Hàn răng sứ và hiệu quả khắc phục răng sứ bị mẻ

Sau một thời gian sử dụng, răng sứ cũng có nguy cơ bị mẻ, vỡ. Thậm chí là tình trạng răng sứ bị gãy rụng gây nhiều ảnh hưởng tới cấu trúc của răng thật. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn cả tâm lý người bệnh, cảm giác khó chịu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và có thể hàn răng sứ để khắc phục không?

Bạn đang đọc: Hàn răng sứ và hiệu quả khắc phục răng sứ bị mẻ

1. Những nguyên nhân khiến răng sứ dễ nứt, mẻ

Hàn răng sứ và hiệu quả khắc phục răng sứ bị mẻ

Răng sứ bị nứt, mẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

1.1 Do chấn thương ngoại lực

Trong quá trình dùng răng sứ, nếu không cẩn thận, người dùng có thể để răng sứ bị tiếp xúc với lực quá mạnh. Từ đó, răng sứ có thể dễ bị mẻ. Đặc biệt, những răng sứ đã sử dụng nhiều năm thì độ bền cũng có thể bị suy giảm. Vì vậy, nếu ta thường xuyên sử dụng răng sứ để thực hiện mở nắp chai hay nhai đá, nhai xương, … thì răng sứ mẻ là điều khó tránh khỏi.

1.2 Do kỹ thuật thực hiện bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm: U xơ tử cung có uống được tinh dầu hoa anh thảo không?

Hàn răng sứ và hiệu quả khắc phục răng sứ bị mẻ

Kỹ thuật bọc sứ cũng có thẻ ảnh hưởng tới tuổi thọ và độ bền của răng sứ

Chuyên môn, tay nghề của bác sĩ cùng kỹ thuật viên thực hiện chế tác răng cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ bền của răng sứ. Nếu những yếu tố này không đảm bảo sẽ gây nguy cơ răng sứ bị mẻ chỉ sau một thời gian điều trị. Ngược lại, răng sứ nếu được thực hiện đúng theo kỹ thuật thì nguy cơ bị sứt mẻ có thể hạn chế hơn.

1.3 Do chất liệu răng sứ không đảm bảo

Vật liệu thực hiện làm răng sứ có thể gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng răng sứ. Nếu như địa chủ nha khoa sử dụng những vật liệu chế tác răng bị kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng sẽ khiến cho độ bền chắc của răng sứ không đảm bảo. Răng sứ sẽ dễ bị kích thích ở trong môi trường khoang miệng. Vì vậy, khi có cảm giác lung lay răng hay bất kì dấu hiệu sứt mẻ thì người bệnh cần nhanh tới nha khoa uy tín để được thăm khám, chỉ định điều trị.

1.4 Do chế độ chăm sóc răng sứ chưa phù hợp

Tuổi thọ của răng sứ phần lớn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc của người dùng. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện bọc răng sứ dễ bị mắc những bệnh lý răng miệng hơn so với bình thường. Do đó, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc cẩn thận hơn. Nếu thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ về chế độ vệ sinh, ăn uống sẽ có thể tránh nguy cơ bị vỡ, mẻ răng sứ.

2. Những tác hại từ răng sứ bị vỡ

Việc răng sứ sứt mẻ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ ở trên gương mặt mà còn kéo theo nhiều tác hại khác với sức khỏe người bệnh:

2.1 Ảnh hưởng tính thẩm mỹ

Tình trạng răng sứ bị vỡ sẽ gây nên những ảnh hưởng về tính thẩm mỹ của răng miệng và cả toàn khuôn mặt.

2.2 Lưỡi bị tổn thương

Răng sứ bị mẻ khiến cho phần răng còn lại lởm chởm hơn, sắc nhọn. Vì vậy, người bệnh sẽ rất dễ bị cắn nhầm vào lưỡi dẫn tới chảy máu và bị nhiễm trùng. Từ đó, các mô mềm như lưỡi, môi, má bị tổn thương.

2.3 Răng yếu dần đi

Khi xảy ra những vết bị nứt, vỡ trên răng sứ, các dây thần kinh cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Khi đó, người bệnh sẽ thường xuyên thấy răng ê buốt, đau nhức. Tình trạng này sẽ càng nặng hơn khi gặp phải tác động mạnh hay chịu sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ.

2.4 Nguy cơ mất răng tăng cao

Khi tiến hành trồng răng sứ, răng thật đã bị bác sĩ mài bớt và bị xâm lấn. Do đó, nếu như răng sứ bị mẻ, chân răng sẽ bị lộ ra ngoài. Theo thời gian có thể gây nên tình trạng hoàn toàn bị gãy khi lớp bảo vệ đã không còn nguyên vẹn.

2.5 Khoang miệng bị nhiễm trùng

Vi khuẩn cùng thức ăn sẽ bị bám hoặc giắt lại tại những vùng răng sứ bị vỡ, mẻ. Khi đó, bệnh nhân sẽ có nguy cơ nhiễm trùng hoặc áp xe dẫn tới nguy hiểm tính mạng nghiêm trọng.

3. Răng sứ bị mẻ có thể khắc phục bằng hàn trám không?

Hàn răng sứ và hiệu quả khắc phục răng sứ bị mẻ

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh ung thư vú và cách điều trị

Hàn răng sứ có thể áp dụng trong trường hợp răng sứ nứt, mẻ chưa quá nghiêm trọng

Hàn trám răng là phương pháp dùng những vật liệu nha khoa chuyên dụng. Phương pháp này có thể khắc phục tình trạng bị sâu răng, răng nứt, vỡ. Thế nhưng, với những trường hợp răng sứ bị vỡ không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Trường hợp nứt, mẻ răng sứ mức độ nhẹ thì có thể áp dụng kỹ thuật hàn răng sứ để khôi phục. Thông thường, vật liệu sử dụng trong hàn răng sứ là composite. Màu sắc của vật liệu khá tương đồng với răng sứ, răng tự nhiên. Nhờ vậy, sau khi hàn trám, tính thẩm mỹ toàn hàm vẫn có thể được đảm bảo.

Tuy nhiên, vì độ bền của vật liệu composite không thực sự đảm bảo tốt nên các nha khoa cũng khá hạn chế sử dụng phương pháp hàn răng sứ. Đặc biệt, với vị trí răng hàm là nơi thường xuyên phải thực hiện lực cắn, lực nhai lớn. Do đó, việc hàn răng sứ vỡ, mẻ sẽ không được đảm bảo về độ bền lâu dài. Thay vào đó, các bác sĩ thường chỉ định phương pháp thay thế mão răng giả khác tùy theo tình trạng bệnh cụ thể.

4. Những cách giúp ngăn ngừa tình trạng bị mẻ, vỡ răng sứ

4.1 Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm cứng

Các loại như đá, xương, hạt cứng, … hay những loại thực phẩm cứng khác đều là mối nguy hại tới răng sứ và cả răng thật. Kể cả có độ cứng cao nhưng nếu liên tục gặp áp lực trong khoảng thời gian dài thì cũng có thể khiến răng sứ yếu dần đi. Từ đó, tỉ lệ răng bị mẻ, gãy khá cao.

4.2 Lựa chọn loại răng sứ cao cấp

Mỗi loại răng sứ sẽ có độ bền, thời gian bảo hành không giống nhau. Điều này tương ứng với chất lượng và tuổi thọ của răng. Do đó, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những loại răng sứ cao cấp, chất lượng để đảm bảo tuổi thọ, độ bền lâu dài.

4.3 Chú ý hơn về chế độ chăm sóc

Thực hiện chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách sau bọc sứ cũng là một yếu tố tác động. Điều này giúp hạn chế tình trạng bị sứt, mẻ răng sứ. Cụ thể, sau khi bọc sứ, ta cần đánh răng đều, thao tác nhẹ nhàng. Ngoài ra, ta có thể dùng những sản phẩm nha khoa đẻ làm sạch răng miệng tối ưu hơn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng răng sứ sứt, mẻ và hàn răng sứ. Ngoài những lưu ý trên, mọi người cần lựa chọn kỹ lưỡng hơn địa chỉ nha khoa thực hiện bọc sứ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *