Tìm hiểu phương pháp dán sứ và vật liệu dán sứ veneer tốt

Dán sứ veneer là một trong những giải pháp phục hình răng có tính thẩm mỹ cao, mang tới hiệu quả tức thì, ngay sau khi dán sứ. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp dán sứ veneer và những vật liệu dán sứ veneer tốt, phổ biến trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu phương pháp dán sứ và vật liệu dán sứ veneer tốt

1. Những trường hợp nào thì nên dán sứ veneer để phục hình răng?

Tìm hiểu phương pháp dán sứ và vật liệu dán sứ veneer tốt

Dán sứ veneer thường áp dụng với trường hợp răng thưa

Dán sứ Veneer là phương pháp thẩm mỹ răng sử dụng những miếng toàn sứ có kích thước siêu mỏng, được thiết kế hình dáng tối ưu nhất để dán lên bề mặt răng thật, che đi những khuyết điểm hàm răng của bạn đang gặp phải. Nhờ đó, mặt dán sứ được ví như chiếc mặt nạ hoàn hảo mang tới vẻ đẹp tự nhiên, không tì vết cho mọi hàm răng.

Đầu tiên, người dán sứ veneer sẽ được mài 1 lớp cùi răng mỏng (khoảng 0.3 – 0.5 mm). Tiếp đó, bác sĩ nha khoa sẽ dùng keo đặc biệt, chuyên dụng để dán mặt sứ lên mặt trước của răng thật.

Theo chuyên gia, phương pháp dán sứ veneer có thể thực hiện với các trường hợp gặp những bệnh lý về răng sau:

– Răng hở, răng thưa ở mức độ nhẹ: Khi gặp tình trạng răng hở hoặc thưa ở mức độ nhẹ, nhiều người thường chọn phương pháp trám răng. Tuy nhiên, trám răng trong trường hợp này không đảm bảo tính thẩm mỹ vì có thể khiến màu sắc của hàm răng không đều. Bên cạnh đó, phương pháp trám răng cho trường hợp này có thể tiềm ẩn nguy cơ vùng trám bị bong tróc. Vì vậy, dán sứ veneer là lựa chọn phù hợp và mang lại hiệu quả để khắc phục tình trạng răng hở, thưa một cách thẩm mỹ.

– Răng mẻ, nứt nhỏ: Khi phát hiện răng tình trạng có nứt nhỏ hoặc bị mẻ, việc đến nha khoa để kiểm tra và dán sứ veneer là một biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu để quá thời gian, tình trạng nứt, mẻ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng do sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong răng.

– Răng móm, hô ở mức độ nhẹ: Móm hoặc hô ở mức độ nhẹ là khi răng mọc chìa ra ngoài một cách tương đối bình thường, không ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể dùng phương pháp dán sứ veneer thay vì phải tiến hành niềng răng trong một thời gian dài.

– Răng bị ố vàng, xỉn màu nặng: Dán sứ veneer là một giải pháp hiệu quả và tối ưu với trường hợp này. Bởi khi răng bị ố vàng, xỉn màu ở mức độ nặng, phương pháp tẩy trắng răng thường khó hoặc thậm chí là không thể mang tới hiệu quả.

– Men răng bị mòn: Đây là vấn đề thường gặp ở người có những thói quen xấu như ngủ nghiến răng, ăn thực phẩm nhiều đường hay thực phẩm có màu sắc đậm. Dán sứ veneer là một giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng men răng bị mòn này.

2. Các ưu điểm vượt trội của phương pháp dán sứ veneer

Tìm hiểu thêm: Virut viêm gan C có chữa được không?

Tìm hiểu phương pháp dán sứ và vật liệu dán sứ veneer tốt

Dán sứ veneer cho hiệu quả phục hình răng tức thì, bảo vệ toàn răng gốc tối ưu

So với nhiều giải pháp phục hình răng, dán răng sứ veneer sở hữu những điểm rất vượt trội, bao gồm:

– Bảo tồn răng thật tối đa: Để có thể dán sứ veneer cho khách hàng, bác sĩ nha khoa chỉ cần mài đi 1 lớp rất mỏng trên bề mặt răng của khách hàng. So với các phương pháp phục hình răng khác, dán sứ veneer được đánh giá là giải pháp giúp bảo tồn răng thật ở mức tối đa.

– Tuổi thọ lâu dài: Tuổi thọ răng dán sứ veneer trung bình đạt từ 10 – 20 năm (tùy loại). Tuy nhiên, nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt, răng dán sứ veneer vẫn có thể dùng dùng trong thời gian dài hơn mà không cần xử lý dán lại.

– Đảm bảo chức năng nhai: Miếng dán sứ khi được đặt vào răng gốc sẽ nhanh chóng hòa hợp với các răng khác và trở thành một phần tự nhiên của cơ thể. Bạn có thể tiếp tục ăn uống như bình thường mà không gặp khó khăn. Thêm vào đó, miếng dán sứ có khả năng chịu lực tốt hơn nhiều so với răng tự nhiên, cho phép ăn đồ ăn cứng mà không lo răng bị sứt mẻ.

– Hiệu quả thẩm mỹ cao: Quy trình dán veneer sứ có thể giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm trên răng thật: hình dáng, màu sắc của răng… Nhờ đó, răng sau dán sứ sẽ góp phần tạo nên một nụ cười rạng rỡ và thu hút, trong khi vẫn giữ được sự tự nhiên như răng thật.

3. Vật liệu dán sứ veneer làm từ thành phần gì?

3.1. Những vật liệu thường được dùng để tạo nên miếng dán sứ veneer

Tìm hiểu phương pháp dán sứ và vật liệu dán sứ veneer tốt

>>>>>Xem thêm: Thai 38 tuần bé chuẩn bị chào đời, khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra gì?

Miếng dán veneer bằng vật liệu sứ thường có độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn

Dù là phương pháp phục hình răng khá phổ biến, nhưng nhiều khách hàng vẫn có những thắc mắc như: vật liệu dán sứ veneer từ gì, vật liệu dán sứ veneer liệu có an toàn cho sức khỏe không…

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và an toàn sức khỏe răng miệng, những miếng dán sứ veneer tốt sẽ được làm từ vật liệu có độ bền cao, cứng chắc và an toàn sinh học. Những vật liệu chính thường được dùng để tạo nên miếng dán sứ veneer là sứ và nhựa composite. Bên cạnh đó, thành phần các hạt độn trong sứ thủy tinh cũng được thêm vào nhằm tăng cường các đặc tính cơ học và độ bền cho các miếng dán sứ veneer.

3.2. Những loại dán sứ veneer tốt, phổ biến hiện nay

Miếng dán sứ veneer hiện có rất nhiều loại với với những ưu, nhược điểm và giá thành khác nhau. Dưới đây là một số loại dán sứ veneer tốt, được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng:

– Miếng dán composite: được chế tạo từ vật liệu nhựa composite có màu sắc tương tự như răng tự nhiên, loại veneer này có chi phí phải chăng, an toàn và không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, miếng dán veneer composite có khả năng bị ố vàng khi tiếp xúc với thức ăn.

– Miếng dán sứ veneer emax: là một trong những lựa chọn cao cấp, được sản xuất từ sứ thủy tinh lithium disilicate, mang lại màu trắng trong và khả năng khuếch tán ánh sáng, tạo ra vẻ ngoài giống răng tự nhiên. Loại veneer này giúp giảm thiểu việc mài men răng, chỉ cần mài một lớp men mỏng từ 0,3 – 0,5mm để cố định miếng dán và vừa vặn vị trí cần phục hình.

– Miếng dán veneer lisi press: có đặc điểm là mỏng và trong suốt như ngọc trai. Đặc biệt, loại veneer này an toàn cho môi trường khoang miệng, chống ăn mòn, có độ cứng lên đến 400MPa, giúp bạn thoải mái ăn uống mà không lo lắng về việc nứt vỡ. Độ bền cao cũng mang lại tuổi thọ lâu dài.

– Miếng dán veneer lingual/palatal: được làm hoàn toàn từ vật liệu sứ cao cấp. Tuy nhiên miếng dán sứ này thường chỉ sử dụng cho bề mặt răng phía sau để khắc phục các vấn đề như răng bị mẻ, gãy, mòn rìa cắn. Đồng thời, miếng dán sứ veneer lingual/palatal còn được biết đến với tính chất chống ăn mòn và độ bền cao.

Trên đây, bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin cơ bản về phương pháp dán sứ và vật liệu dán sứ veneer tốt, phổ biến. Mọi thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ dán sứ veneer tại khoa Răng hàm mặt Thu Cúc TCI, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *