Trẻ 1 tuổi bị sâu răng và những vấn đề cần lưu ý

Trẻ 1 tuổi bị sâu răng không phải tình trạng hiếm gặp. Điều này đã gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sinh hoạt của trẻ. Để khắc phục tình trạng này, tránh biến chứng, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Bạn đang đọc: Trẻ 1 tuổi bị sâu răng và những vấn đề cần lưu ý

1. Vì sao trẻ 1 tuổi bị sâu răng?

Ở giai đoạn 1 tuổi, hàm răng của trẻ đã mọc khá nhiều. Khi đó, những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra nếu răng trẻ không được chăm sóc phù hợp. Và sau đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ 1 tuổi:

1.1 Ăn nhiều đồ ngọt

Trẻ 1 tuổi bị sâu răng và những vấn đề cần lưu ý

Ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến răng trẻ bị tấn công bởi vi khuẩn dẫn tới sâu răng

Phần lớn nguyên nhân trẻ nhỏ bị sâu răng bắt nguồn từ thói quen ăn uống hàng ngày. Cụ thể chính là hiện tượng trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt. Những món ăn yêu thích của trẻ như kem, socola, bánh, kẹo, … đều là tác nhân. Khi đó, hàm lượng đường cao sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hàm răng.

Ngoài ra, việc trẻ nhỏ uống các loại nước như nước ngọt, nước trái cây, … nhiều cũng có thể dẫn đến sâu răng. Răng của trẻ khi thường xuyên tiếp xúc với những loại đồ uống này sẽ bị đường, phẩm màu trong đó bao bọc. Từ đó, nguy cơ tổn thương men răng ngày càng tăng dẫn tới nhiễm trùng.

1.2 Di truyền

Theo như kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy sâu răng ở trẻ nói chung có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Cụ thể, trẻ gặp khiếm khuyết về men răng từ khi mới mọc răng. Điều này có nghĩa do gen di truyền của bố mẹ. Nếu bố mẹ có men răng không khỏe mạnh, yếu và mỏng thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ gặp tình trạng như vậy. Do đó, khi bị tác động, răng sẽ nhanh chóng bị bào mòn, sâu răng.

1.3 Thói quen bú bình vào buổi đêm

Nhiều trẻ có thói quen ăn, bú bình vào buổi đêm. Điều này rất dễ gây nên tình trạng sâu răng. Nguyên nhân là do trong sữa có đường và có thể bám ở trên răng nhiều giờ. Đây chính là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công hàm răng của trẻ.

1.4 Thiếu hụt fluoride

Fluoride là một loại khoáng chất có trong tự nhiên. Chất này có trong nhiều loại thực phẩm, nước. Fluoride có tác dụng bảo vệ răng và giúp răng phục hồi những tổn thương khi mới ở giai đoạn đầu. Khoáng chất này có thể được bổ sung vào trong nước máy, trong kem đánh răng và cả nước súc miệng. Trẻ em sử dụng nước không được bổ sung fluoride hay kem đánh răng không có chứa fluoride thường nguy cơ bị sâu răng cao hơn những trẻ khác.

2. Những ảnh hưởng từ việc trẻ 1 tuổi bị sâu răng

Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư tiêu hóa bằng phương pháp nào?

Trẻ 1 tuổi bị sâu răng và những vấn đề cần lưu ý

Sâu răng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ

2.1 Đau răng khiến trẻ khó chịu

khi trẻ 1 tuổi mắc bệnh sâu răng sẽ gây những cơn đau nhức, khó chịu. Khi sâu răng vào tủy sẽ dẫn tới viêm tủy, hoại tử tủy và kéo theo tình trạng đau nhức nhiều hơn. Khi đó, cha mẹ sẽ cần bận tâm về sự biếng ăn, lười bú của trẻ. Điều này là do trẻ ăn thấy không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hấp thụ dưỡng chất của trẻ. Đặc biệt, đây là giai đoạn quan trọng để cơ thể trẻ phát triển toàn diện.

2.2 Răng vĩnh viễn mọc bị lệch lạc

Tới khoảng 6 tuổi là giai đoạn trẻ thay răng. Khi đó những chiếc răng sữa sẽ lần lượt được thay bằng răng vĩnh viễn. Thế nhưng trong trường hợp răng sữa bị sâu hỏng cần nhổ bỏ sớm trước khi tới giai đoạn thay răng sẽ gây mất định hướng các răng vĩnh viễn. Lúc này trẻ sẽ rơi vào tình trạng răng bị mọc lệch lạc, khấp khểnh hoặc thậm chí là bị lệch khớp cắn.

2.3 Cản trở tới sự phát triển của cấu trúc hàm

Những chiếc răng sữa có vai trò quan trọng trong việc cung hàm phát triển. Trong quá trình trẻ ăn uống, ăn nhai ở trên răng sẽ giúp tạo sự kích thích, xương hàm sẽ phát triển ổn định hơn, cân đối hơn. Vì vậy, nếu như răng sữa ở trẻ nhỏ bị sâu hỏng sẽ khiến cho xương hàm chậm phát triển, phát triển kém gây sai lệch cấu trúc hàm.

3. Những vấn đề cần lưu ý để khắc phục tình trạng sâu răng ở trẻ 1 tuổi hiệu quả

Tình trạng trẻ bị sâu răng nếu được phát hiện sớm có thể điều trị đơn giản hơn. Do đó, khi cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu trẻ bị sâu răng thì cần có những biện pháp xử lý kịp thời ngay. Giai đoạn khi mới chớm sâu, cha mẹ có thể điều trị cho rẻ tại nhà như sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cùng chế độ chăm sóc phù hợp. Đây chính là phương pháp hiệu quả đối với những trường hợp mới bị sâu răng. Khi đó, trẻ sẽ được sát khuẩn, giảm đau răng ngay tức thì, hạn chế được tình trạng sâu răng ăn vào răng.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, tư vấn điều trị. Răng sữa của trẻ cần phải được bảo vệ cho tới giai đoạn thay răng. Điều này để đảm bảo về khả năng ăn nhai. phát âm. Sức khỏe răng miệng của trẻ nói chung sau này cũng sẽ được đảm bảo.

Trong trường hợp sâu răng đã ở mức độ nặng, cha mẹ sẽ cần lưu ý không can thiệp những biện pháp điều trị tại nhà mới trẻ. Thay vào đó, ta cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

4. Biện pháp điều trị tình trạng sâu răng ở trẻ 1 tuổi

Trẻ 1 tuổi bị sâu răng và những vấn đề cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Cách nhận biết ung thư dạ dày từ giai đoạn đầu

Phương pháp điều trị sâu răng cho trẻ sẽ được chỉ định theo tùy tình trạng cụ thể

Điều trị răng sâu ở trẻ 1 tuổi sẽ có những khác biệt với ở người lớn. Nguyên nhân là do răng trẻ 1 tuổi vẫn chưa hoàn tất phát triển, còn nhạy cảm. Sau đây là một số phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ 1 tuổi:

– Chăm sóc răng miệng cho trẻ phù hợp: Lau chùi chăm trẻ mỗi ngày bằng khăn ướt hay bàn chải mềm. Bên cạnh đó sau mỗi bữa ăn, trẻ nên được uống nước, súc miệng.

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt.

– Sử dụng cho trẻ nước và kem đánh răng chứa fluoride. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể dùng thuốc nhỏ giọt có chứa fluoride cho trẻ.

– Sử dụng những loại vật liệu phục hồi: Điều này sẽ được bác sĩ chỉ định tùy theo tình trạng cụ thể.

Trên đây là những nội dung về trẻ mới 1 tuổi đã bị sâu răng và những vấn đề cần lưu ý. Hy vọng qua đó, các bậc phụ huynh đã biết cách để chăm sóc răng miệng bé thêm khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *