Miệng hôi và đắng: Dấu hiệu và cách chữa

Miệng hôi và đắng là những triệu chứng ban đầu khi mắc bệnh lý ở khoang miệng, bệnh dạ dày trào ngược, bị nấm hoặc tổn thương thần kinh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sự tự ti trong giao tiếp hằng ngày. Vậy dấu hiệu, cách chữa miệng hôi và đắng là gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu vấn đề miệng hôi qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Miệng hôi và đắng: Dấu hiệu và cách chữa

1. Một số dấu hiệu đi kèm miệng hôi và đắng

Khá nhiều người từng trải qua tình trạng cảm nhận hơi thở và miệng có mùi khá hôi. Hơn nữa, kèm theo tình trạng đắng miệng, đắng ở cuống họng khó chịu. Có trường hợp tình trạng này chỉ xuất hiện sau khi ăn một số thực phẩm cụ thể. Tuy nhiên có người lại gặp vấn đề này khi không dùng bất kỳ loại thức ăn nào. Thậm chí, điều này có thể dẫn đến việc bữa ăn dù có hương vị thơm ngon thì vẫn không thể tạo ra cảm giác ngon miệng.

Miệng hôi và đắng có thể đi kèm với một số dấu hiệu khác như:

– Cảm giác đau đầu.

– Hiện tượng ợ nóng hoặc ợ chua do các vấn đề dạ dày.

– Cảm giác chóng mặt.

– Khuôn mặt có thể bị đỏ.

– Bề mặt lưỡi có thể xuất hiện tình trạng rêu lưỡi màu vàng.

– Màu nước tiểu thay đổi có thể thành màu hơi đỏ.

– Khả năng bị táo bón.

– Có cảm giác buồn nôn, nôn mửa mặc dù không muốn.

– Sự mất hứng với thức ăn.

– Khó tiêu, dạ dày tiêu hóa không tốt dẫn đến chán ăn…

Không chỉ tác động đến quá trình ăn uống, mà tình trạng đắng và hôi miệng kéo dài còn có thể tác động đáng kể đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này và tìm cách khắc phục nó sớm là điều vô cùng quan trọng.

2. Miệng hôi và đắng do những nguyên nhân nào?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến triệu chứng miệng đắng và hơi thở khó chịu. Những tình trạng sau đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe:

Miệng hôi và đắng: Dấu hiệu và cách chữa

Nguyên nhân nào khiến miệng đắng và hơi thở có mùi (minh họa).

2.1 Vấn đề liên quan đến tuyến nước bọt:

Nhiễm trùng tuyến nước bọt, u tuyến và các rối loạn khác có thể làm giảm tiết nước bọt trong miệng. Điều này dẫn đến tình trạng miệng khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Một số người thậm chí cảm nhận vị đắng trong miệng sau khi ăn một số thực phẩm hay đồ uống cụ thể.

2.2 Rối loạn đến từ nội tiết:

Rối loạn nội tiết thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, mãn kinh và thanh thiếu niên tuổi dậy thì. Sự biến đổi hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến giác quan của nhóm đối tượng trên. Điều này khiến nhiều người cảm thấy vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng.

Ngoài ra, rối loạn hormone có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết nước bọt và làm giảm sức đề kháng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này có thể dẫn đến hôi miệng và các vấn đề khác như viêm nha chu, sưng nướu răng, viêm lợi. Tuy nhiên, tình trạng này thường được cải thiện khi nội tiết tố ổn định trở lại.

2.3 Hội chứng bỏng rát khoang miệng:

Người mắc hội chứng này thường cảm thấy niêm mạc miệng như bị bỏng rát, giống như ăn đồ cay. Điều này thường đi kèm với cảm giác đắng và hôi miệng. Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian ngắn hoặc trở thành mãn tính.

2.4 Giai đoạn phụ nữ mãn kinh:

Triệu chứng miệng đắng và hôi có thể là dấu hiệu phụ nữ trung niên đã bước vào giai đoạn mãn kinh. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone estrogen giảm mạnh, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Ví dụ như miệng khô, hơi hôi, miệng đắng, rụng tóc, bốc hỏa, da khô, và bỏng rát lưỡi.

2.5 Nhiễm nấm gây triệu chứng miệng đắng chát và hôi:

Bệnh nấm miệng do nấm men gây ra trong khoang miệng. Chúng gây viêm nhiễm trên niêm mạc miệng, lưỡi và cổ họng, thể hiện qua đốm trắng. Các triệu chứng khác bao gồm đắng miệng, hơi thở có mùi hôi, đau khi nhai và nuốt thức ăn.

Tìm hiểu thêm: Những triệu chứng không nên bỏ qua cảnh báo ung thư dạ dày

Miệng hôi và đắng: Dấu hiệu và cách chữa

Bệnh nấm miệng do nấm men gây ra làm hơi thở có mùi hôi (minh họa).

2.6 Vấn đề từ hệ thần kinh:

Tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương ở một số dây thần kinh trực tiếp liên quan đến vị giác hoặc tuyến nước bọt có thể là một nguyên nhân. Bởi nó tạo ra sự cản trở cho quá trình vị giác và tiết nước bọt. Các triệu chứng như vị đắng miệng và hôi miệng thường xuất hiện ở các bệnh đặc biệt. Ví dụ như bệnh như u não, bệnh đa xơ cứng, liệt mặt, viêm dây thần kinh, và cơn động kinh bắt đầu phát triển.

2.7 Tình trạng trào ngược của dạ dày thực quản:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi acid và nước dạ dày bị trào ngược lên thực quản hoặc thậm chí lên miệng. Hiện tượng này gây ra nhiều biểu hiện khó chịu cho bệnh nhân bao gồm:

– Cảm giác nóng rát ở ngực và bụng, có thể kèm đau thượng vị.

– Vị đắng hoặc vị chua trong miệng có thể kèm theo ợ chua.

– Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Miệng hôi mọi lúc, khó tiêu sau khi ăn.

Miệng hôi và đắng: Dấu hiệu và cách chữa

>>>>>Xem thêm: Một số triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn khởi phát

Hơi thở hôi do tình trạng trào ngược của dạ dày thực quản (minh họa).

2.8 Vấn đề tại đường hô hấp:

Đôi khi, các vấn đề liên quan đến đường hô hấp cũng có thể gây ra triệu chứng như đắng miệng và hơi thở khó chịu. Ví dụ, các bệnh như cảm lạnh, viêm xoang… có thể gây ra triệu chứng hơi thở khó chịu và đắng miệng. Khi xuất hiện các triệu chứng như tắc nghẽn mũi, đau họng, ho, đau đầu và chảy nước mũi, cần xem xét về các vấn đề đường hô hấp.

3. Cách chữa bệnh miệng hôi và đắng dễ nhất

Đối với trường hợp miệng hôi và đắng xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý bạn cần đến bệnh viện sớm. Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ áp dụng có thể là thông qua liệu pháp nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên vẫn phải tùy thuộc vào bản chất của vấn đề và tình trạng. Việc tuân thủ đúng kế hoạch điều trị là cực kỳ quan trọng. Khi các vấn đề được kiểm soát, triệu chứng đắng và hôi trong miệng cũng sẽ dần giảm đi. Đừng quên thường xuyên tái khám để đảm bảo bệnh được điều trị một cách hoàn toàn.

Bạn cũng có thể thử áp dụng những biện pháp tự nhiên sau để cải thiện miệng hôi:

– Tăng cường việc uống nước (nước lọc, nước ép trái cây, rau củ). Đặc biệt sau khi mất nhiều nước mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

– Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày nếu được. Mục đích để tiêu diệt vi khuẩn, giảm mùi hôi và cảm giác đắng trong miệng.

– Loại bỏ các loại thực phẩm có vị đắng và gây mùi hôi khỏi chế độ ăn uống. Thay vào đó, tập trung vào việc bổ sung thực phẩm có khả năng làm sạch miệng, kích thích vị giác. Ví dụ như gừng, giấm táo, bạc hà, ngò gai, quế, chanh và mật ong.

– Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để giảm nguy cơ trào ngược acid dạ dày. Hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu hoặc tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

– Ngưng hút thuốc lá sớm nhất có thể.

Hy vọng những thông tin về dấu hiệu và cách chữa miệng hôi và đắng hữu ích cho bạn đọc. Dù chỉ là những dấu hiệu nhỏ, xong chớ chủ quan mà hãy đến bệnh viện kiểm tra vấn đề khoang miệng sớm bạn nha.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *