Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch nguy hiểm ra sao?

Có không ít người chủ quan khi mắc phải căn bệnh viêm khớp thái dương hàm nổi hạch. Điều này dẫn tới hàng loạt hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cho sức khỏe và xương khớp quai hàm của người bệnh.

Bạn đang đọc: Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch nguy hiểm ra sao?

1. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm nổi hạch

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng rối loạn ở phần khớp hàm và phần cơ mặt xung quanh của con người. Một trong số triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là hiện tượng nổi hạch, gây nên sự đau nhức phần hạch ở cổ và ảnh hưởng tới các bộ phận xung quanh.

Căn bệnh viêm và nổi hạch ở khớp hàm này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này, điển hình là các trường hợp sau đây:

src1.1. Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch do yếu tố bệnh lý

Tình trạng khớp sưng và đau kéo dài

Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh viêm khớp thái dương hàm có nổi hạch đó là do các cơn sưng đau kéo dài liên tục trong khoảng thời gian dài.

srcBị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng và nhiễm khuẩn cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Đặc biệt, với những người thường có thói quen xấu như: mút ngón tay, cắn móng tay, cắn môi,… sẽ có nguy cơ đối diện với căn bệnh này cao hơn người bình thường.

srcMắc các bệnh lý viêm khớp

Những người từng có tiền sử mắc các bệnh lý viêm khớp thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm có nổi hạch. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra do thoái hóa khớp như: khớp cổ gối, khớp cổ tay và khớp khuỷu,… thường gặp với người cao tuổi. Đó cũng là lý do vì sao bệnh viêm thấp khớp là chiếm tới 50% nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp thái dương hàm.

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch nguy hiểm ra sao?

Những người từng có tiền sử mắc các bệnh lý viêm khớp thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp hàm nổi hạch

1.2. Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch do yếu tố bên ngoài

srcDo người bệnh gặp chấn thương

Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn tới sự xuất hiện của bệnh lý này là bởi người bệnh gặp phải chấn thương ở vùng quai hàm do bị ngã khi lao động, va đập mạnh, tai nạn giao thông,…

srcDo thói quen hàng ngày

Một vài thói quen hàng ngày của người bệnh như: há miệng quá rộng và đột ngột, nghiến răng khi ngủ,… cũng có khả năng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện của bệnh. Ngoài ra, các hiện tượng liên quan đến răng miệng như: nhổ răng khôn, răng mọc lệch, nhổ răng hàm,… hoặc căng thẳng đều có thể dẫn tới bệnh lý viêm khớp này.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm khớp vai và cách điều trị hiệu quả tối ưu

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch nguy hiểm ra sao?

Một vài thói quen hàng ngày của người bệnh cũng có khả năng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện của bệnh

2. Viêm khớp hàm nổi hạch – Bệnh lý nguy hiểm cần đề phòng

Thông thường, những triệu chứng ban đầu của bệnh khá mơ hồ và bệnh nhân rất khó để nhận biết sớm. Chính điều này đã khiến cho hàng loạt người bệnh chủ quan và dẫn tới nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề nguy hiểm như sau:

2.1. Bị đau nhức dữ dội ở phần khớp thái dương hàm

Bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp phải các tình trạng đau nhức và khó chịu ở khớp thái dương hàm (có thể xảy ra ở một bên hàm hoặc cả hai bên). Bắt đầu bằng những cơn đau nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, càng về sau, cơn đau này sẽ nặng lên, diễn ra liên hồi, nhất là ở vị trí nổi hạch, khiến cho bệnh nhân mệt mỏi. Đồng thời, khi hạch ở vùng cổ càng bị sưng to thì cơn đau nhức sẽ càng dữ dội hơn.

2.2. Người bệnh không thể cử động khớp hàm

Với trường hợp bệnh viêm khớp thái dương hàm có nổi hạch tiến triển nặng, người bệnh sẽ không thể nào cử động được phần khớp hàm bởi các cơn đau liên tục diễn ra và khớp hàm trở nên cứng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng bị viêm khớp thái dương hàm mạn tính và không thể há miệng được.

2.3. Bị mỏi hàm, xuất hiện tiếng lụp cục khi nhai

Một số bệnh nhân mắc bệnh còn gặp phải tình trạng mỏi hàm, chỉ cần một cử động nhẹ ở hàm cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn. Đồng thời, trong quá trình nhai, họ còn nghe thấy những tiếng kêu lụp cục xuất hiện ở trong miệng, khiến cho việc nhai thức ăn gặp rất nhiều khó khăn.

2.4. Bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nóng sốt, đau đầu

Viêm khớp thái dương hàm có nổi hạch còn khiến cho bệnh nhân liên tục gặp phải các triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, ù tai, hoa mắt,… Một khi hạch nổi càng lớn thì sức khỏe của người bệnh sẽ càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, người bệnh còn có thể gặp phải những cơn sốt, nóng, cảm thấy khó chịu trong người, nhất là vào khoảng thời gian chiều tối.

2.5. Tình trạng cơ nhai phì đại và biến dạng khuôn mặt

Trên thực tế, có rất nhiều bệnh nhân bị bệnh viêm khớp hàm nổi hạch phải đối diện với tình trạng đó là cơ nhai phì đại và bị sưng to lên. Điều này khiến cho khuôn mặt của họ trở nên mất cân đối. Có thể một bên mặt hoặc ở cả hai bên bị sưng phù lên, thậm chí là biến dạng. Người bệnh lúc này sẽ gặp khó khăn trong việc nói chuyện và thực hiện các hoạt động có liên quan đến cơ mặt.

2.6. Tình trạng giãn khớp quai hàm

Bệnh viêm khớp hàm nổi hạch nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên tình trạng bị giãn khớp. Lúc đầu, người bệnh chỉ bị dính giữa phần đĩa khớp với đầu xương. Tuy nhiên, khi bệnh càng trở nặng thì sẽ gây ra thủng đĩa khớp, phá hủy đầu xương khiến cho khớp bị xơ cứng. Điều này khiến người bệnh không thể há miệng do phần khớp hàm không hoạt động như bình thường.

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch nguy hiểm ra sao?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân – triệu chứng bệnh phồng lồi đĩa đệm

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm

Mặc dù bệnh viêm khớp hàm nổi hạch không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống cũng như thực hiện hoạt động nói. Về lâu dài, bệnh có thể gây nên hàng loạt biến chứng nguy hiểm vì các loại hạch nằm dọc vùng khớp hàm có thể bị sưng to. Vì vậy, chúng ta hãy luôn chú ý đến sức khỏe, tiến hành thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh để biến chứng nguy hiểm về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *