Tìm hiểu bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

1. Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh hay còn gọi là hội chứng rễ thần kinh cổ, xảy ra khi cột sống cổ bị thoái hóa dẫn đến lệch khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các dây thần kinh. Khi đó, dây thần kinh bị chèn ép sẽ xơ hóa, suy giảm chức năng dẫn điện gây nên các cơn đau ở vùng cổ.

2. Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép các dây thần kinh nào?

Các dấu hiệu và triệu chứng của sự chèn ép sẽ phụ thuộc vào vị trí của dây thần kinh bị ảnh hưởng.

2.1 Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh quanh vùng cột sống cổ

Ở vùng cổ có hệ thống dây thần kinh quan trọng đi từ não đến các bộ phận của cơ thể. Vì vậy, khi cột sống cổ bị thoái hóa rất dễ làm tổn thương đến những dây thần kinh này. Một số dấu hiệu thường gặp khi dây thần kinh cổ bị chèn ép:

– Đau nhức, tê bì ở vùng cổ, bả vai và gáy

– Các cơn đau có thể lan rộng xuống một hoặc hai cánh tay gây ra khó khăn khi vận động

– Tình trạng đau dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi và có thể dẫn đến suy nhược cơ thể

Tìm hiểu bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Thoái hóa cột sống cổ chèn ép dây thần kinh gây ra đau nhức, tê bì ở vùng cổ, bả vai và gáy

2.2 Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh cổ và cánh tay

Ở vùng cổ, các dây thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau để hỗ trợ hoạt động và cảm giác ở cánh tay. Vì vậy, khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vận động của cánh tay, bàn tay, cổ tay và bắp tay. Các dấu hiệu nhận biết khi dây thần kinh vùng cổ và cánh tay bị chèn ép bao gồm:

– Bàn tay có cảm giác tê nhức, ngứa ngáy, mất cảm giác

– Khó khăn khi cử động tay, cầm nắm các đồ vật

– Cánh tay không còn được linh hoạt như trước

– Teo cơ tay nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ

Theo một số nghiên cứu, tình trạng dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

– Thoái hóa: Ở những người trung niên độ tuổi từ 40 – 50, quá trình lão hóa xương khớp đẩy nhanh dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ và gây chèn ép dây thần kinh. Đặc biệt với những người có chế độ ăn uống không khoa học, lười vận động thì quá trình này có thể diễn ra sớm hơn.

– Tính chất công việc: Những người lao động chân tay nặng nhọc, những người thường xuyên phải lặp đi lặp lại động tác như vận động viên bơi lội hoặc những công việc hạn chế vận động như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe,… là đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ, gây ra chèn ép dây thần kinh.

– Các chấn thương ở vùng cổ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống cổ.

– Thói quen xấu: Có thể kể đến như cúi gập cổ khi làm việc hoặc sử dụng điện thoại. Các thói quen này có thể ảnh hưởng xấu đến đường cong của cột sống, khiến cột sống bị biến dạng và các dây thần kinh bị chèn ép.

– Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực cho cột sống, từ đó hình thành các gai xương và làm tăng nguy cơ thoái hóa.

Tìm hiểu thêm: Mổ dây chằng nên ăn gì và những điều cần lưu ý

Tìm hiểu bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Những người làm công việc phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe,…có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ cao

4. Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh có nguy hiểm không?

Dây thần kinh bị chèn ép gây ra sưng viêm, tê mỏi, mất cảm giác ở vùng cổ và vai gáy. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các dây thần kinh có thể bị mất chức năng, tê liệt, thậm chí là không thể phục hồi.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động, cúi, gập hoặc xoay cổ. Tuy nhiên, khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. Người bệnh khó di chuyển cánh tay, teo cơ hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động.

Khi dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

– Rối loạn tiền đình: Các rễ thần kinh bị chèn ép có thể gây tổn thương đến mạch máu, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não, làm giảm chức năng của hệ thống tiền đình. Rối loạn tiền đình thường có triệu chứng là hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,…

– Ù tai và giảm thị lực: Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ở mắt và tai, gây nên tình trạng hoa mắt, giảm tầm nhìn và ù tai.

– Rối loạn huyết áp: Dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến huyết áp không ổn định, người bệnh có thể bị buồn nôn, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đột quỵ.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Với mức độ nguy hiểm và nhiều biến chứng rủi ro khi dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ cần được thăm khám sớm và điều trị dứt điểm.

5.1 Chẩn đoán

Để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị hợp lý, bác sĩ sẽ chỉ định một số chẩn đoán cận lâm sàng sau:

– Chụp X-quang: Hình ảnh chụp từ X-quang sẽ cho thấy những dấu hiệu bất thường của cột sống như đường cong, gai xương, hẹp lỗ hợp tiến,…

– Chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ cho thấy hình ảnh chi tiết hơn có thể thấy được gai xương, đặc biệt là ở lỗ hợp tiến.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp chẩn đoán này sẽ cho thấy rõ cấu trúc của tủy sống, đĩa đệm và các rễ thần kinh. Qua đó xác định được dây thần kinh bị chèn ép, mức độ chèn ép để bác sĩ xác định khu tổn thương và có biện pháp can thiệp.

Tìm hiểu bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về chứng rối loạn co giật cục bộ và cách điều trị

Để đưa ra kết luận chính xác tình trạng dây thần kinh bị chèn ép, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp chẩn đoán như chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT,…

5.2 Phương pháp điều trị

– Chườm nóng: Phương pháp này áp dụng cho các cơn đau mới khởi phát. Chườm nóng sẽ giúp các mạch máu giãn nở, tăng cường lưu thông máu từ đó làm giảm đau nhức và tê bì vùng dây thần kinh bị chèn ép.

– Massage: Các động tác massage tác động trực tiếp đến dây thần kinh bị chèn ép, giúp giải tỏa tình trạng căng cứng và giảm đau nhức.

– Điều trị nội khoa: Đối với những trường hợp người bệnh ở giai đoạn nhẹ và vừa, thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định là thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc có chứa thành phần corticoid,…

– Vật lý trị liệu: Có thể kể đến như sóng ngắn, siêu âm, kích thích điện hoặc các bài tập vận động. Các phương pháp này dùng một lực vừa đủ tác động vào vị trí bị đau, có tác dụng giảm thiểu hiệu quả những cơn đau. 

– Điều trị ngoại khoa: Nếu các phương pháp trên không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

Như vậy, tình trạng dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa đốt sống cổ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các kiến thức cũng như phương pháp điều trị trong được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế các biện pháp chẩn đoán và điều trị y khoa. Nếu bạn có dấu hiệu đau nhức vùng cổ thì hãy thăm khám sớm để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *