Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật gây tê vùng hiện rất phổ biến được các mẹ sinh thường áp dụng. Nó là một phương pháp giúp mẹ giảm đau, đỡ mất sức và thoải mái hơn trong hành trình đón bé yêu chào đời. Dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ một số kiến thức bổ ích về kỹ thuật này để các mẹ sắp sinh tham khảo
Bạn đang đọc: Những điều mẹ sắp sinh cần biết về gây tê ngoài màng cứng
1. Gây tê ngoài màng cứng là gì? Kỹ thuật này có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
1.1 Khái niệm gây tê ngoài màng cứng được hiểu thế nào?
Gây tê màng cứng là một kỹ thuật gây tê vùng, đây là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất và có tính linh hoạt cao. Nó được thực hiện bằng cách đưa thuốc tê vào bên trong khoang ngoài màng cứng với mục đích ức chế dẫn truyền thần kinh ở một vùng nhất định trên cơ thể do các rễ thần kinh chi phối.
Gây tê ngoài màng cứng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp thai phụ đẻ không đau
Đây là kỹ thuật gây tê vùng có thể được thực hiện ở hầu như bất kỳ vị trí nào của cột sống và mang nhiều ứng dụng quan trọng trong lâm sàng. Các bác sĩ Sản khoa cho biết, gây tê màng cứng được ứng dụng linh hoạt trong việc hỗ trợ các mẹ bầu vượt cạn, giúp cho sản phụ hồi phục nhanh hơn sau ca phẫu thuật, có cảm giác đẻ không đau. Để được chỉ định kỹ thuật gây tê này các mẹ bầu cần được thăm khám trước khi vào phòng sinh
1.2 Kỹ thuật gây tê này có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Có thể khẳng định đây là phương pháp an toàn với trẻ sơ sinh. Bởi vì phương pháp này chỉ ngăn chặn cảm giác đau ( dẫn truyền thần kinh ), khi thuốc được têm vào rễ dây thần kinh, hạn chế tối đa nồng độ thuốc trong máu nên không có ảnh hưởng tới em bé trong bụng.
2. Lợi ích của gây tê ngoài màng cứng cho sản phụ. Những trường hợp nào chống chỉ định gây tê màng cứng
2.1 Lợi ích gây tê màng cứng cho sản phụ
Theo một số thống kế, hiện nay có tới hơn 50% thai phụ chọn gây tê màng cứng nhằm giảm đau trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Một số lợi ích của kỹ thuật này có thể kể đến như:
– An toàn cho công cuộc chuyển dạ và sinh con, giảm đau hiệu quả
– Tránh được cảm giác đau đẻ, chuyển dạ sẽ nhẹ nhàng, đỡ mất sức, có thêm thời gian nghỉ ngơi khi chuyển dạ kéo dài
– Nếu mẹ gặp phải trường hợp mổ cấp cứu bắt thai thì có thể sử dụng gây tê bên ngoài màng cứng làm phương pháp vô cảm
– Khi khâu tầng sinh môn, mẹ sẽ không cảm thấy đau, giảm phù nề do không tê tại chỗ
– Các sản phụ bị bệnh lý tim mạch, hô hấp hay huyết áp vẫn có thể sinh thường
– Bác sĩ Sản khoa có thể chỉ huy được tiến trình đẻ theo xu hướng tốt nhất cho mẹ và thai nhi
– Không ảnh hưởng đến cảm giác rặn đẻ của mẹ
Tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ mà mẹ có thể gặp phải khi sử dụng phương pháp gây tê này bao gồm
– Tụt huyết áp, lạnh rét run
– Buồn nôn, xuất hiện nôn ói
– Đau đầu, đau lưng
– Gặp rối loạn chức năng bàng quang và ức chế hô hấp thai nhi
Dù vậy, các biến chứng kể trên thường nhẹ nhàng và dễ xử lý ngoài ra cũng có thể dự phòng được nếu tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật và các chống chỉ định.
2.2 Những trường hợp chống chỉ định gây tê màng cứng
Dù gây tê màng cứng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để “đẻ không đau” tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện được kỹ thuật gây tê vùng này. Nếu trong trường hợp mẹ bầu bị chống chỉ định với kỹ thuật gây tê màng cứng, bác sĩ có thể đưa ra những cách gián tiếp khác để giảm đi cảm giác đau đớn trong quá trình chuyển dạ, giúp mẹ có thể thoải mái hơn khi sinh bé
Tìm hiểu thêm: Phương pháp chửa ngoài tử cung cắt 1 bên vòi trứng là gì?
Sản phụ bị rối loạn đông chảy máu là trường hợp chống chỉ định gây tê màng cứng
Nếu sản phụ thuộc 1 trong những trường hợp dưới đây thì sẽ không được chỉ định đẻ không đau bằng phương pháp gây tê màng cứng này
– Đã hoặc đang sử dụng các thuốc làm loãng máu
– Máu không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến tiến trình đông máu
– Viêm nhiễm ở vùng lưng
– Mắc bệnh lý tim hay gan nặng
3. Quy trình gây tê bên ngoài màng cứng
Với những trường hợp có thể được chỉ định gây tê màng cứng giảm đau trong chuyển dạ, bác sĩ chờ cổ tử cung sản phụ giãn ra 3-4cm sẽ bắt đầu thực hiện kỹ thuật gây tê này. Trước và sau khi được gây tê, sản phụ và thai nhi được theo dõi liên tục. Cảm giác đau sẽ biến mất sau khi gây tê tuy nhiên mẹ vẫn sẽ có ý thức và tỉnh táo trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh bé
Dưới đây là 8 bước diễn ra quy trình gây tê màng cứng:
– Bước 1: Sản phụ được cho nằm nghiêng hoặc ngồi
– Bước 2: Bác sĩ tiến hành sát trùng vùng lưng cho sản phụ
– Bước 3: Bắt đầu tiêm thuốc tê tại chỗ vào vùng thắt lưng
– Bước 4: Các bác sĩ tiến hành đi kim Tuohy vào vùng thắt lưng sản phụ. Sau đó thực hiện xác định đúng khoang ngoài màng cứng bằng test mất sức cản và luồn ống thông vào khoang ngoài màng cứng sau đó rút kim và cố định ống thông
– Bước 5: Sản phụ được tiêm thuốc test xác định đúng khoang ngoài màng cứng
– Bước 6: Thực hiện đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng để giảm đau cho sản phụ
– Bước 7: Trong suốt tiến trình sinh, sản phụ được truyền thuốc vào khoang ngoài màng cứng bằng PCEA ( phương pháp tự điều khiển ) được các bác sĩ cài đặt sẵn theo phác đồ
– Bước 8: Sau khi sinh xong, bác sĩ sẽ rút ống thông nhẹ nhàng và không gây đau
>>>>>Xem thêm: Các thông tin quan trọng về ung thư hắc tố dưới móng
Nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn “đẻ không đau” bằng kỹ thuật gây tê màng cứng tại Thu Cúc TCI
Phương pháp gây tê bên ngoài màng cứng đã và đang được ứng dụng tại khoa Sản của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI và được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn vì các ưu điểm như sau:
– Đội ngũ bác sĩ gây tê của Thu Cúc TCI đều có chuyên môn, tay nghề kỹ thuật rất cao
– Đội ngũ bác sĩ Sản khoa rất giỏi đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội.
– Trước khi được gây tê mẹ sẽ được thăm khám, đánh giá cẩn thận kỹ càng đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để an toàn thực hiện phương pháp này
– Hệ thống máy móc, trang thiết bị tối tân giúp các bác sĩ theo dõi sản phụ được tốt hơn trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp mà rất nhiều mẹ bầu đã lựa chọn khi sinh. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với Hệ Thống Y Tế Thu Cúc TCI để được chúng tôi hỗ trợ nhanh và tận tâm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.