Tại sao mẹ bị tắc tia sữa ra máu? Khi bị như vậy phải làm sao?

Tắc tia sữa sau sinh vào nỗi sợ không của riêng mẹ bỉm nào. Khi mẹ bị tắc tia sữa vừa khiến trẻ không bú được sữa mẹ vừa khiến mẹ phải chịu cảm giác đau tức, khó chịu, thậm chí sốt cao, ngoài ra nhiều trường hợp còn gặp phải tình trạng tắc tia sữa ra máu khiến mẹ vô cùng lo lắng.

Bạn đang đọc: Tại sao mẹ bị tắc tia sữa ra máu? Khi bị như vậy phải làm sao?

Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tắc tia sữa, tại sao tắc tia sữa bị ra máu và khi bị như vậy phải làm sao. Cùng theo dõi nhé!

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ không thể chạy ra ngoài được do ống dẫn sữa bị hẹp hoặc bị tắc hoặc vô tình bị chèn ép bởi một lý do nào đó. Sữa bị tắc sẽ dần đông lại thành các cục sữa đông, những cục sữa đông này lại tiếp tục làm cản trở đường ra của sữa mới làm tình trạng tắc tia sữa càng trở nên trầm trọng hơn.

Tại sao mẹ bị tắc tia sữa ra máu? Khi bị như vậy phải làm sao?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ không thể chạy ra ngoài được do ống dẫn sữa bị hẹp hoặc bị tắc

Ban đầu khi mới bị tắc tia sữa mẹ chỉ có các triệu chứng nhẹ như mệt mỏi hơn bình thường, bầu ngực tức như căng sữa, khi cho con bú hoặc vắt sữa thì sữa ra ít hơn bình thường trong khi bầu ngực vẫn căng.

Nếu để tình trạng tắc sữa kéo dài và mẹ không được điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp thì tình trạng sẽ ngày càng trở nên nặng hơn, bầu ngực mẹ ngày càng căng tức, có nhiều cục sữa đông cộm lên, cơ thể mẹ suy nhược, sốt cao, mệt mỏi, tắc tia sữa tiết ra máu, lâu dần dẫn đến viêm vú, áp xe vú, hình thành u xơ hay xơ hóa tuyến vú.

2. Tại sao mẹ lại bị tắc tia sữa ra máu?

Khi bị tắc tia sữa tiết ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc tia sữa của mẹ đã trở nên nặng hơn hoặc mẹ có vấn đề bệnh lý phát sinh tại vú khiến mẹ bị chảy máu khi bị tắc tia sữa.

Biểu hiện của tình trạng này là đầu vú của mẹ xuất hiện máu chia thành tơ hoặc vệt lẫn trong sữa, một vài trường hợp khác mẹ phát hiện bất thường khi hút sữa thấy sữa có màu đỏ hoặc màu hồng.

Tìm hiểu thêm: Khám tổng quát ung thư ở đâu tốt và một số lưu ý bạn nên biết

Tại sao mẹ bị tắc tia sữa ra máu? Khi bị như vậy phải làm sao?

Biểu hiện của tắc tia sữa ra máu là đầu vú của mẹ xuất hiện máu chia thành tơ hoặc vệt lẫn trong sữa

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mẹ bị tắc tia sữa ra máu:

– Do núm vú của mẹ bị nứt: Đây là tình trạng khá thường gặp ở mẹ sau sinh, đặc biệt là ở những mẹ chưa biết cách cho con bú và hút sữa. Điều này khiến cho đầu ti của mẹ bị tổn thương, nứt nẻ, đau đớn và chảy máu.

– Do hội chứng căng mạch máu: Sau khi sinh em bé, lượng máu đến vú mẹ được tăng đáng kể vì ống dẫn sữa và các tuyến sản xuất sữa tăng nhanh chóng. Lúc này, một phần máu có thể bị lưu lại trong ống dẫn sữa và tiết ra ngoài cùng sữa mẹ làm sữa có màu hồng hoặc màu nâu như rỉ sét.

– Do mẹ có u nhú trong ống dẫn sữa: U nhú này là những u lành tính được tạo thành từ mô tuyến với mô sợi và mạch máu. Chúng có thể sờ thấy được bằng tay, đôi khi có thể gây đau đớn. Mặc dù tình trạng nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng trên thực tế mẹ không cần lo lắng quá nhiều, u nhú sẽ tự hết sau một thời gian mà không cần điều trị gì.

– Do các mao mạch ở vú bị tổn thương: Tình trạng này thường xảy ra do mẹ hút sữa khi bị tắc tia sữa không đúng cách, từ đó làm chảy máu mao mạch và máu này chảy ra ngoài theo sữa mẹ.

– Do mẹ bị viêm vú: Tắc tia sữa kéo dài khiến mẹ bị viêm vú, lúc này vú của mẹ bị sưng viêm, đau đớn, khó chịu, nếu mẹ hút sữa lúc này sẽ thấy máu lẫn với sữa chảy ra ngoài.

– Do mẹ bị ung thư vú: Đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây tổn hại lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, khi thấy triệu chứng máu chảy ra cùng sữa, đồng thời mẹ bị đau vùng ngực, sưng vú, nổi hạch,.. mẹ cần đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ điều trị sớm nhất.

3. Tắc tia sữa ra máu phải làm sao?

Tắc tia sữa bị chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng nguy hiểm. Khi bị tắc tia sữa, mẹ nên chú ý tới một số điều dưới đây để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ và tình trạng tắc sữa ra máu cũng nhanh chóng được cải thiện.

– Thứ nhất ,mẹ kiểm tra lại đầu ti xem có bị nhiễm trùng không. Nếu có hiện tượng nhiễm trùng thì mẹ không nên cho bé tiếp tục bú bởi vì vi khuẩn từ đầu vú có thể xâm nhập vào cơ thể bé và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ cần điều trị khỏi tình trạng viêm trước khi tiếp tục cho con bú.

Tại sao mẹ bị tắc tia sữa ra máu? Khi bị như vậy phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Thực phẩm “vàng” giúp ngừa ung thư gan hiệu quả

Nếu đầu vú có hiện tượng nhiễm trùng thì mẹ không nên cho bé tiếp tục bú bởi vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bé

– Thứ hai, mẹ kiểm tra lại phương pháp hút sữa và điều chỉnh cho phù hợp nếu hút sữa không đúng chính là nguyên nhân khiến sữa mẹ có lẫn máu.

– Thứ ba, nếu trẻ đã bú sữa có máu, mẹ cần theo dõi xem trẻ có bị nôn mửa, quấy khóc khi đang bú hoặc sau khi bú không. Nếu có mẹ nên tạm dừng việc cho con bú lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Quan trọng nhất, nếu tình trạng của mẹ kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày, mẹ có triệu chứng như cúm, sốt, đỏ ở trong hoặc xung quanh vú, đau nhức vú thì rất có thể mẹ đã bị viêm vú, mẹ cần đến ngay bệnh viện uy tín để được bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân và có chỉ định điều trị phù hợp ngay lập tức.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tắc tia sữa ra máu, triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về tình trạng tắc tia sữa bị ra máu này và tìm ra được hướng giải quyết phù hợp cho bản thân. Nếu có câu hỏi nào về tình trạng tắc tia sữa hoặc có nhu cầu kiểm tra, thăm khám và điều trị bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *