Đau khớp cùng chậu: Chẩn đoán và phương pháp điều trị

Đau khớp cùng chậu xảy ra khi một trong 2 khớp nối khung chậu với xương cùng bị viêm, thường gây đau ở vùng mông hoặc vùng lưng dưới. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn khi đi đứng nhiều hoặc leo cầu thang. Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết dưới đây để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị nhé.

Bạn đang đọc: Đau khớp cùng chậu: Chẩn đoán và phương pháp điều trị

1. Khái niệm về đau khớp cùng chậu

Đau khớp cùng chậu là tình trạng viêm tại vị trí nối giữa khung chậu và xương cùng ở vùng hông. Các vùng sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này là: vùng mông, lưng dưới, hông, chân, bàn chân,… Để càng lâu tình trạng sẽ càng nghiệm trọng hơn, ảnh hưởng đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống của người mắc phải.

Đây là một bệnh lý rất thường gặp cả ở phụ nữ và nam giới đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lạ lẫm khi nghe đến cụm từ này. Tuy không để lại biến chứng quá nguy hiểm nhưng khi mắc phải người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Cần phải phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời.

Đau khớp cùng chậu: Chẩn đoán và phương pháp điều trị

Đau khớp cùng chậu có thể gặp ở bất cứ ai, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

2. Nhận biết đau khớp cùng chậu

Các cơn đau khớp cùng chậu thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, vùng mông và vùng lưng dưới, một vài trường hợp nặng hơn có thể ảnh hưởng đến vùng háng, chân và bàn chân.

– Cảm thấy đau buốt khi đứng lâu, đi lên cầu thang, chạy bộ, xoay người, dồn trọng lượng một bên chân, …

– Ngồi hoặc đứng lâu sẽ bị tê cứng, chuột rút

– Rất khó để co, duỗi, gập, khoanh chân

– Khả năng vận động bị hạn chế, dáng đi thay đổi

– Vùng bị đau có biểu hiện sưng đỏ

– Đôi khi có sốt nhẹ

– Ở phụ nữ có thai tình trạng đau diễn ra ở mọi tư thế

Khi bị viêm khớp cùng chậu sẽ đau ở các vùng rất đa dạng, người thì có cảm giác như bị vật nhọn đâm vào, có người sẽ đau âm ỉ, đau buốt.

3. Nguyên nhân dẫn đến đau khớp cùng chậu

Theo bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp, khớp cùng chậu bị đau do những nguyên nhân sau:

– Viêm khớp: Các loại viêm khớp xảy ra do tình trạng giãn hoặc đứt dây chằng, đặc biệt là viêm cột sống vẩy nến, viêm cột sống dính khớp.

– Chấn thương: Tác động ngoại lực lên xương hoặc dây chằng như ngã xe, tai nạn, va đập mạnh,… có thể dẫn đến viêm khớp cùng chậu.

– Mang thai: Khi phụ nữ mang thai, hormone khiến dây chằng và cơ của xương chậu giãn ra, khớp cùng chậu sẽ lỏng lẻo, trọng lượng thay đổi cũng ảnh hưởng đến khớp cùng chậu làm cho chúng dễ bị viêm hơn.

– Nhiễm trùng: Nhiễm khuẩn dây chằng, viêm phụ khoa, viêm đại tràng, … rất dễ gây nên viêm khớp cùng chậu. Ngoài ra, những người bị bệnh gút, bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp ít người biết

Đau khớp cùng chậu: Chẩn đoán và phương pháp điều trị

Ngồi hoặc đứng lâu sẽ bị tê cứng, chuột rút

4. Phương pháp chẩn đoán đau khớp cùng chậu

Để đánh giá tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm và dựa vào tiểu sử bệnh của người mắc để chẩn đoán bệnh.

4.1 Khám tổng thể, kiểm tra khả năng vận động

Tùy vào vị trí cơn đau, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các động tác như đi lại, xoay, gập,… Bác sĩ sẽ thực hiện tác động một lực lên các khớp xương cùng, hông, vai, chân, cột sống. Nếu như bạn cảm thấy đau thì rất có thể khớp cùng chậu đã bị tổn thương.

4.2 Chẩn đoán bằng hình ảnh

Qua hình ảnh chụp CT, X-quang, chụp cộng hưởng MRI có thể phát hiện ra tổn thương khớp cùng chậu nếu nguyên nhân xuất phát là từ chấn thương. Hoặc có thể nhìn thấy sự thay đổi của các khớp xương.

4.3 Xét nghiệm máu và nước tiểu

Với xét nghiệm này sẽ giúp tìm ra các dấu hiệu viêm. Với phụ nữ mang thai, trong độ tuổi sinh sản và sau sinh, kiểm tra nước tiểu có thể tìm được nguyên nhân gây viêm.

Đau khớp cùng chậu: Chẩn đoán và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Bệnh đau lưng tấn công người trẻ

Chụp CT để chẩn đoán tình trạng khớp cùng chậu bị đau

5. Đau khớp cùng chậu nguy hiểm như thế nào?

Biến chứng của viêm khớp cùng chậu rất nguy hiểm, đặc biệt là ở những người mắc bệnh lâu năm:

5.1 Liệt chi do đau khớp cùng chậu

Khi bị tổn thương nặng, các cơ, khớp, dây thần kinh bị ảnh hưởng có thể dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp. Người bệnh sẽ dần cảm thấy chi tê cứng, khó đi lại, không thể xoay người, không thể đứng lên ngồi xuống, … Dần dần sẽ bị liệt chi.

5.2 Khó khăn khi vận động

Vùng xương chậu bị thương trong một thời gian dài cũng sẽ lan rộng ra các vùng xung quanh, ảnh hưởng đến các dây thần kinh tọa và phần cơ xung quanh như cơ đùi, cơ mông. Lâu ngày, sẽ dẫn đến teo cơ, làm hạn chế khả năng vận động.

5.3 Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi bị đau xương cùng chậu dễ xảy ra các biến chứng: viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng,… Sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, sinh khó, mang thai ngoài tử cung, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn cao,…

5.4 Đau khớp cùng chậu làm giảm chất lượng sống

Tình trạng này kéo dài nhiều năm sẽ làm cho người bệnh khó khăn khi đi lại và làm việc. Các cơn đau thường xuyên diễn ra gây khó chịu, mệt mỏi, giảm sút sức khỏe. Chi phí chữa trị tốn kém cũng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày.

6. Các phương pháp điều trị 

Việc điều trị sẽ dựa vào từng mức độ bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị nội khoa: Bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau và thuốc khác phù hợp nếu cần, kết hợp cho khớp nghỉ ngơi để giảm bớt triệu chứng hoặc chườm đá. 

– Chườm lạnh và nhiệt xen kẽ để giảm cơn đau và chống viêm

– Vật lý trị liệu

– Thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao

– Tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp (theo định kỳ)

Phương pháp khác:

– Kích thích cột sống và kích thích điện vào khớp

– Phẫu thuật: chỉ thực hiện với tình trạng bệnh nặng, các phương pháp khác không có tác dụng.

Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm đau khớp cùng chậu cũng như sự nguy hiểm của bệnh lý này. Nếu có một hoặc nhiều trong số những triệu chứng nêu trên, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *