Viêm khớp vùng chậu (viêm khớp cùng chậu) là một bệnh khớp thường có chiều hướng tiến triển mạn tính và kéo dài. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều hậu quả rất đáng tiếc. Đặc biệt, đối với nam giới, người hoạt động thể lực mạnh sẽ dễ mắc căn bệnh này hơn.
Bạn đang đọc: Nam giới đừng chủ quan với bệnh viêm khớp vùng chậu
1. Thế nào là bệnh viêm khớp vùng chậu?
Đây là tình trạng viêm xuất hiện ở 2 khớp cùng chậu. Các khớp này nối liền giữa phần xương cùng cụt dưới cột sống thắt lưng và phía sau hai xương cánh chậu. Khi bị viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân sẽ cảm thấy bị đau âm ỉ ở vùng cột sống thắt lưng và lan dần xuống vùng giữa hai mông, đùi.
Nếu như với nữ giới, viêm khớp cùng chậu xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ mang bầu và sau sinh với nguyên nhân chính liên quan đến hệ tiết niệu thì ở nam giới lại có nhiều điểm khác biệt hơn. Ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp cùng chậu ở nam giới đang ngày càng gia tăng nhanh, ẩn giấu sau đó là hàng loạt căn bệnh nguy hiểm cần lưu ý.
Tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp cùng chậu ở nam giới đang ngày càng gia tăng nhanh
2. Nguyên nhân và dấu hiệu gây bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới
2.1. Vì sao nam giới mắc bệnh viêm khớp vùng chậu?
Viêm khớp cùng chậu tưởng chừng là căn bệnh sẽ mắc nhiều hơn ở nữ giới, nhưng vẫn xảy ra ở khá nhiều nam giới. Đây là bệnh lý thực chất về khớp với nguyên nhân có thể là do một số tác động như sau:
– Người có tiền sử bị bệnh viêm khớp: Với những nam giới đã từng mắc các bệnh lý về khớp như bệnh viêm khớp gây hao mòn, bệnh viêm khớp xuất hiện vảy nến,… đều sẽ có nguy cơ dẫn tới bệnh viêm khớp cùng chậu.
– Người có tiền sử bị mắc các bệnh lý về cột sống
– Người bị mắc các bệnh như: viêm khớp phản ứng, cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến,…
– Do gặp phải các chấn thương: Thông thường, nam giới sẽ có chế độ sinh hoạt và hoạt động mạnh và nặng hơn, nên khi vận động cơ thể quá sức sẽ dễ gây tổn thương cho cơ khớp xương. Bên cạnh đó, một số động tác mạnh hoặc bị phản ứng đột ngột tác động lên vùng khớp cùng chậu cũng sẽ gây tác động mạnh tổn thương các khớp cùng chậu.
– Do người bệnh bị nhiễm trùng tại vùng khớp cùng chậu
– Do bị mắc các bệnh lý về đường ruột như bệnh viêm đại trực tràng, viêm ruột thừa,…
– Do các bệnh lý nam khoa gây biến chứng như bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
– Người có chế độ sinh hoạt và làm việc không khoa học
– Do ngồi làm việc bị sai tư thế, thường xuyên phải khuân vác nặng nhọc,… cũng sẽ tác động tiêu cực đến phần khớp cùng chậu.
– Ngoài ra, một số nguyên nhân gây bệnh khác đó là: do bệnh đường tình dục khởi phát, cơ địa, yếu tố di truyền, béo phì, loãng xương,…
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu thoái hóa khớp háng cần lưu ý
Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bênh viêm khớp cùng chậu
2.2. Dấu hiệu của bệnh viêm khớp vùng chậu ở nam giới
– Cảm thấy cơn đau tại vùng khớp cùng chậu: Tình trạng đau nhức xuất hiện ở vùng lưng dưới, sau đó lan dần xuống vùng mông và đùi. Tuy nhiên, đau nhức do viêm khớp cùng chậu sẽ không lan xuống quá khu vực đầu gối như những căn bệnh xương khớp khác.
– Bị cơ cứng khớp: Vùng khớp cùng chậu của người bệnh sẽ khó cử động, cơ cứng sau khi ngủ dậy lúc buổi sáng. Bệnh nhân sẽ mất tầm khoảng 15 phút xoa bóp thì sau đó vận động vùng chi dưới mới có thể trở lại bình thường.
– Bị bỏng rát ở vùng khớp viêm nhiễm: Phần da bên ngoài của khớp cùng chậu bị ửng đỏ, cảm giác bỏng rát và khó chịu.
– Người bệnh hạn chế vận động: Người bệnh không thể co gập, duỗi và khoanh chân như bình thường, dáng đi lúc này cũng bị biến đổi.
– Một số triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân sẽ thấy sốt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rét run vào ban đêm,…
4. Cách chẩn đoán viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Để có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh này, các bác sĩ sẽ cần tiến hành:
– Tiến hành kiểm tra các triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải và thực hiện các phương pháp thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ nhấn vào những điểm ở vùng mông và hông, đồng thời di chuyển hai chân để thử xem phản ứng của cơ thể người bệnh.
– Với một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm trực tiếp một loại thuốc tê vào vùng khớp để xác định chính xác cơn đau tại khớp cùng chậu ở phần thắt lưng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bằng cách này thường cho kết quả với độ chính xác là không cao bởi thuốc tiêm có thể lây lan sang khu vực khác.
– Phương pháp chụp X-quang cũg được áp dụng để kiểm tra chính xác những tổn thương ở vùng khớp cùng chậu.
– Nếu nghi ngờ bị viêm cột sống dính khớp thì người bệnh cần thực hiện thêm phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI.
6. Một số phương pháp giúp phòng bệnh viêm khớp cùng chậu
Để giúp phòng ngừa bệnh, bạn cần thực hiện kết hợp các biện pháp như:
– Nếu bị các bệnh về viêm đại trực tràng hoặc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu thì cần tích cực điều trị triệt để, tránh gây ra các biến chứng về sau.
– Bạn cần uống nước đầy đủ, nhất là vào thời tiết nắng nóng để giúp phòng bệnh sỏi tiết niệu vì căn bệnh này dễ gây viêm đường tiết niệu do sỏi.
– Thực hiện phòng tránh và xử lý tốt những chấn thương ở vùng đáy chậu hoặc dập đứt niệu đạo,…
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Bạn hãy chú ý duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa bệnh
Hiện nay, phần lớn bệnh nhân bị chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp cùng chậu khi còn trẻ nếu không điều trị hiệu quả thì lúc về già sẽ gặp nhiều biến chứng do tình trạng lão hóa sụn khớp. Chính vì vậy, nếu gặp những triệu chứng bất thường tại vùng khớp cùng chậu, bạn nên tới gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tìm ra phương pháp khắc phục hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.