Tầm quan trọng của việc cạo vôi tẩy trắng răng

Cạo vôi tẩy trắng răng không chỉ là hoạt động mang tính thẩm mỹ, làm đẹp để có nụ cười đẹp, mà còn là phương pháp cần thiết trong việc điều trị bệnh lý nha khoa cho rất nhiều người. Vì thế, hãy thử tìm hiểu về việc cạo vôi tẩy trắng răng cụ thể hơn trong bài viết sau, vì có lẽ, chính bạn cũng đang rất cần thực hiện cạo vôi làm trắng răng này.

Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của việc cạo vôi tẩy trắng răng

1. Cạo vôi răng làm trắng và những đối tượng cần chỉ định thực hiện

1.1. Vôi răng – Vấn đề của mọi đối tượng

Vôi răng (cao răng) được biểu hiện bằng lớp màu ngà vàng, nâu đỏ hoặc đen xung quanh răng được hình thành theo thời gian, do sự lắng đọng, vôi giá các mảng bám chứa vi khuẩn, vụn thức ăn biến đổi dưới tác động của axit, nước bọt và các yếu tố khác trong miệng. Nguyên nhân hình thành chủ yếu của vôi răng là việc vệ sinh răng miệng kém. Bên cạnh đó, một số vấn đề bệnh lý hoặc cơ địa làm cho tình trạng vôi răng dễ dàng được hình thành hơn. Nhưng nhìn chung, mọi đối tượng đều có thể bị tình trạng vôi răng.

Vôi răng gây nên nhiều vấn đề cả về thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng:
– Khiến răng mất thẩm mỹ với các hiện tượng ố vàng, hôi miệng,…
– Nguy cơ sâu răng do vi khuẩn đục khoét.
– Đau sưng nướu cùng hiện tượng chảy máu chân răng.
– Viêm nướu lợi
– Viêm nha chu cùng nguy cơ răng yếu, lung lay,…
– Nguy cơ lây nhiễm tới các bộ phận xung quanh như viêm tủy, viêm amidan, viêm họng,…

Theo thời gian, các vấn đề sức khỏe toàn thân có thể hình thành và ảnh hưởng đến sức khỏe chung của người bệnh. Do đó, cần chú ý vấn đề vôi răng, loại bỏ sớm và loại bỏ kịp thời để tránh những biến chứng mà vấn đề này gây lên.

Tầm quan trọng của việc cạo vôi tẩy trắng răng

Vôi răng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

1.2. Những đối tượng cần được chỉ định cạo vôi răng, tẩy trắng răng

Có thể nói, rất cả chúng ta đều cần chú ý để đến các nha khoa thực hiện việc lấy vôi răng. Trong đó, những trường hợp dưới đây được trực tiếp chỉ định lấy vôi răng như:

– Người đến thời điểm định kỳ lấy vôi răng.
– Tình trạng vôi răng rõ rệt hình thành và bám quanh chân răng, nguy cơ gây các bệnh lý răng nướu.
– Tình trạng vôi răng gây sâu răng hoặc tình trạng viêm nhiễm cấp tái diễn nhiều lần và mới kết thúc đợt viêm nhiễm cấp tiếp theo.
– Người được chỉ định thủ thuật niềng răng, nhổ răng,…
– Người được chỉ định vệ sinh răng miệng điều trị phẫu thuật hoặc hóa, xạ trị.
– Phụ nữ đang bầu có nguy cơ u nướu do cao răng trong quá trình thai nghén ở 3 tháng giữa thai kỳ.

Bên cạnh đó, việc lấy vôi, tẩy trắng răng cần được thực hiện theo định kỳ, theo ý thức phòng tránh bệnh lý răng miệng cho chính bản thân mình của chúng ta. Cạo vôi tẩy trắng răng vừa đảm bảo khôi phục thẩm mỹ cho hàm răng, vừa là liệu pháp cần thiết trong điều trị và phòng tránh bệnh. Do đó, việc tự giác thực hiện cạo vôi làm trắng răng vẫn luôn là điều được các bác sĩ khuyến khích.

2. Thực hiện cạo vôi tẩy trắng

2.1. Các phương pháp lấy vôi, tẩy trắng răng

Việc lấy vôi răng tẩy trắng răng là phương thức thẩm mỹ – điều trị vấn đề răng miệng nên từ lâu đã được chú ý. Do đó, cũng có nhiều phương pháp nhằm thực hiện việc này. Trong đó, một trong những cách truyền thống đến nay vẫn được nhiều cơ sở nha khoa thực hiện là việc sử dụng các dụng cụ cầm tay và lấy cao răng thủ công bằng tay nghề của nha sĩ.

Hiện nay, việc cạo vôi tẩy trắng thường được kết hợp và thực hiện nhanh chóng hơn rất nhiều bằng phương pháp sóng siêu âm, sử dụng độ rung qua các bước sóng tác động nhằm loại bỏ cao răng ở mọi vị trí mà không gây chảy máu hay khiến răng bị mài mòn như các phương pháp truyền thống, đồng thời, tiết kiệm thời gian khi thực hiện cũng như hạn chế một phần việc cao răng tái phát.

Việc sử dụng phương pháp lấy vôi răng sẽ phụ thuộc vào chính nha khoa cũng như nhu cầu của bệnh nhân cần thực hiện kỹ thuật này.

Tìm hiểu thêm: Đặt vòng tránh thai và những lưu ý cần thiết

Tầm quan trọng của việc cạo vôi tẩy trắng răng

Tẩy trắng, cạo vôi răng được hầu hết các nha khoa thực hiện

2.2. Quy trình nha khoa thực hiện cạo vôi và tẩy trắng răng

Việc lấy vôi răng là thao tác giúp tẩy trắng răng và loại bỏ tình trạng cao răng. Công việc này được thực hiện theo quy định tại các bệnh viện, cơ sở nha khoa lớn như sau:
– Bước 1: Thăm khám và chẩn đoán các vấn đề bệnh lý cho bệnh nhân nhằm xác định tình trạng cao răng, đánh giá có thể thực hiện lấy vôi răng hay không và phương pháp cần thiết cho bệnh nhân.
– Bước 2: Vệ sinh sơ bộ khoang miệng nhằm loại bỏ lượng lớn vi khuẩn trước khi tiến hành phương pháp lấy vôi răng.
– Bước 3: Sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhằm loại bỏ lớp cao răng khỏi răng một cách triệt để cả khu vực trên và trong nướu.
– Bước 4: Kiểm tra, đánh bóng làm sáng răng sau quá trình lấy cao răng cho bệnh nhân.
– Bước 5: Làm sạch lại khoang miệng để kết thúc quá trình cạo vôi làm trắng răng.

2.3. Sau cạo vôi răng

Sau khi thực hiện lấy vôi răng, không nên ăn uống ngay lập tức bởi men răng lúc này cũng nhạy cảm hơn so với thông thường. Bên cạnh đó, trong khoảng 1-2 ngày đầu, bệnh nhân nên tránh sử dụng các thực phẩm có tình dính màu hay lưu màu như cafe, chè xanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,…

Để tránh tình trạng cao răng, cần chú ý vấn đề vệ sinh điều độ khoang miệng, tránh hút thuốc, sử dụng đồ quá nóng, cay hay quá lạnh,… Cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, nhất là canxi và các chất khoáng, vitamin tốt cho răng. Đồng thời, đừng quên khám răng để lấy vôi răng, giúp răng trắng sạch hơn định kỳ 6 tháng 1 lần để loại bỏ và phòng tránh cao răng hợp lý.

Tầm quan trọng của việc cạo vôi tẩy trắng răng

>>>>>Xem thêm: Làm gì để giảm đau sau mổ đẻ?

Phòng tránh cao răng bằng việc vệ sinh răng miệng hằng ngày

Có thể nói, cạo vôi tẩy trắng răng là hoạt động cần thiết trong quá trình chăm sóc răng miệng và đảm bảo thẩm mỹ cho chúng ta. Việc lấy vôi cần được tiến hành kịp thời, an toàn tại các cơ sở nha khoa uy tín và thực hiện theo chu kỳ lấy cao răng của bác sĩ. Ngoài ra, để luôn an tâm về sức khỏe răng miệng của mình, hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh chăm sóc răng miệng hằng ngày của bản thân và gia đình mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *