Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm khớp xương chậu

Viêm khớp xương chậu là bệnh lý gây đau vùng cùng cụt, hai bên hông, lưng dưới, đùi… Viêm khớp xương chậu có biểu hiện rất giống với các bệnh lý khác ở vùng cột sống thắt lưng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lý giải nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm khớp xương chậu

1. Viêm khớp xương chậu đau ở đâu, đau như thế nào?

Theo thống kê bệnh xuất hiện ở cả hai giới nam và nữ. Bệnh có những triệu chứng đau không điển hình nên thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác vùng cột sống thắt lưng. 

Đây là tình trạng viêm khớp giữa xương chậu và xương cột sống. Tình trạng viêm có thể bao gồm một khớp hoặc nhiều khớp. 

Khi xảy ra tình trạng bệnh, sẽ gây đau ở vùng mông, đùi, vùng cụt, đau lưng dưới, có thể đau ở một chân hoặc cả hai chân, đau lan tỏa tới bàn chân… Tình trạng đau sẽ trầm trọng hơn khi bệnh nhân đứng lâu hoặc lên xuống cầu thang.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như teo cơ mông, cơ đùi, gây dính khớp, tàn phế…

Các triệu chứng đau của bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, đau cột sống thắt lưng… Vì vậy, trang bị kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm khớp xương chậu

Viêm khớp xương chậu gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh ở nhiều vị trí: hông, lưng dưới, 2 chân…

2. Các nguyên nhân gây ra viêm khớp xương chậu

2.1. Viêm khớp xương chậu do chấn thương

Tác động của việc bị té ngã, tai nạn xe cơ giới, chơi thể thao… tác động đến vùng xương chậu gây nên các tổn thương khớp, tổn thương dây chằng gây viêm.

2.2. Viêm khớp xương chậu do viêm khớp

Khớp xương chậu xảy ra tình trạng viêm do đứt dây chằng bao quanh, từ đó gây hao mòn và hư hại khớp,

Bệnh đến từ việc bị viêm cột sống dính khớp, đây là tình trạng viêm ở các khớp cột sống rồi đến viêm khớp xương chậu.

Viêm khớp vảy nến cũng là nguyên nhân gây bệnh. 

2.3. Mang thai 

Khi mang thai các khớp xương chậu nở rộng và kéo dài để thích ứng cho việc sinh đẻ. Trọng lượng cơ thể và dáng đi thay đổi khi người phụ nữ mang thai gây tăng áp lực lên các khớp dẫn đến những hao mòn tại khớp xương chậu.

Tìm hiểu thêm: Người bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm khớp xương chậu

Phụ nữ mang thai dễ gặp phải vấn đề về viêm khớp xương chậu

2.4. Nhiễm trùng

Trong một số trường hợp nhiễm khuẩn dây chằng, viêm đại tràng, viêm vùng kín ở phụ nữ… là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra các bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh gout… cũng là đối tượng có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn.

3. Những triệu chứng của bệnh viêm khớp xương chậu

Bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng, mông và đau lưng dưới. Một số trường hợp bị đau cả chân, háng, bàn chân…

Cơn đau sẽ trầm trọng hơn khi bệnh nhân đứng lâu trong một tư thế, leo cầu thang, chạy bộ, đi bộ bước dài…

Xuất hiện tình trạng tê cứng, chuột rút, chân khó co, duỗi, gập hay khoanh tròn.

Ở phụ nữ mang thai tình trạng đau, khó chịu xuất hiện ở mọi tư thế đứng, nằm, ngồi.

Xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng khớp xương chậu bị viêm

Bệnh nhân có thể biểu hiện đau kèm sốt nhẹ.

Cảm giác khi bị đau ở mỗi bệnh nhân lại rất đa dạng. Người bệnh có thể đau âm ỉ, nhức buốt, đau như bị châm chích hoặc có thể bị đau rất dữ dội. 

4. Biến chứng của viêm khớp xương chậu

Bệnh nếu kéo dài không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như: teo cơ mông, teo cơ đùi, biến dạng cột sống, hạn chế vận động, tàn phế, phụ nữ mang thai phải mổ đẻ…

Những người bị bệnh lâu năm, biến chứng rất nghiệm trọng, bao gồm:

– Bị hạn chế vận động: Tình trạng viêm lâu, kéo dài khiến tổn thương lan rộng, xâm lấn các hệ thống dây thần kinh lân cận. Từ đó người bệnh bị teo cơ mông, cơ đùi, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

– Liệt chi dưới: Đây là một biến chứng nặng nề. Tổn thương khớp xương chậu nhiều, dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp. Từ đó bệnh nhân có cảm giác cứng chi, khó đi đứng… dần dẫn đến liệt chi.

– Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rất dễ gặp phải tình trạng bệnh này. Bệnh gây ra các biến chứng viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung. làm tăng khả năng mang thai ngoài tử cung, sinh khó, vô sinh hiếm muộn…

– Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều. Các cơn đau khớp xương chậu khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu, khó đi lại. Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, lao động, học tập.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm khớp xương chậu

>>>>>Xem thêm: Thoái hóa khớp háng và cách điều trị

Viêm khớp xương chậu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: liệt chi dưới, teo cơ, ảnh hưởng đến sinh sản ở nữ giới…

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp xương chậu

Khớp xương chậu có nhiệm vụ gánh đỡ trọng lượng phần trên cơ thể khi chúng ta đi đứng. Áp lực này là nguyên nhân dẫn dẫn đến khớp xương chậu dễ bị tổn thương, gây viêm. 

Theo các chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu, hiện tại chưa có biện pháp cụ thể nào ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, mọi người hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc giảm đau bằng những cách dưới đây:

Mang bảo hộ đầy đủ khi tham gia chơi thể thao, tham gia giao thông…

Tập luyện đúng cách, tránh tập luyện sai tư thế.

Khởi động kỹ trước khi tập tập luyện thể dục thể thao.

Khi gặp phải những tổn thương, chấn thương vùng chậu do thể thao, tai nạn cần điều trị kịp thời, dứt điểm.

Điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm trực tràng…, bệnh về đường tiết niệu, các bệnh phụ khoa ở phụ nữ dứt điểm…

Phụ nữ mang thai cần thăm khám sức khỏe thường xuyên, đúng lịch.

Ngủ đủ giấc, chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh xa stress để nâng cao sức khỏe.

Khi có các dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện nay Hệ thống y tế Thu Cúc có đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Đồng thời sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại, công nghệ cao sẽ giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý về cơ xương khớp. Từ đó đưa ra cho bạn những phác đồ điều trị hợp lý, tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *