Bị bệnh đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không?

Đạp xe là bộ môn thể thao được ưa chuộng hiện nay do có tính lành mạnh và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hệ xương khớp. Tuy nhiên, đối với những người bị đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bị bệnh đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không?

1. Người bị đau thần kinh tọa có nên đạp xe không và lợi ích của phương pháp này

1.1. Làm rõ vấn đề đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không

Đau dây thần kinh tọa khiến cho người bệnh phải chịu các cơn đau khởi phát ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống vùng mông, mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân và cuối cùng là ngón chân. Bệnh thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó việc người bệnh bị chấn thương cột sống thắt lưng, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống là các nguyên nhân phổ biến nhất.

Thông thường, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa được tư vấn dùng thuốc kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ, vật lý trị liệu và duy trì các thói quen tập luyện để giúp nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, các chuyên gia cho biết, người bị đau dây thần kinh tọa hoàn toàn có thể luyện tập đạp xe. Bởi việc đạp xe sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa, tăng cường sức cơ, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và duy trì độ bền cho hệ cơ xương khớp.

Tuy nhiên, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cần phải đạp xe đúng cách. Bởi việc đạp xe sai cách, đạp xe quãng đường dài hoặc trên đường gồ ghề có thể làm họ khởi phát cơn đau cấp tính hoặc khiến cho cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Bị bệnh đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không?

việc đạp xe có thể hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả

1.2. Lợi ích của phương pháp đạp xe với người bị đau thần kinh tọa

Đối với bộ môn đạp xe, nếu được người bệnh thực hiện đúng cách có thể giúp họ cân đối hai bên của cơ thể, đồng thời giúp cân bằng độ đàn hồi cũng như sức bền cho phần cột sống.

Ngoài ra, đạp xe khi bị đau thần kinh tọa còn mang tới nhiều lợi ích khác cho người bệnh như:

Giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh của cơ thể

Việc đạp xe liên tục có thể giúp cho người bệnh tiêu hao từ khoảng 300 – 400 calo/h. Điều này giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh cho cơ thể và giảm cân với những người bị thừa cân béo phì. Bởi cân nặng dư thừa sẽ khiến gia tăng áp lực lên cột sống và khiến dây thần kinh tọa tổn thương. Từ đó làm cho tổn thương lan rộng, cơn đau trở nên nghiêm trọng và thường xuyên tái phát.

Giúp cơ bắp trở nên săn chắc

Thường xuyên đạp xe cũng có thể giúp bệnh nhân tăng cường sức cơ và khiến cho cơ bắp săn chắc. Bởi khi thực hiện động tác đạp xe thì cơ bắp sẽ được tác động nhiều nhất, đặc biệt là khi vị trí tiếp xúc với bàn đạp chính là gót chân.

Giúp cơ xương khớp được khỏe mạnh hơn

Theo nghiên cứu, việc đạp xe 30 phút mỗi ngày có thể giúp chúng ta tăng mật độ xương, ổn định ổ khớp (đặc biệt là phần khớp gối) và củng cố hệ xương chắc khỏe. Bởi khi bạn đạp xe, các bộ phận sẽ được phối hợp nhịp nhàng và vận động một cách hiệu quả, đồng thời các khớp sẽ được hỗ trợ bởi dây chằng, cơ và gân nên sẽ linh hoạt và khỏe mạnh hơn.

Giúp hỗ trợ giảm đau

Đạp xe giúp cho cột sống chúng ta được cân bằng, ổn định và linh hoạt hơn trong khi hoạt động. Điều này có tác dụng giúp xoa dịu vị trí tổn thương, giảm áp lực lên dây thần kinh tọa cũng như giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý đạp xe đúng cách, với cường độ và thời gian thích hợp.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về thuốc Diprospan trị viêm xương khớp & Bảng giá

Bị bệnh đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không?

Đạp xe giúp cột sống của bạn được ổn định và linh hoạt hơn

2. Người bệnh bị đau thần kinh tọa khi đạp xe cần lưu ý gì?

Để có thể luyện tập đạp xe một cách an toàn khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh cần lưu ý nghỉ ngơi khoảng 5 phút nếu cảm thấy cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường như tê nhức, đau nhói,…

Trường hợp cảm giác trên không thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi thì người bệnh nên tiến hành đạp xe chậm rãi hoặc đi bộ về nhà. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách xử lý nếu cơn đau và tê có biểu hiện kéo dài.

Ngoài ra, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề khác như:

– Bạn nên mang giày chuyên dụng dành riêng cho người đạp xe. Không nên đi chân đất hoặc mang dép lê để tránh việc làm giảm tác dụng và hạn chế phát sinh cơn đau.

– Trong thời gian đạp xe, bệnh nhân nên giữ lưng thẳng, đồng thời giữ cho tay, vai và cổ thẳng, không nên cong vẹo để tránh việc tạo áp lực lên dây thần kinh tổn thương và giảm hiệu quả chữa bệnh.

Bị bệnh đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh lý rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân và phân loại

Cần chú ý lựa chọn giày phù hợp để vận động

Trên đây là các thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề người bị đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không. Có thể nói, việc đạp xe sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh giảm đau, ổn định cột sống, hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa… Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý đạp xe đúng cách và đúng tư thế để tránh gây tổn thương cho cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *