Đau thần kinh tọa ở chân và 3 điều nhất định phải biết

Đau thần kinh tọa ở chân là tình trạng người bệnh gặp phải các triệu chứng đau nhói, tê mỏi và mất cảm giác ở chân hoặc vùng bàn chân. Cơn đau thường gây ảnh hưởng ở một bên chân, ít khi xuất hiện đau nhức ở cả hai bên cùng lúc. Thông thường, cơn đau này không quá nghiêm trọng nhưng nó lại gây khó khăn cho người bệnh trong làm việc và sinh hoạt.  Để nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này, dù ở độ tuổi nào bạn cũng cần trang bị cho mình 3 thông tin cần biết dưới đây!

Bạn đang đọc: Đau thần kinh tọa ở chân và 3 điều nhất định phải biết

1. Dấu hiệu và nguyên nhân của đau thần kinh tọa ở chân

1.1 Dấu hiệu thường gặp của đau thần kinh tọa ở chân

Người bị đau dây thần kinh tọa thường bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực lưng dưới, đùi, chân và bàn chân. Đau nhói là dấu hiệu đặc trưng nhất của căn bệnh này. Hầu hết người bệnh trải qua sẽ có cảm nhận cơn đau theo nhiều cách khác nhau như:

– Đau như điện giật

– Đau âm ỉ liên tục

– Cơn đau gây khó chịu nhẹ và từ từ cải thiện 

Bên cạnh đó, cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên chân chứ hiếm khi ảnh hưởng cả hai chân cùng lúc.

Đau thần kinh tọa ở chân và 3 điều nhất định phải biết

Cơn đau thần kinh tọa gây đau nhói ở khu vực một bên chân

1.2. Một số dấu hiệu khác

Không chỉ đau nhức ở chân và bàn chân, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng khác như:

– Ngứa ran, châm chích ở vùng chân

– Yếu cơ ở bắp đùi

– Yếu chân và cơ chân, khó khăn nâng bàn chân khi đi bộ

– Tê ở vùng bắp chân, gót chân, lòng bàn chân hoặc vùng mu bàn chân

Không phải tất cả những người mắc phải đau thần kinh tọa ở chân đều gặp hết tất cả các triệu chứng này. Mỗi người sẽ trải qua các triệu chứng bệnh không giống nhau. Do đó, cách tốt nhất là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

1.3. Nguyên nhân của đau thần kinh tọa ở chân

Căn bệnh này xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân bởi mọi tác động tới hệ thần kinh cũng có thể gây kích ứng và nảy sinh cơn đau nhức. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau ở chân như là:

– Người bệnh có các bệnh lý xương khớp ở vùng lưng và thắt lưng

– Từ các chấn thương ở vùng lưng, hông, chân nhưng không được điều trị cẩn thận

– Sai tư thế trong làm việc, sinh hoạt hay các thói quen không tốt: đi giày cao gót cả ngày, đứng nhiều, ngồi nhiều,… Những yếu tố này dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm và về lâu dài hình thành nên cơn đau dây thần kinh tọa ở vùng chân. 

Đau thần kinh tọa ở chân và 3 điều nhất định phải biết

Người thường xuyên đi giày cao gót có khả năng cao bị đau thần kinh tọa

2. Điều trị bệnh như nào để mang lại hiệu quả tốt

Phần lớn những trường hợp đau dây thần kinh tọa không nghiêm trọng. Tình trạng bệnh được cải thiện sau vài tuần hoặc vài tháng nghỉ ngơi. Người bệnh cần tới bệnh viện để kiểm tra, thăm khám để được chẩn đoán tình trạng, mức độ mình đang gặp phải. Từ đó, bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao

2.1. Chẩn đoán tình trạng

Trước khi nhận và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp thì chẩn đoán là bước cực kỳ quan trọng và cần thiết. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ chuyên môn sẽ:

– Khai thác lịch sử triệu chứng, đồng thời kiểm tra các cơn đau ở lưng dưới, mông, đùi và phản xạ ở hai chân người bệnh. 

– Kiểm tra phản ứng của các dây thần kinh chịu trách nhiệm hoạt động co duỗi chân.

– Yêu cầu bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI. Với kết quả thu được, bác sĩ sẽ quan sát được các dây thần kinh ở hông, xung quanh các mô mềm và tình trạng viêm xung quanh các dây thần kinh.

– Chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp CT, nhằm xác định các bất thường ở đĩa đệm như thoát vị đĩa đệm hoặc phồng đĩa đệm.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp câu hỏi xung quanh việc mổ thay xương khớp háng

Đau thần kinh tọa ở chân và 3 điều nhất định phải biết

Bác sĩ chỉ định các danh mục thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh

2.2. Các cách thức điều trị hiệu quả

Nếu tình trạng bệnh thuộc mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Ở một số trường hợp sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu có. Phẫu thuật thường được chỉ định cho trường hợp đau thần kinh tọa ở chân dữ dội trong một thời gian dài và không đáp ứng được phương pháp điều trị bằng thuốc.

Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, chưa quá nghiêm trọng thì người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Điển hình như:

– Dành thời gian nghỉ ngơi

– Chườm ấm hoặc chườm lạnh nhằm ngừa cơn đau tạm thời và kháng viêm

– Massage chân nhẹ nhàng giúp kích thích lưu lượng máu trong cơ thể, hỗ trợ giảm căng thẳng và giải phóng áp lực lên các dây thần kinh

– Kết hợp các bài tập tập thể dục nhẹ nhàng

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt ưu tiên bổ sung vitamin B12

3. Ngăn ngừa bệnh bằng cách nào?

Hiện nay, đau dây thần kinh tọa ở khu vực chân và bàn chân đã xuất hiện ở cả người trẻ tuổi. Do đó, mỗi người cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sau đây:

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh, bởi tình trạng béo phì cũng là yếu tố gián tiếp gây bệnh

– Không hút thuốc hay tiêu thụ các chất/đồ uống có cồn

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm tốt như: chuối, thịt gà,…

– Thực hiện các bài tập giãn cơ từ 15-30 phút mỗi ngày

– Kiểm soát stress và có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi giữa những lúc làm việc căng thẳng

Đau thần kinh tọa ở chân và 3 điều nhất định phải biết

>>>>>Xem thêm: Thiếu ngủ đau đầu “ẩn nấp” nhiều bệnh nguy hiểm

Tập các bài yoga sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Có thể thấy, đau thần kinh tọa ở chân không chỉ gây ra cơn đau khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày. Khi xuất hiện các cơn đau bất thường ở chân, bạn cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán xem mình có mắc phải căn bệnh này hay không nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *