Giải đáp thắc mắc: Vì sao kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai?

Rất nhiều trường hợp chị em có chu kỳ kinh đều đặn, đã cố gắng thả bầu nhưng không thành công. Sự thật là chu kỳ kinh nguyệt không phải là yếu tố tiên quyết quyết định việc bạn có bầu mà còn do rất nhiều nguyên nhân khác. Nếu bạn đang mắc phải tình trạng kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai, hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Vì sao kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai?

1. Đi tìm nguyên nhân vì sao chu kỳ kinh đều nhưng không thụ thai được?

1.1 Kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai – Do chế độ sinh hoạt kém lành mạnh

Đôi khi nguyên nhân rất đơn giản, đó có thể do chất lượng giấc ngủ kém, thói quen ăn uống chưa khoa học, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu,…. trong một thời gian dài có thể là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm con của các cặp vợ chồng. Do đó, nếu bạn không mắc kèm các bệnh lý phụ khoa, kinh nguyệt đều đặn hàng tháng nhưng vẫn không thể có thai như ý muốn thì điều trước tiên, bạn và chồng nên thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày để điều chỉnh những thói quen tiêu cực, gây tác động xấu đến sức khỏe.

Giải đáp thắc mắc: Vì sao kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai?

Thói quen ăn uống kém chất lượng có thể là yếu tố cản trở khả năng thụ thai, nguyên nhân dẫn đến việc kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai.

1.2 Kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai – Nguyên nhân đến từ rào cản cân nặng và tuổi tác.

Tình trạng cân nặng không ở mức trung bình (thừa cân hoặc thiếu cân) cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em khó thụ thai mặc dù có chu kỳ kinh đều đặn. Vì vậy, việc điều tiết cân nặng cũng như chỉ số BMI ở mức lý tưởng là vô cùng quan trọng đối với các cặp đôi (cả vợ lẫn chồng). Để thực hiện được điều này, bạn nên ưu tiên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì việc tập luyện đều đặn 3 – 4 lần/ tuần.

Bên cạnh đó, độ tuổi sinh đẻ lý tưởng của chị em thường từ 20 – 35 tuổi, nếu bạn đã trên 35 tuổi, nghĩa là bạn đã qua độ tuổi lý tưởng để sinh con. Ở độ tuổi này, các chức năng hoạt động của buồng trứng sẽ suy giảm, khiến cho khả năng thụ thai cũng giảm theo. Vì vậy, sau khi kết hôn, các cặp đôi nên có kế hoạch sinh con sớm để không bỏ lỡ giai đoạn “vàng” để thụ thai.

1.3 Căng thẳng, stress là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Việc bạn đã “thả bầu” trong thời gian dài nhưng chưa có kết quả như mong muốn sẽ dẫn theo những lo âu, căng thẳng và stress. Tuy nhiên, bạn càng áp lực tinh thần thì tỷ lệ thụ thai càng ít đi. Điều này cũng không ngoại trừ đối với nam giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, stress sẽ làm giảm số lượng và giảm khả năng di chuyển của tinh binh. Ngoài ra, khi căng thẳng kéo dài sẽ làm giảm ham muốn, giảm chất lượng cuộc yêu, điều này cũng gián tiếp khiến cho việc mang thai gặp khó khăn hơn.

Giải pháp đưa ra là bạn nên tìm cách để cân bằng tâm lý, giải tỏa căng thẳng. Các cặp đôi có thể tham khảo các giải pháp thư giãn như trị liệu spa, mát xa, thiền, yoga, tập hít thở sâu và đều đặn để đánh bay stress.

1.4 Kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai – Chưa căn đúng thời điểm thụ thai

Thời kỳ dễ mang thai nhất chính là giai đoạn rụng trứng của nữ giới. Ở khoảng thời gian này, trứng sẽ chín và được giải phóng tới khu vực ống dẫn trứng, đây là nơi trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh. Vì vậy nhiều chị em tuy có kinh nguyệt đều nhưng lại chưa canh đúng thời điểm trứng rụng để sinh hoạt tình dục đúng thời điểm, dẫn đến việc thụ thai không thành công.

Tìm hiểu thêm: Những lý do sâu răng và biện pháp phòng ngừa

Giải đáp thắc mắc: Vì sao kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai?

Căn đúng thời điểm rụng trứng sẽ làm gia tăng tỷ lệ mang thai

Với trường hợp này, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các ứng dụng theo dõi giúp tính ngày rụng trứng hoặc các loại dụng cụ canh ngày trứng rụng tại nhà. Đây là công cụ có thể xác định gần như chính xác thời điểm trứng rụng qua việc kiểm tra nước tiểu của phụ nữ, phản ứng với nồng độ LH. Nếu nồng độ LH tăng cao thì thời điểm rụng trứng sẽ sau 1 – 2 ngày.

1.5 Chất bôi trơn làm khó có thai

Các loại dung dịch hoặc chất bôi trơn đôi khi sẽ tác động khả năng di chuyển vào vòi trứng cũng như chất lượng của tinh trùng, khiến cho quá trình tinh trùng gặp trứng bị cản trở. Vì vậy, khi không cần thiết tốt nhất các cặp đôi nên hạn chế sử dụng các loại chất bôi trơn này hoặc nên lựa chọn những loại phù hợp với sức khỏe sinh sản của mình. Các cặp đôi có thể cải thiện bằng cách có màn dạo đầu lâu hơn để “kích thích” cuộc “yêu”.

2. Những bệnh lý khác khiến chị em không thể thụ thai trong thời gian dài

2.1 Các vấn đề liên quan đến sự rụng trứng

Những đối tượng hay gặp các vấn đề liên quan đến rụng trứng như giảm rụng trứng do xáo trộn nội tiết tố, dự trữ buồng trứng thấp thường có tỉ lệ mang thai thấp hơn người bình thường.

Vì vậy, khi gặp tình trạng này, bạn không nên chần chừ không đi khám mà hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ có thể đưa ra đánh giá tình trạng và lên phác đồ điều trị phù hợp.

2.2 Khó thụ thai bắt nguồn từ số lượng và chất lượng tinh binh của nam giới

Việc khó mang thai trong thời gian dài không chỉ xuất phát từ phụ nữ mà đôi khi nguyên nhân lại đến từ phái mạnh. Chỉ cần một vài vấn đề bất thường như số lượng tinh binh ít, khả năng di chuyển của tinh binh kém, khả năm tồn tại trong môi trường âm đạo không lâu,….có thể làm cản trở việc thụ thai. Nếu bạn có kinh nguyệt đều nhưng mãi không có thai, bạn cũng nên cân nhắc đến yếu tố này.

Tốt nhất, nam giới nên được làm xét nghiệm phân tích tinh dịch đồ để kiểm tra tình trạng tinh binh cũng như có những chẩn đoán chính xác để điều trị từ sớm.

2.3 Khó mang thai do tổn thương từ ống dẫn trứng

Nếu chị em nào đã từng có tiền sử nhiễm trùng vùng chậu hoặc từng mắc các bệnh lý lây truyền qua đường sinh hoạt tình dục, lạc nội mạc tử cung,…là những nguyên nhân có thể khiến ống dẫn trứng bị viêm/tắc. Sự tắc nghẽn hoặc bị sẹo ở vòi trứng có thể làm ngăn cản đường đi của tinh trùng gặp trứng.

Giải đáp thắc mắc: Vì sao kinh nguyệt đều nhưng không thụ thai?

>>>>>Xem thêm: Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân chính gây vô sinh ở nữ giới

Tắc vòi trứng – Một trong những nguyên nhân cản trở việc mang thai

Ngoài những yếu tố vừa kể trên thì còn có một số bệnh lý phổ biến như buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung cũng không loại trừ là những nguyên nhân khiến phụ nữ khó có thai. Bên cạnh đó, tiền sử thai lưu, sảy thai nhiều lần hoặc những bất thường về gen cũng khiến cho việc mang thai và sinh nở của chị em gặp nhiều khó khăn. Đối với những tình trạng này, tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên sản phụ khoa càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị, cải thiện phù hợp, ngăn ngừa biến chứng vô sinh.

Mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn đều có thể có một hoặc nhiều vấn đề khác nhau, thậm chí nhiều cặp đôi sau khi tiến hành xét nghiệm nhưng bác sĩ vẫn không thể lý giải được lí do vì sao bạn không thể mang thai. Tuy nhiên, đứng trước vấn đề này, các cặp đôi cũng không nên quá bi quan bởi với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, các bạn có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo để tìm con dễ dàng hơn. Mặc dù hành trình mang thai của bạn có thể khó khăn và chậm hơn người bình thường, nhưng không nên mất hy vọng.

Tóm lại, khi đối diện với tình trạng kinh nguyệt đều nhưng không thể có thai thành công, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị để hỗ trợ việc hiếm muộn bằng những phương án khác nhau.

Mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề chu kỳ kinh đều nhưng khó có thai, quý khách hàng có thể liên hệ tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *