Nhổ răng khôn đau họng là một trong những vấn đề dễ xảy ra với bệnh nhân vừa hoàn thành quy trình nhổ răng. Vậy, điều này có phải là phản ứng bình thường không? Nguyên nhân đau họng sau quá trình nhổ răng này do đâu? TCI sẽ giúp bạn tìm câu trả lời ngay trong bài viết để bạn an tâm và xử trí đúng cách khi đối mặt với tình huống này.
Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn đau họng – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh
1. Lý giải nguyên nhân nhổ răng khôn xong bị đau họng
Nhổ răng khôn là một trong những tiểu phẫu nha khoa nhằm loại bỏ răng số 8 – răng mọc trong cùng của hàm nhằm ngăn ngừa những ảnh hưởng và biến chứng mà nó gây ra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau họng sau khi nhổ răng khôn. Điều này thực chất hoàn toàn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Nhiều người có thể gặp tình trạng đau họng khi nhổ răng khôn
1.1. Do nhóm cơ gần họng bị ảnh hưởng khi nhổ răng
Quá trình nhổ răng số 8 thường phải rạch lợi, mở xương, tạo áp lực lên răng số 8 hoặc/và khu vực lân cận để nhổ răng thành công và dứt điểm khỏi hàm. Trong quá trình này, những mô mềm và nhóm cơ xung quanh đều có thể bị ảnh hưởng nhất định, bao gồm cả khu vực họng.
Trong quá trình phản ứng lại với điều này giúp vùng tiểu phẫu nhanh chóng bình phục và lành lại, cơ thể sẽ sản sinh các tế bào mới, đồng thời tăng cường bơm máu đến khu vực vùng huyệt ổ răng bị tổn thương. Điều này gây cảm giác đau. Vị trí này cũng gần họng nên bệnh nhân thường có cảm giác đau họng.
1.2. Do vấn đề gây mê nhổ răng
Khi nhổ răng khôn, để người bệnh giảm bớt tình trạng đau, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vị trí răng khôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ cần gây mê toàn thân để đảm bảo sự an toàn của bệnh nhân. Khi đó, việc đặt ống bơm oxy hỗ trợ hô hấp sẽ khó tránh khỏi việc va chạm với họng và gây cảm giác đau họng đôi chút sau khi nhổ răng và hết thuốc gây mê..
Những trường hợp được chỉ định gây mê khi nhổ răng khôn đó là: Những người có vấn đề tâm lý sợ hãi, căng thẳng; người dị ứng thuốc gây tê; người có dự kiến nhổ răng số 8 phức tạp (răng mọc ngầm, chân răng khó, nhổ nhiều răng,…); bệnh nhân có các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, hen,…
Tìm hiểu thêm: Phân biệt triệu chứng ung thư buồng trứng và cổ tử cung
Gây mê tại chỗ là kỹ thuật cần thiết trong nhổ răng khôn
1.3. Do vấn đề nhiễm khuẩn
Nhiều tình trạng nhổ răng trong các cơ sở y tế không đảm bảo vấn đề khử trùng, vô trùng khiến cho tình trạng lây nhiễm viêm nhiễm rất dễ xảy ra. Ngoài ra, việc bệnh nhân không chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng cũng có thể khiến vết thương mổ răng bị nhiễm trùng. Vi khuẩn lây lan sang các vùng bên cạnh và xuống họng làm đau họng, viêm nhiễm. Vì thế, bệnh nhân nên chọn các bệnh viện và cơ sở y tế răng hàm mặt uy tín khi nhổ răng khôn.
2. Cách khắc phục vấn đề nhổ răng khôn xong bị đau họng
Tùy theo nguyên nhân tình trạng đau họng sau khi nhổ răng khôn mà cũng có những cách khắc phục khác nhau.
Tình trạng nhổ răng khôn đau họng do sự ảnh hưởng của nhóm cơ gần họng sẽ thường xuất hiện trong vài ngày đầu sau tiểu phẫu và có thể biến mất sau vài ngày. Trong khoảng thời gian này, để khắc phục tình trạng đau họng, bệnh nhân có thể áp dụng những cách như:
2.1. Chườm đá
Chườm đá lên vùng quai hàm sẽ giúp làm dịu cảm giác đau vùng cơ đang chịu kích ứng từ hệ quả nhổ răng. Cách làm này rất đơn giản: người bệnh chỉ cần cho một vài viên đá vào khăn sạch và tiến hành áp lên vùng quai hàm tầm 10 phút và tạm nghỉ kiểm tra đá trước khi tiến hành chườm đá lần thứ 2. Cách này cũng giúp giảm sưng nơi vị trí nhổ răng khôn.
Bệnh nhân chú ý sử dụng khăn có độ dày phù hợp để tránh bị bỏng da mặt, đồng thời vẫn truyền nhiệt qua lớp khăn hiệu quả.
2.2. Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối sẽ giúp bệnh nhân vệ sinh khoang miệng tốt hơn, phòng tránh vấn đề nhiễm khuẩn, đồng thời giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhớ không dùng nước muối súc miệng trong 24h sau nhổ răng bởi điều này có thể khiến máu khó đông hơn, khiến quá trình hồi phục bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân có thể mua nước muối ở các nhà thuốc hoặc tự pha nước muối ở nhà bằng công thức: hòa tan ½ muỗng cafe muối biển (không chứa iod) vào 1 cốc nước ấm và súc miệng trong khoảng 30 giây trước khi rửa lại bằng nước sạch.
2.3. Chế độ ăn
Sau khi nhổ răng, việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học theo chỉ định của bác sĩ là điều rất cần thiết để tránh vấn đề viêm nhiễm, bổ sung năng lượng phù hợp và giúp vết thương nhổ răng chóng phục hồi.
>>>>>Xem thêm: Thực hiện tầm soát ung thư vòm họng như thế nào?
Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sau nhổ răng khôn
Những thực phẩm người vừa nhổ răng số 8 nên ăn bao gồm:
– Các món ăn mềm, dễ nuốt, hạn chế việc nhau như cháo, súp, bánh mềm,…
– Ăn đa dạng đồ ăn để bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm vitamin, protein và các loại khoáng chất
– Các thực phẩm mát như sinh tố, sữa chua,… chúng cũng sẽ làm tăng sức đề kháng, giảm triệu chứng viêm và cảm giác đau cùng tình trạng phù nề.
Kiêng đúng cách sau nhổ răng số 8:
– Kiêng những thức ăn dai, phải nhai nhiều trong 1 – 2 tuần đầu sau nhổ răng.
– Kiêng thực phẩm quá cứng, quá giọng khiến nhai khó khăn và có thể đâm vào vị trí nhổ răng.
– Không ăn quá nóng hay quá lạnh, đều có thể gây kích ứng cho vết thương sau tiểu phẫu nhổ răng.
– Kiêng ăn các món nhiều đường dễ làm sâu răng và viêm nhiễm.
– Kiêng các loại nước uống có ga, các chất kích thích như cafe, bia rượu, thuốc lá,…
– Tránh các thực phẩm chua, có nhiều tính acid.
2.4. Điều trị viêm nhiễm sau nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ
Với các trường hợp viêm nhiễm, bệnh nhân nên đi khám để uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm phù hợp với tình trạng của mình. Thông thường, trước thời kỳ nhổ răng khôn, bệnh nhân đã được sử dụng thuốc nhằm phòng viêm nhiễm. Việc sử dụng thuốc sau đó cần theo sự tư vấn của bác sĩ nhằm tránh tình trạng sử dụng thuốc quá thời gian tối đa cũng như có liều lượng phù hợp.
Thực tế, việc nhổ răng khôn đau họng không nghiêm trọng. Điều quan trọng là, tùy từng trường hợp mà bệnh nhân nên có xử trí phù hợp. Bên cạnh đó, không quên việc sinh hoạt điều độ, có chế độ ăn uống lành mạnh, và thực hiện các phương pháp giảm đau khi cần thiết. Với trường hợp bệnh lý viêm nhiễm, những lời khuyên từ bác sĩ luôn là điều cần thiết để phòng ngừa biến chứng và chữa bệnh hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.