và phát triển, tình trạng này được gọi là viêm amidan.
Dễ thấy viêm amidan ở trẻ em bao giờ cũng nghiêm trọng hơn so với người lớn, nguyên nhân là bởi trẻ thường có hệ miễn dịch yếu, mới đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý bảo vệ amidan ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
Dựa theo mức độ và tình trạng của bệnh, viêm amidan được chia làm 2 thể như sau:
Viêm amidan cấp tính: Virus và vi khuẩn lây nhiễm vào amidan khiến cho họng dễ bị sưng, thường là ở amidan khẩu cái. Người bệnh có thể gặp triệu chứng nổi hạch bách huyết ở cổ hoặc ở hàm, các triệu chứng thường bùng phát dữ dội và kéo dài trong khoảng từ 2 đến 4 tuần.
Viêm amidan mạn tính: Đây là tình trạng nhiễm trùng amidan dai dẳng hoặc là kết quả của việc amidan cấp tính tái phát nhiều lần. Viêm amidan khi phát triển to lên thường gọi là viêm quá phát, hoặc nếu nhỏ lại được gọi là viêm xơ teo, tình trạng nhiễm trùng ở cả 2 khối amidan thì gọi là viêm amidan hốc bã đậu.
-
Viêm amidan xảy ra khi amidan bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập
2. “Thủ phạm” gây bệnh viêm amidan là gì?
Như đã đề cập ở trên, viêm amidan hình thành khi số lượng virus, vi khuẩn tấn công ồ ạt gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của amidan.
Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là trường hợp bị viêm amidan do virus gây ra. Dù vậy thì cũng nên chủ quan trước tình trạng viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của liên cầu beta tan huyết nhóm A bởi nếu không được điều trị có thể đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, một số yếu tố thuận lợi giúp bệnh dễ hình thành bao gồm: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, ô nhiễm môi trường, ở người bệnh có sức đề kháng kém và cơ địa dễ dị ứng hay người bệnh có tiền sử từng mắc các bệnh lý về đường hô hấp, răng miệng.
3. Cách nhận biết người bệnh bị viêm amidan thông qua những dấu hiệu
Viêm amidan thường rất dễ nhận biết bởi các dấu hiệu tương đối rõ ràng. Ở mỗi thể thì viêm amidan sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:
3.1. Cách nhận biết bị viêm amidan cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh thường có cảm giác rét, ho có đờm hoặc ho khan, táo bón, tiểu ít, nước tiểu thay đổi, màu trở nên sẫm hơn. Bên cạnh đó, ở nhiều trường hợp còn gặp tình trạng niêm mạc đỏ hồng, khô hoặc cảm giác khó chịu khi nói hoặc ăn nhai. Đôi khi, cảm giác khó chịu ở họng có thể lan rộng đến tai, dễ thấy bởi khi sờ sẽ phát hiện hạch nhỏ nổi lên. Các triệu chứng của viêm amidan cấp tính thường rất dữ dội gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Nạo xoang nội soi – phương pháp chữa trị hiệu quả cho người viêm xoang
Khi bị viêm amidan ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm
3.2. Cách nhận biết bị viêm amidan mạn tính
Khác với viêm amidan cấp, các triệu chứng toàn thân ở giai đoạn mạn tính lại tương đối nghèo nàn. Dấu hiệu đặc trưng là người bệnh thường xuyên cảm thấy lạnh hoặc sốt nhẹ vào buổi chiều. Ngoài ra, viêm amidan mạn tính cũng có đến 3 dạng và mỗi dạng đều có những triệu chứng riêng như:
– Viêm amidan hốc bã đậu bị bao phủ bởi lớp mủ trắng vón lại thành kén. Bệnh nhân có thể khạc ra mủ màu như bã đậu trắng, hơi thở có mùi, hôi miệng.
– Viêm amidan quá phát hay còn được biết đến với tên gọi viêm amidan phì đại, ở trường hợp này ổ viêm thường lớn bất thường và được chia thành 3 cấp tương đương với kích thước amidan
– Viêm amidan xơ teo là dạng phổ biến nhất đối với người lớn. Với dạng này thì bề mặt amidan sẽ trở nên gồ ghề, viêm tái đi tái lại nhiều lần. Khi ấn tay vào amidan thì ở các hốc sẽ tiết ra mủ rất hôi
4. Bị viêm amidan điều trị như thế nào để phục hồi hiệu quả?
Phương pháp điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể cũng như nguyên nhân mắc bệnh. Do đó, khi bị viêm amidan, bạn cần thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Với trường hợp nhẹ, chỉ xuất hiện triệu chứng tương đương với cảm lạnh, bệnh có thể tự khỏi trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, khi bị viêm amidan do virus gây ra hoặc bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng viêm amidan, trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để làm giảm các triệu chứng. Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm các triệu chứng nhanh chóng, thế nhưng trong một số trường hợp kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc đồng thời gây ra một số tác dụng phụ chẳng hạn như đau bụng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp viêm amidan mạn tính hoặc viêm amidan xuất hiện biến chứng, bệnh tái phát nhiều lần thì bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật cắt viêm amidan. Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt viêm amidan cũng có thể làm giảm các vấn đề về hô hấp hoặc khó nuốt.
Phẫu thuật cắt bỏ amidan không yêu cầu phải điều trị nội trú, tuy nhiên phải mất khoảng từ 1 đến 2 tuần để có thể hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, cắt amidan cũng chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử rối loạn đông máu bẩm sinh, bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính khác hoặc đối tượng là phụ nữ đang mang bầu.
5. Biện pháp khắc phục viêm amidan ngay tại nhà
Kết hợp với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp ngay tại nhà để khắc phục các triệu chứng như:
– Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày
– Súc miệng bằng nước ấm nhiều lần trong ngày
– Tránh xa các tác nhân gây hại như thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán hoặc đồ ăn nhiều dầu, bia, rượu, thuốc lá…
– Bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng như các nhóm vitamin A,C,E,D
– Trang bị máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí ở trong nhà của bạn
Lưu ý các biện pháp kể trên chỉ mang tính chất tham khảo và vẫn cần sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, khi bị viêm amidan, bạn không nên chủ quan tự ý điều trị tại nhà mà nên tới thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm họng hạt
Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị viêm amidan được nhiều khách hàng tin tưởng
Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện nay đang tiếp nhận và điều trị các bệnh lý về họng, thanh quản như: Viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng hạt… Tại đây, đích thân các bác sĩ Tai-Mũi-Họng đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đưa ra đánh giá chính xác nhất về mức độ viêm thông qua quan sát và nội soi Tai-Mũi-Họng đồng thời xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, cần thiết. Ngoài ra, với sự “trợ giúp” đặc lực của hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, quá trình điều trị hứa hẹn sẽ đạt kết quả tốt nhất đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.