Bị nấm vùng kín khi mang thai là tình trạng phổ biến ở không ít mẹ bầu hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên còn nhiều mẹ bầu vẫn chủ quan với bệnh lý này dẫn đến gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vậy nấm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Hãy cùng Thu Cúc TCI đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bị nấm vùng kín khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không?
1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết khi mẹ bầu nhiễm nấm âm đạo
1.1 Nguyên nhân khiến mẹ bị nấm vùng kín khi mang thai
Khi mang bầu, phụ nữ không chỉ thay đổi về hình dáng, cân nặng mà nội tiết tố bên trong cơ thể cũng có sự xáo trộn mạnh mẽ. Đây là nguyên nhân khiến cho môi trường pH trong âm đạo cũng bị thay đổi một cách bất thường, các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa rất dễ xuất hiện, và thường gặp nhất ở đa số mẹ bầu là bệnh lý nấm âm đạo.
Sự mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bị nấm vùng kín khi mang thai
Bên cạnh đó, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân dễ dẫn đến viêm nấm âm đạo. Ngoài ra, việc vệ sinh vùng kín chưa đúng cách cũng dễ khiến cho độ pH trong âm đạo bị ảnh hưởng, tạo điều kiện để các loại nấm gây hại phát triển.
1.2 Dấu hiệu nhận biết mẹ bị nấm vùng kín khi mang thai
Theo số liệu thống kê gần đây cho thấy, ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ mẹ cũng có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo. Tuy nhiên, giai đoạn dễ nhiễm nấm vùng kín nhất sẽ ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ và ở 3 tháng cuối trước khi sinh. Các dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị nhiễm nấm vùng kín trong thai kỳ đó là:
– Âm đạo xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, quan sát thấy có sưng hoặc tấy đỏ.
– Khí hư có mùi hôi bất thường hoặc có màu bất thường (mùi hôi tanh, dịch âm đạo có màu trắng đục và tiết nhiều hơn bình thường)
– Mẹ có thể gặp tình trạng tiểu rắt hoặc tiểu buốt, gặp khó khăn khi tiểu tiện.
– Đau nhức vùng lưng, cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt thất thường, lo lắng hoặc bất an.
Các mẹ bầu lưu ý nếu gặp một hoặc nhiều những dấu hiệu trên, có thể mẹ đã bị nhiễm nấm vùng kín, khi gặp bệnh lý phụ khoa này mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để tìm ra hướng điều trị phù hợp.
2. Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Việc mẹ bầu bị nấm vùng kín có thể không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của mẹ cũng như thai nhi trong bụng, tuy nhiên vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến bản thân mẹ và thai nhi đang phát triển. Viêm âm đạo do nấm trong thai kỳ có thể ảnh hưởng theo những cách dưới đây:
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu
Em bé có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi mẹ nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ
– Ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của mẹ bầu, khiến cơ thể mẹ phải chịu nhiều mệt mỏi từ đó không thể nuôi dưỡng tốt để thai nhi phát triển khỏe mạnh
– Trong quá trình thai nhi phát triển, các bé có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến da liễu, đường hô hấp hoặc hệ tiêu hóa do nấm dính vào niêm mạc.
– Ngoài ra, đã có trường hợp trẻ sinh non do nấm âm đạo phát triển quá mạnh mẽ dẫn đến màng ối bị viêm hoặc thậm chí là vỡ túi ối khiến mẹ phải chuyển dạ sớm.
– Nấm vùng kín còn ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu: Gây ra những khó chịu như ngứa ngáy, đau rát thậm chí có thể biến chứng thành các bệnh lý viêm phụ khoa nặng như viêm vùng chaauk, viêm tử cung,…
3. Điều trị nấm âm đạo khi mang thai bằng cách nào?
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại thì việc chữa nấm âm đạo cho mẹ khi mang thai không còn gặp nhiều cản trở nếu như bệnh được phát hiện trong thời kỳ đầu. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh nấm âm dạo, các mẹ bầu nên liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị sớm nhất. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ngay từ đầu thì chỉ trong vòng 1 – 2 tuần, bệnh sẽ được chữa khỏi dứt điểm mà không hề gây ra những phản ứng phụ hay ảnh hưởng tới thai nhi.
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc kháng nấm tại vị trí mà vi khuẩn nấm tấn công. Đây là biện pháp thông dụng và được chứng minh an toàn nhất cho cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên không phải tất cả loại thuốc kháng nấm nào cũng được sử dụng trong thai kỳ, vì vậy mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc đặt mà nên có sự tư vấn và chỉ định rõ ràng từ bác sĩ chuyên khoa vì nếu không dùng đúng thuốc, tình trạng nhiễm nấm vùng kín có thể trở nên trầm trọng hơn.
4. Mẹ nên làm gì để ngăn ngừa bệnh nấm vùng kín khi mang bầu
Để ngăn ngừa nấm âm đạo tấn công, mẹ có thể tham khảo áp dụng những biện pháp dưới đây:
– Chú trọng việc vệ sinh thân thể nói chung và vệ sinh vùng kín nói riêng. Đồ dùng cá nhân, nhất là đồ lót cần được giặt sạch sẽ và phải được sấy khô hoặc phơi khô. Tránh sử dụng đồ lót quá chật mà nên lựa chọn những loại quần khô thoáng, mỏng nhẹ để tránh các loại vi khuẩn tấn công.
– Mẹ có thể tham khảo sử dụng dung dịch vệ sinh có chiết xuất lành tính, thiên nhiên để giúp cân bằng độ pH trong âm đạo. Tránh sử dụng những dòng dung dịch vệ sinh với thành phần có nhiều chất tẩy rửa. Ngoài ra, mẹ nên thực hiện vệ sinh một cách nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu để tránh nguy cơ đẩy thêm vi khuẩn có hại vào trong âm đạo.
– Trong thai kỳ, mẹ lưu ý nên kiểm soát lượng đường hàng ngày, đồng thời bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm có vai trò cân bằng môi trường âm đạo như sữa chua, trái cây, các loại rau có màu xanh, uống nhiều nước….
– Đồng thời, mẹ hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng stress. Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng với các bộ môn như yoga để cơ thể dẻo dai hơn và tăng sức đề kháng.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp niềng răng trẻ em phổ biến hiện nay
Yoga là bộ môn rất tốt cho sức khỏe bà bầu, mang lại nhiều lợi ích đáng giá
– Ngoài ra mẹ nên lưu ý đi khám thai định kỳ khi đến lịch để có thể phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời nếu không may mắc nấm âm đạo.
Để có thêm những thông tin hữu ích về bệnh nấm âm đạo trong thai kỳ hoặc có nhu cầu thăm khám phụ khoa, mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài của Thu Cúc TCI để đặt lịch cũng như hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.