Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

Người ta ví cơn đau đẻ của người phụ nữ giống như việc bị gãy 20 chiếc xương sườn cùng lúc. Nó đã trở thành nỗi ám ảnh của đại đa số mẹ bầu khi ngày chuyển dạ tới gần. Với sự phát triển của y học thời nay, phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường đã ra đời giúp các bà mẹ giảm cảm giác đau đớn khi sinh và giúp cho hành trình đón bé thoải mái hơn.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

1. Tìm hiểu về phương pháp gây tê ngoài màng cứng và quy trình gây tê ngoài màng cứng.

1.1 Tìm hiểu về kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là gây tê vùng là phương pháp đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng, từ đó thuốc tê sẽ ức chế sự dẫn truyền thần kinh tại một vùng nhất định trên cơ thể, khiến vùng đó bị mất cảm giác tạm thời. Thủ thuật này do các bác sĩ gây mê thực hiện nhằm xóa đi cảm giác đau đớn do sự co bóp tử cung và giãn cổ tử cung trong quá trình sinh thường.

Vào những tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ được khám cùng bác sĩ gây mê để đánh giá xem cơ thể mẹ có phù hợp để thực hiện gây tê ngoài màng cứng hay không? Đồng thời, bác sĩ sẽ giải thích cũng như tư vấn về phương pháp gây tê vùng khi sinh thường cũng như các tác dụng phụ nếu gặp phải.

1.2 Quy trình gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

Thông thường, khi mẹ bầu có đăng ký lựa chọn tiến hành gây tê vùng ngay từ đầu, bác sĩ sẽ không gây tê ngay mà sẽ đợi cho đến khi cổ tử cung mở được từ 3 – 4 cm mới bắt đầu thực hiện kĩ thuật gây tê.

Quy trình gây tê ngoài màng cứng sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước dưới đây:

Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường được thực hiện bởi các bác sĩ gây mê có tay nghề chuyên môn cao

– Bước 1: Thai phụ được hướng dẫn nằm nghiêng trên bàn mổ với tư thế người cuộn tròn hoặc ngồi ở mép giường theo chỉ dẫn của bác sĩ

– Bước 2: Bác sĩ sẽ thực hiện sát trùng vùng lưng

– Bước 3: Gây tê tại chỗ khu vực vùng thắt lưng của thai phụ với mục đích luồn kim chuyên dụng vào ngoài màng cứng

– Bước 4: Bác sĩ sẽ luồn 1 ống thống catheter qua kim chuyên dụng sau đó sẽ rút kim và cố định ống catheter với bơm tiêm điện nhằm duy trì thuốc tê liên tục trong quá trình mẹ vượt cạn.

– Bước 5: Bác sĩ sẽ thử nghiệm tiêm thuốc tế để xác định chính xác vị trí ngoài màng cứng

– Bước 6: Đưa một lượng thuốc tê vừa đủ vào khoang ngoài màng cứng. Lúc này thai phụ sẽ tạm thời mất đi cảm giác đau ở vùng chậu nhưng vẫn có khả năng cử động chân và nửa thân trên, ngoài ra trong suốt quá trình sinh mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo.

– Bước 7: Mẹ tiếp tục được truyền và theo dõi lượng thuốc gây tê cũng như các phản ứng trong suốt quá trình sinh

– Bước 8: Sau khi quá trình sinh kết thúc, sản phụ sẽ được tháo ống truyền một cách nhẹ nhàng. Với những mẹ sinh mổ, ống truyền sẽ chưa được tháo ra ngay mà vẫn được giữ lại nhằm giảm đau cho mẹ sau phẫu thuật.

2. Gây tê ngoài màng cứng có gặp tác dụng phụ gì không?

2.1 Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường có ảnh hưởng tới em bé không?

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng đã được chứng minh an toàn đối với trẻ sơ sinh vì so với các biện pháp gây tê khác, biện pháp này chỉ giúp cản trở dẫn truyền thần kinh (giảm nhẹ cảm giác đau), hạn chế đến mức tối đa nồng độ thuốc nên thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng gì.

2.2 Một số tác dụng phụ khi gây tê ngoài màng cứng

Trong quá trình gây tê, mẹ có thể sẽ gặp phải một số phản ứng phụ không mong muốn, thường gặp nhất là:

– Cảm giác nặng chân, tê bì chân, sẽ hết dần sau khi dừng truyền thuốc

– Sản phụ có thể bị tụt huyết áp, dẫn đến buồn nôn chóng mặt

– Một số mẹ sẽ gặp cảm giác rét lạnh run người

– Bên cạnh đó, một số ít sản phụ sẽ đối mặt với tình trạng đau đầu sau khi gây tê, khi ngồi dậy sẽ bị choáng váng, xây sẩm mặt mày, khi nằm xuống triệu chứng này sẽ giảm. Phản ứng đau đầu sau gây tê vùng sẽ tồn tại trong khoảng 5 – 7 ngày sau sinh và sẽ thuyên giảm dần. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ gây mê sẽ hội chẩn lại và có biện pháp điều trị phù hợp cho mẹ.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh ung thư gan

Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

Một số sản phụ sẽ gặp phản ứng đau đầu sau khi tháo ống gây tê, phản ứng này sẽ hết dần sau 5 – 7 ngày

– Tại vùng gây tê, mẹ sẽ có cảm giác hơi đau ở vùng lưng. Cơn đau sẽ tự hết sau 1 vài ngày, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến việc đau thắt lưng lâu dài sau sinh không xuất phát từ gây tê ngoài màng cứng như nhiều người vẫn lầm tưởng.

– Một số sản phụ sẽ bị tê hoặc mất cảm giác ở chân: Trường hợp này hiếm gặp hơn và sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 3 – 6 tháng sau sinh. Ngay cả những sản phụ không lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng sau sinh con cũng có thể gặp phải tình trạng này.

3. Thu Cúc TCI – Một trong những bệnh viện uy tín áp dụng phương pháp gây tê vùng giảm đau cho sản phụ

Hiện nay, kỹ thuật gây tê vùng đã và đang được áp dụng triển khai đối với các ca sinh thường tại Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI.

Khi đăng ký thực hiện giảm đau bằng kĩ thuật gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu sẽ được gây tê cùng đội ngũ bác sĩ và chuyên gia gây mê giỏi chuyên môn và vững tay nghề. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc cũng như trang thiết bị hiện đại được Thu Cúc TCI đầu tư sẽ hỗ trợ giúp các bác sĩ tính toán lượng thuốc gây tê phù hợp với từng sản phụ nhằm giảm đau hiệu quả, hạn chế tối đa các tác dụng phụ, giúp cho ca sinh nở của sản phụ diễn ra thoải mái và thuận lợi.

Bên cạnh đó, Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI còn triển khai dịch vụ thai sản trọn gọi, chăm sóc hành trình mang thai của mẹ bầu từ những tuần sớm cho đến khi chuyển dạ. Mang đến những dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh với mong muốn giúp cho hành trình thai kỳ của mẹ luôn thuận lợi và nhẹ nhàng.

Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân ung thư hạch hình thành và cách phòng bệnh

Dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói của Thu Cúc TCI được rất nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn

– Đội ngũ bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn với hàng chục năm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu như Bệnh viện phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội.

– Hệ thống bệnh viện, phòng khám với 4 cơ sở thuộc các quận nội thành Hà Nội, vị trí thuận tiện dễ dàng cho mẹ di chuyển, thăm khám. Tất cả các cơ sở đều được trang bị máy móc hiện đại như công nghệ siêu âm 5D, máy xét nghiệm bằng robot tự động, monitor theo dõi sản khoa,….

– Mẹ được hỗ trợ áp da cùng bé sau khi chào đời, bé được cắt dây rốn chậm, có phòng áp da riêng được vô trùng dành cho bố, giúp tăng thời gian áp da, gắn kết em bé với cha mẹ.

– Đặc biệt, hệ thống phòng lưu viện sau sinh của Thu Cúc TCI được trang bị đầy đủ tiện nghi với view Hồ Tây thoáng mát, khu vực vệ sinh khép kín. Mỗi phòng sẽ được gắn chuông đầu giường để mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của điều dưỡng khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, mẹ sẽ có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi và hồi phục vì đã có điều dưỡng chăm sóc em bé 24/24.

Bài viết trên đây đã cung cấp nhưng thông tin cần thiết về biện pháp gây tê giảm đau khi sinh thường. Với các mẹ có nhu cầu đăng ký thai sản trọn gói hoặc gây tê giảm đau khi chuyển dạ, hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn của TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *