Tìm hiểu về trám răng sâu lỗ nhỏ

Răng bị thủng lỗ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó cũng có thể là một triệu chứng của căn bệnh sâu răng. Tình trạng này nếu để lâu ngày thì dù chỉ từ một lỗ nhỏ cũng có thể gây biến chứng. Thông thường, phương pháp điều trị phổ biến là trám răng sâu lỗ nhỏ. Vậy sau khi thực hiện người bệnh cần lưu ý gì?

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về trám răng sâu lỗ nhỏ

1. Sâu răng có thể tự khỏi mà không cần điều trị được không?

Răng là một bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người. Điều này là bởi răng không thể tự chữa lành, khôi phục theo thời gian sau khi đã bị tổn thương. Nếu răng bị sâu, người bệnh sẽ chỉ ngày càng nhận thấy tình trạng nặng hơn chứ không thuyên giảm nếu không được điều trị. Do đó, khi gặp các vấn đề về răng miệng như sâu răng, ta cần nhanh chóng tới nha khoa để được kiểm tra, điều trị sớm.

Tìm hiểu về trám răng sâu lỗ nhỏ

Răng sâu xuất hiện lỗ không thể tự khỏi nếu không điều trị nha khoa

Thông thường, sâu răng sẽ phát triển âm thầm từ nông cho tới sâu và từ nhẹ nhàng cho tới nặng. Tốc độ sâu răng phát triển nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào việc giữ vệ sinh răng miệng và phòng tránh của từng cá nhân. Khi răng đã bị sâu mà không được vệ sinh tốt, vi khuẩn sẽ đọng lại càng nhiều, sâu răng tiến triển càng nhanh chóng.

Tóm lại, sâu răng không thể tự khỏi. Do đó, để tránh tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng tới ăn nhai cùng tính thẩm mỹ. Để tránh tình trạng này, người bệnh cần điều trị sớm và chăm sóc thích hợp.

2. Những dấu hiệu răng sâu bị thủng lỗ nhỏ

Sâu răng là một tình trạng bệnh lý về răng miệng nhiều người mắc phải. Tình trạng này gây nên lỗ thủng nhỏ khi mới bắt đầu sâu. Để nhận biết, ta có thể dựa trên một số dấu hiệu sau:

– Răng khi chuẩn bị xuất hiện lỗ thủng nhỏ sẽ thường gặp tình trạng xỉn màu hơn những vị trí răng khác.

– Mùi hôi khó chịu bốc ra từ trong khoang miệng.

– Răng xuất hiện những nốt trắng nhỏ rồi dần chuyển nâu. Cuối cùng, trên răng sẽ xuất hiện lỗ nhỏ.

Sâu răng khi bị thủng lỗ nhỏ sẽ thường có màu nâu rồi dần chuyển sang đen. Khi mới xuất hiện, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau đớn. Những lỗ thủng này sẽ thường ở trên bề mặt nha, những kẽ răng hoặc chân răng, bề mặt ngang của răng.

3. Nguyên nhân khiến răng thủng lỗ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân có thể gây tình trạng răng sâu bị thủng lỗ nhỏ. Sau đây là một vài những nguyên do chính:

3.1 Cấu trúc men răng yếu

Với những trường hợp bệnh nhân bị men răng yếu thường sẽ dễ gặp các vấn đề về răng miệng. Việc men răng yếu thường bắt nguồn từ bẩm sinh hoặc trong quá trình ăn uống không bổ sung đủ các chất như kẽm, canxi, sắt, …

3.2 Hấp thụ nhiều chất bột, đường

Trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày nếu chứa quá nhiều những chất như tinh bột, đường sẽ gây tổn hại răng miệng. Những chất trong bánh, kẹo, nước có ga, … khi được hấp thụ một lượng lớn mỗi ngày thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, điều này cũng làm tăng khả năng bị thủng lỗ nhỏ do chất này bám lại tại kẽ răng. Đây sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây tổn hại cho răng.

3.3 Thực hiện chăm sóc răng miệng không đúng cách

Việc chăm sóc răng miệng không phù hợp là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng răng bị thủng lỗ nhỏ. Điều này là bởi sau mỗi bữa ăn, thức ăn sẽ bám rất nhiều trên bề mặt răng. Nếu như ta không đánh răng hay chải răng không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn có hại biến đổi thức ăn mắc lại thành axit. Chúng gây mảng bám, tấn công răng, dẫn tới sâu răng.

3.4 Thiếu nước

Thiếu nước là vấn đề tưởng không liên quan tới sâu răng nhưng lạ là một trong những yếu tố khiến răng xuất hiện lỗ. Điều này là bởi cơ thể thiếu nước khiến miệng rơi vào tình trạng bị khô, thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò giúp rửa sạch răng, loại bỏ những mảng bám ở trên răng. Đồng thời, tình trạng sâu răng phát triển sẽ được hạn chế, trung hòa lượng axit.

4. Có cần thiết trám răng sâu lỗ nhỏ?

Tìm hiểu thêm: Sinh mổ có được ăn trứng gà không?

Tìm hiểu về trám răng sâu lỗ nhỏ

Răng sâu khiến người bệnh đau nhức, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày

Răng bị thủng lỗ nhổ tuy không gây quá nhiều những tác hại tới răng miệng nhưng lâu ngày. Tình trạng này có thể biến chứng tới nhiều vấn đề:

– Người bệnh sẽ phải trải qua những cơn đau khó chịu ngay cả khi không ăn uống. Do vậy, bệnh nhân sẽ thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, giảm hiệu quả công việc và chất lượng sống.

– Tính thẩm mỹ của toàn hàm răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Khi răng bị sưng tấy, đau nhức có thể khiến má và mặt người bệnh bị lệch. Điều này là do răng bị lỗ dẫn tới viêm, áp xe.

– Gây nên mùi hôi xuất hiện ở trong khoang miệng. Vi khuẩn ở trong những mảng bám, cao răng khi tiếp xúc vs những vụn thức ăn thừa sẽ gây nên axit làm hơi thở có mùi chua khó chịu.

– Người bệnh gặp khó khăn khi ăn nhai do bị đau nhức.

Do đó, ngay từ khi sâu răng lỗ nhỏ, người bệnh cần lưu ý điều trị bằng phương pháp hàn trám. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ sạch  những mô răng đã bị sau và hàn trám, phục hình lại. Răng sẽ chắc khỏe, thẩm mỹ như ban đầu.

5. Những lưu ý cần thực hiện sau khi trám răng sâu

Tìm hiểu về trám răng sâu lỗ nhỏ

>>>>>Xem thêm: Tham khảo cấy que tránh thai giá bao nhiêu?

Người bệnh sau khi hàn trám cần thực hiện một số lưu ý để đảm bảo hiệu quả điều trị

Để đảm bảo về tính an toàn và tính hiệu quả sau khi hàn trám răng sâu, người bệnh cần lưu ý:

– Không nên ăn ngay sau khi hàn xong mà hãy để chất liệu trám răng có thời gian được đông cứng lại. Tốt nhất, bệnh nhân nên ăn sau khoảng 2 tiếng đã thực hiện trám răng để tránh tác động tới vị trí mới trám.

– Không nên ăn những món quá nóng, lạnh hay quá dai, cứng. Điều này sẽ khiến răng mới hàn chịu tác động không tốt. Đó là bởi răng hàn chưa kịp thích nghi với lực nhai, còn khá mới.

– Hạn chế ăn những loại thực phẩm gây hại cho men răng như socola, bánh, kẹo, …

– Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, nhẹ nhàng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thực hiện trám răng sâu lỗ nhỏ. Nếu người bệnh nhận thấy dấu hiệu nào bất thường cần báo ngay  bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *