Tiền sản giật là như thế nào? Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Lo lắng lớn nhất của mẹ trong thai kỳ là những biến chứng sản khoa. Một trong số đó có hội chứng tiền sản giật? Vậy tiền sản giật là như thế nào? Mức độ nguy hiểm của tiền sản giật khi mang thai là gì? Tất cả các vấn đề mẹ bầu đang quan tâm sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tiền sản giật là như thế nào? Tiền sản giật có nguy hiểm không?

1. Tiền sản giật là như thế nào? Dấu hiệu nhận biết tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

1.1 Khái quát tiền sản giật. Tiền sản giật là như thế nào?

Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm và không hiếm gặp ở các bà bầu. Tiền sản giật có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể mẹ, đặc biệt là gan và thận. Khi bị tiền sản giật thì nguy cơ ảnh hưởng lên cả mẹ và thai nhi là rất cao. Hiện tượng này thường xuất hiện sau tuần thai thứ 34. Ngoài ra, ở một số trường hợp, triệu chứng tiền sản giật xuất hiện trong quá trình chuyển dạ, thường trong vòng 48 giờ đầu sau sinh. Rất may là những triệu chứng của tiền sản giật có xu hướng tự mất dần trong vài tuần sau đó.

Tiền sản giật là như thế nào? Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Tiền sản giật là như thế nào là thắc mắc của đa số mẹ bầu vì không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về bệnh lý này

Tiền sản giật là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sản giật – một tai biến sản khoa nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến mẹ và em bé, thậm chí tiền sản giật nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi.

1.2 Dấu hiệu tiền sản giật ở mẹ bầu

Tiền sản giật ở các bà mẹ mang thai đôi khi tiến triển rất âm thầm mà không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Dấu hiệu cần lưu ý đầu tiên chính là tăng huyết áp trong thai kỳ. Nếu mẹ có tiền sử huyết áp cao, mẹ cần được theo dõi huyết áp sát sao ngay từ thời kỳ đầu của thai kỳ và kiểm tra huyết áp đều đặn thường xuyên. Nếu kết quả đo huyết áp của mẹ vượt quá 140/90mHg ( được ghi nhận trong 2 lần liên tiếp, mỗi lần đo cách nhau 4h) thì được đánh giá là dấu hiệu bất thường.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý đến một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật như:

– Xét nghiệm chỉ số protein niệu dư thừa

– Mẹ thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội

– Mẹ có thể gặp vấn đề về thị lực (mất thị lực tạm thời, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng)

– Mẹ bị đau bụng trên, vị trí gần phía bên phải dưới xương sườn

– Xét nghiệm tiểu cầu trong máu có dấu hiệu suy giảm

– Mẹ tăng cân bất thường (tăng hơn 2kg/ tuần)

– Mặt, tay, chân có dấu hiệu phù nề, tích nước

– Gặp khó khăn trong việc hô hấp (do có chất lỏng tích tụ ở phổi)

– Mẹ có thể có cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn

Tìm hiểu thêm: Bị ung thư vòm họng không nên ăn gì?

Tiền sản giật là như thế nào? Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Một số dấu hiệu điển hình khi mắc tiền sản giật

1.3 Khi nào tiền sản giật cần đi gặp bác sĩ ngay?

Các mẹ lưu ý nên khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát tình trạng huyết áp. Nếu mẹ có một trong các dấu hiệu tiền sản giật sau: đau đầu nhiều, suy giảm thị lực, bụng đau quặn, khó thở cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.

2. Nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật ở mẹ bầu

Theo các bác sĩ sản khoa việc mẹ bầu bị tiền sản giật có thể bắt nguồn từ việc suy giảm lưu lượng máu đến nhau thai – đây là bộ phận nuôi dưỡng em bé trong suốt quá trình trong bụng mẹ.

Ở thời kỳ đầu của thai kỳ, các mạch máu mới phát triển có nhiệm vụ đưa máu đến nhau thai. Đối với mẹ bầu mắc tiền sản giật, những mạch máu này gần như không phát triển hoặc không được vận hành đúng chức năng. Chúng sẽ hẹp hơn các mạch máu khác và làm hạn chế lượng máu chảy đến nhau thai. Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ đưa ra các nguyên nhân sau:

– Do lưu lượng máu đến tử cung ít, không đủ cung cấp nuôi dưỡng bào thai

– Do các tổn thương mạch máu trước đó

– Hàng rào miễn dịch của mẹ bị suy giảm hoặc gặp vấn đề

– Một số nguyên nhân liên quan đến bất thường gen

3. Biến chứng tiền sản giật nguy hiểm cho mẹ và bé

Các biến chứng nguy hiểm thường thấy ở tiền sản giật là:

3.1 Thai nhi phát triển chậm trong tử cung

Tiền sản giật làm cản trở đến quá trình lưu thông máu đến nhau thai. Vì vậy, khi thai nhi không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết sẽ bị thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến em bé bị chậm tăng trưởng, nhẹ cân và có thể bị suy dinh dưỡng khi chào đời.

3.2 Nguy cơ sinh non trước ngày dự sinh

Tiền sản giật là như thế nào? Tiền sản giật có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Khó thở khi mang thai

Mẹ bị tiền sản giật có thể sẽ phải chỉ định mổ lấy thai gấp dù chưa đến ngày dự sinh

Nếu mẹ bị tiền sản giật ở cấp độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ bắt buộc phải chỉ định mổ lấy thai gấp để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Vì sinh non sớm nên hệ miễn dịch của em bé cũng như các cơ quan khác đều chưa được hoàn thiện và sẽ phải chịu ít nhiều tổn thương. Do đó, các mẹ bị tiền sản giật cần được thăm khám thai kỳ sát sao và thường xuyên để bác sĩ có thể xác định thời điểm nào là thuận lợi nhất để vượt cạn an toàn.

3.3 Nguy cơ mắc hội chứng HELP

Hội chứng HELP được hiểu là hiện tượng gây phá hủy các tế bào hồng cầu, men gan cao và chỉ số tiểu cầu thấp. Đây được giới chuyên môn đánh giá là biến chứng tiền sản giật nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé (chiếm tỉ lệ 4 – 12% trong số các mẹ bầu).

Những biểu hiện của hội chứng HELP bao gồm đau nhức đầu dữ dội, nôn ói, đau bụng trên phía bên phải. Hội chứng HELP có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến 1 số các cơ quan khác trong cơ thể.

3.4 Nguy cơ mắc sản giật – một trong những tai biến sản khoa gây tử vong phổ biến

Khi tình trạng tiền sản giật bị mất kiểm soát thì biến chứng sản giật rất dễ xảy ra. Các dấu hiệu khi bị sản giật như: động kinh, đau bụng, bất tỉnh…Đây là biến chứng đặc biệt nghiêm trọng gây tử vong phổ biến cho mẹ và thai nhi, lúc này bác sĩ cần can thiệp ngay lập tức bất kể mẹ đang ở tuần thai thứ bao nhiêu.

3.5 Nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến các cơ quan khác

Theo một số nghiên cứu, tiền sản giật sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho mẹ trong tương lai. Ngoài ra khi mắc bệnh này, các cơ quan trong cơ thể mẹ có thể bị tổn thương như gan, thận, phổi, tim….Đặc biệt bệnh còn dễ gây đột quỵ hoặc tổn thương não bộ. Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc và mức độ nghiêm trọng khi mắc tiền sản giật.

Qua bài viết trên đây, Thu Cúc TCI đã giúp mẹ trả lời câu hỏi tiền sản giật là như thế nào và những biến chứng nguy hiểm khi mẹ mang thai mắc tiền sản giật. Nếu mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao bị hội chứng này, việc đầu tiên nên làm trước khi mang thai đó là thay đổi lối sống sinh hoạt để hạn chế tối đa khả năng bị mắc bệnh. Bạn nên duy trì mức cân nặng phù hợp, nói không với thuốc lá, xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh. có thể bổ sung thêm canxi thông qua chế độ ăn uống và các thực phẩm bổ sung, kiểm soát tốt huyết áp cũng như lượng đường trong máu,….

Đồng hành cùng mẹ và bé trước, trong và sau thai kỳ, Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI luôn mong muốn mang đến cho mẹ những dịch vụ chăm sóc thai kỳ trọn vẹn, giúp mẹ khỏe mạnh và thêm an tâm để vững tin chào đón những thiên thần bé bỏng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình mang thai, các mẹ hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được giải đáp và tư vấn.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *