Sâu răng là bệnh lý nha khoa luôn phổ biến từ trước đến nay. Theo quan niệm dân gian, bệnh lý nha khoa này có thể được điều trị bằng cách uống một số loại lá. Vậy, sâu răng uống cây gì và hiệu quả chữa sâu răng bằng phương pháp này là như thế nào? Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin giải đáp chi tiết 2 thắc mắc thường gặp này về bệnh lý sâu răng, đọc ngay bạn nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: Sâu răng uống cây gì?
1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Sâu răng uống cây gì?
Sâu răng uống cây gì? Theo quan niệm dân gian, chúng ta có thể cải thiện tình trạng sâu răng bằng cách uống một số loại lá. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp đó chưa từng được khoa học kiểm chứng. Chính vì vậy, bạn chỉ nên uống lá như một phương pháp hỗ trợ điều trị.
1.1. Lá ổi
Ổi là cây ăn trái cực kỳ phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết lá ổi có thể hỗ trợ điều trị sâu răng. Lá ổi chứa astringents, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm đau nhức răng.
Cách sử dụng: Rửa sạch một nắm lá ổi (nên là lá non), giã nát với muối và một chút nước ấm rồi lấy tăm bông, thấm nước lá ổi thu được sau khi giã, chấm vào vị trí răng sâu. Thực hiện hàng ngày trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Không phải ai cũng biết lá ổi có thể hỗ trợ điều trị sâu răng.
1.2. Lá bàng
Tương tự ổi, bàng là cây cho bóng mát được trồng trên khắp nước ta. Lá bàng chứa tanin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên nên có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị sâu răng.
Cách sử dụng: Rửa sạch 10 lá bàng non rồi thái nhỏ, xay mịn với ¼ thía muối và một chút nước ấm. Lọc dung dịch không chứa bã bằng rây rồi đổ vào chai và bảo quản trong tủ lạnh. Dùng dung dịch nước lá bàng và muối này để súc miệng hàng ngày, mỗi lần súc cách nhau 4 tiếng, sau 30 phút thì súc miệng lại với nước.
1.3. Lá tía tô
Tại Việt Nam, lá tía tô được dùng như một loại rau gia vị thơm và ngon. Trong lá tía tô chứa tinh dầu, hoạt chất linalool perillaldehyde, perillaldehyde, hydrocumin,…, có tác dụng hỗ trợ ức chế quá trình sâu răng, giảm tình trạng đau nhức, ê buốt. Bên cạnh đó, lá tía tô còn được đánh giá là có khả năng hạn chế tình trạng hôi miệng, bảo vệ men răng, giúp hơi thở thơm mát và răng chắc khỏe.
Cách sử dụng: Rửa sạch một lượng lá tía tô rồi xay nhuyễn cùng nước. Lọc bã để thu dung dịch lá tía tô. Bảo quản dung dịch lá tía tô trong tủ lạnh. Mỗi ngày, ngậm dung dịch lá tía tô 5 – 10 phút rồi nhổ và súc miệng lại với nước sạch.
1.4. Lá húng quế với tiêu đen
Cả tiêu đen và húng quế đều có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đông y cũng cho rằng chúng có thể làm sạch răng, giảm đau nhức, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng hôi miệng.
Cách sử dụng: Rửa sạch một lượng tiêu đen và lá húng quế rồi giã nát. Dùng hỗn hợp sền sệt thu được đắp lên vị trí răng sâu, 2 lần/ngày.
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư nội mạc tử cung: nguyên nhân, cách phòng tránh
Theo Đông y, lá húng quế và tiêu đen có thể giảm đau nhức răng.
1.5. Lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng rộng rãi trong dân gian với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Một trong những lĩnh vực lá trầu không được ứng dụng là hỗ trợ điều trị răng sâu.
Cách sử dụng: Rửa sạch 2, 3 lá trầu không, giã nát kém vài hạt muối rồi đổ vào hỗn hợp lá trầu không – muối 1 chén rượu trắng. Để hỗn hợp lắng cặn rồi thu lấy dung dịch. Dùng tăm bông thấm dung dịch vừa thu được rồi chấm lên vùng răng sâu trong khoảng 5 phút. Súc miệng lại với nước. Thực hiện phương pháp này đều đặn để đạt hiệu quả tối đa.
1.6. Rễ lá lốt
Chữa sâu răng bằng lá lốt là một mẹo chữa sâu răng theo dân gian là rất hiệu quả vì trong rễ lá lốt chứa tinh dầu, ancaloit,… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Cách sử dụng: Rửa sạch một lượng rễ lá lốt, giã nát cùng với muối. Lọc lấy phần dung dịch từ hỗn hợp rễ lá lốt – muối. Dùng tăm bông thấm dung dịch thu được rồi chấm lên vùng răng sâu trong khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước. Thực hiện 2 lần/ngày phương pháp này để đạt hiệu quả như mong muốn.
1.7. Lá trà xanh
Trà xanh là loại lá có nhiều ứng dụng, ví dụ như hỗ trợ chữa sâu răng tại nhà nhanh chóng, hiệu quả.
Cách sử dụng: Rửa sạch một nắm lá trà xanh tươi, hãm với nước sôi. Dùng nước lá trà xanh để uống hoặc ngậm khoảng 3 – 5 phút. Súc miệng lại với nước để tránh răng ố vàng.
1.8. Lá bạc hà
Lá bạc hà không chỉ có thể sử dụng để làm trà bạc hà thơm ngon mà còn có thể được sử dụng để gây tê, giảm đau hiệu quả. Sử dụng lá bạc hà vừa giúp kháng khuẩn vừa giúp giảm tình trạng hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát, sảng khoái.
Cách sử dụng: Hãm một ít lá bạc hà khô hoặc tươi trong 20 – 30 phút. Sử dụng nước hãm lá bạc hà để súc miệng hàng ngày.
2. Phương pháp điều trị sâu răng nhanh nhất và hiệu quả nhất
Các loại lá trên bạn chỉ nên sử dụng để hỗ trợ điều trị sâu răng. Để sâu răng được điều trị triệt để, bạn nên đến phòng nha để thăm khám với chuyên gia. Trong hầu hết các trường hợp, sau thăm khám, bệnh nhân sẽ được chỉ định hàn, trám răng. Phương pháp điều trị răng sâu này được thực hiện như sau:
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm nha chu là gì? Dấu hiệu của bệnh ra sao?
Trong hầu hết các trường hợp, sau thăm khám, bệnh nhân sẽ được chỉ định hàn, trám răng.
– Bước 1, thăm khám: Chuyên gia xác định răng sâu và vị trí sâu trên răng.
– Bước 2, vệ sinh răng miệng: Chuyên gia vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân để đảm bảo môi trường vô khuẩn và hiệu quả hàn, trám.
– Bước 3, gây tê tại chỗ: Chuyên gia gây tê tại chỗ để loại bỏ hết các dị cảm bệnh nhân có thể có trong quá trình hàn, trám.
– Bước 4, làm sạch lỗ sâu: Chuyên gia sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ toàn bộ thức ăn tích tụ trong lỗ sâu cũng như loại bỏ toàn bộ tổ chức sâu trên răng.
– Bước 5, tạo hình lỗ sâu: Chuyên gia tạo hình lỗ sâu, đảm bảo vật liệu hàn, trám bám tốt trên bề mặt răng.
– Bước 6, đặt lớp lót đáy: Để hạn chế tình trạng ê buốt sau hàn, trám; chuyên gia sẽ đặt một lớp vật liệu chuyên dụng ở đáy lỗ sâu.
– Bước 7, hàn/trám răng: Chuyên gia lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Chúng có thể là Amalgam, Composite,…
– Bước 8, hoàn thiện: Chuyên gia loại bỏ vật liệu thừa, tái tạo chuẩn xác hình dáng ban đầu của răng.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi sâu răng uống cây gì. Hy vọng rằng với chúng, bạn sẽ biết phải xử lý thế nào cho hiệu quả khi bị sâu răng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.