Viêm nấm candida là bệnh gì? Các triệu chứng thường gặp

Viêm nấm candida là bệnh gì? Tầm ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe ra sao? là câu hỏi mà các chị em phụ nữ thường quan tâm mỗi khi nhắc đến bệnh phụ khoa. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về bệnh Candida trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Viêm nấm candida là bệnh gì? Các triệu chứng thường gặp

1. Viêm nấm candida là bệnh gì?

Đây là một bệnh nhiễm trùng da và niêm mạc được gây ra từ nấm Candida, một loài nấm có thể sống hoại sinh ở trạng thái ổn định cùng các vi khuẩn khác trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị suy giảm, nấm Candida có thể tăng trưởng và gây ra các triệu chứng bệnh lý.

1.1 Các triệu chứng thường thấy của bệnh nấm do Candida gây ra

– Viêm da là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Candida. Nấm Candida có thể gây ra viêm da, ngứa, rát, đau, sưng và nổi mẩn xuất hiện ở vùng da dưới cánh tay, bụng, đùi và vùng kín.

– Đau họng, nuốt thấy đau: Nấm Candida có thể gây ra viêm đường tiêu hóa, gây khó nuốt và đau họng. Điều này thường xảy ra khi nấm phát triển trong hệ thống tiêu hóa và gây viêm họng.

– Đau bụng và tiêu chảy: Khi nấm này phát triển ở hệ thống tiêu hóa và gây sự ảnh hưởng đến niêm mạc ruột.

Viêm nấm candida là bệnh gì? Các triệu chứng thường gặp

Candida gây ngứa rát có thể gây tổn thương âm đạo/ âm hộ

– Bị tưa miệng: Bệnh nấm Candida ở miệng sẽ gây ra những mảng trắng, đặc biệt tập trung ở lưỡi, vòm miệng và xung quanh môi. Khi tẩy sạch những mảng trắng này, vùng viêm sẽ trở nên đỏ, có thể gây chảy máu nhẹ.

Nấm Candida có thể gây ra các triệu chứng khác nhau trên cơ thể, bao gồm chán ăn và mệt mỏi. Các triệu chứng này thường xảy ra khi nấm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây ra sự suy giảm và mệt mỏi.

– Ngứa và rát âm hộ và viêm âm đạo:  Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Candida, thường xảy ra khi nấm phát triển trong vùng kín, gây ra các tổn thương và dịch màu trắng.

1.2  Nguyên nhân gây nên bệnh Candida

– Do hệ thống miễn dịch yếu: Đây là nguyên nhân chính, khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm do yếu tố sinh lý. Loại nấm này thường phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt, nóng. Đối với những ngày thời tiết nóng, nếu bạn không đảm bảo vê sinh trên thân thể kết hợp với việc mặc đồ bó sát hay ở người già, trẻ em không được thay tã lót thường xuyên sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, sẽ là cơ hội thuận lợi cho nấm Candida phát triển.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu tầm soát ung thư vú là làm những gì

Viêm nấm candida là bệnh gì? Các triệu chứng thường gặp

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh tạo môi trường phát triển cho nấm Candida

– Do sử dụng kháng sinh: Điều này có thể làm thay đổi hệ vi sinh trong cơ thể, gây ra sự phát triển quá mức của nấm Candida. Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nấm Candida.

– Tiếp xúc với nấm Candida: Nấm Candida có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với đường tiết dịch của người bệnh, bao gồm cả bệnh nhân đang mắc bệnh và người mang nấm Candida trong cơ thể mà không có triệu chứng.

– Suy giảm hệ miễn dịch: Những người có sức đề kháng yếu do bị bệnh lý khác hoặc sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như: ung thư, đái tháo đường hay đang sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch để điều trị bệnh lý khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh nấm Candida cao hơn.

Ngoài ra, những người mắc béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cơ thể những người béo phì thường sẽ chứa hàm lượng lớn đường và tinh bột, đây là môi trường thuận lợi cho sự sinh sản của nấm Candida.

3. Phòng ngừa và điều trị bệnh do nấm Candida bằng cách nào?

Việc phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm do nấm Candida gây nên là rất quan trọng. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm và cũng có thể điều trị dễ dàng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng ở cơ quan bị chúng gây tổn thương và nhất là gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

3.1 Cách phòng ngừa bệnh do nấm Candida

– Giữ vùng kín khô ráo và thoáng mát: Chị em nên sử dụng quần lót và quần áo thoáng khí, tránh mặc quá chật và chất liệu thoáng khí.

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân:Nên sử dụng xà phòng và nguồn nước sạch để rửa sạch vùng kín hàng ngày, thay đồ lót thường xuyên.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Điều này nhắm tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida. Tránh ăn quá nhiều đường và tinh bột mà thay vào đó bổ sung rau củ và thực phẩm giàu chất xơ.

– Hạn chế sử dụng kháng sinh: Kháng sinh có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh, nhưng cũng có thể phá hủy vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Vì vậy, chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết và theo sự chỉ định của bác sĩ.

– Kiểm soát căng thẳng, giữ tinh thần luôn thoải mái: Stress có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm Candida. Do đó nên tập thể dục thường xuyên, các hoạt động thư giãn để giảm bớt stress trong cuộc sống hàng ngày.

Viêm nấm candida là bệnh gì? Các triệu chứng thường gặp

>>>>>Xem thêm: Từ giảm cân đến khối u – dấu hiệu ung thư ở nam giới không nên bỏ qua

Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có thể khỏi bệnh hoàn toàn

– Tránh sử dụng chất kích thích như: xà phòng, sữa tắm, thụt rửa âm đạo, các chất khử mùi âm đạo bởi sẽ có nguy cơ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng.

3.2 Cách điều trị bệnh do nấm Candida

Khi nấm Candida sinh sản và quá mức có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, chảy dịch, viêm, khó chịu và đau. Do đó cần điều trị sớm để giảm bớt các triệu chứng và nguy cơ tái phát. Nếu không có triệu chứng lâm sàng điển hình thì sẽ không cần phải điều trị bệnh do nấm Candida gây ra.

– Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm kháng nấm tổng hợp như: fluconazol, itraconazol được sử dụng để điều trị nấm Candida. Loại này không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

– Sử dụng thuốc đặc trị: Thuốc đặc trị nấm Candida được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho nhiều trường hợp viêm nhiễm do nấm Candida gây ra.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nhiễm trùng mà có thể sử dụng các loại thuốc bằng đường uống hoặc bôi/ đặt trực tiếp. Tuy nhiên, sử dụng thuốc cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị để đảm bảo hiệu quả và tránh gây các tác dụng phụ.

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi viêm nấm candida là bệnh gì? cùng với cách phòng ngừa và điều trị. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh do nấm Candida gây ra thì vui lòng liên hệ cho Thu Cúc để được hỗ trợ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *