Giải đáp chi tiết: Ăn gì trị hôi miệng?

Hôi miệng là một bất thường sức khỏe, phản ánh nhiều vấn đề của cơ thể, không riêng vấn đề về răng miệng. Bất thường này có thể điều trị bằng việc ăn uống hay không? Nếu có thì ăn gì trị hôi miệng hiệu quả? Cùng Thu Cúc TCI làm sáng tỏ hai thắc mắc này trong bài viết sau, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: Ăn gì trị hôi miệng?

1. Nguyên nhân phát sinh hôi miệng là gì?

Hôi miệng là một bất thường sức khỏe, có nhiều tác hại, đặc biệt là đối với tinh thần chúng ta. Có thể dễ dàng nhận thấy, tình trạng hôi miệng:

– Ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và công tác: Hôi miệng có thể làm chúng ta xao nhãng, mất tập trung, từ đó làm giảm hiệu suất học tập và công tác của chúng ta.

– Ảnh hưởng đến sự tự tin, khả năng giao tiếp, các mối quan hệ xã hội: Hôi miệng làm chúng ta tự ti, cản trở chúng ta giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ xã hội. Một khi bị hôi miệng, chúng ta thường ngại gặp gỡ, nói chuyện, tham gia các hoạt động tập thể.

Giải đáp chi tiết: Ăn gì trị hôi miệng?

Bị hôi miệng, chúng ta thường ngại gặp gỡ, nói chuyện, tham gia các hoạt động tập thể.

– Tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng: Hôi miệng không có tác động tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, nhưng nó phản ánh một số tình trạng nhiễm trùng niêm mạc miệng, như viêm lợi là một ví dụ điển hình. Những tình trạng nhiễm trùng này nếu không được điều trị, có thể phát triển đến mất răng, tiêu xương hàm – những tổn thương sức khỏe răng miệng nghiêm trọng.

– Tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể: Hôi miệng không có tác động tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tương tự sức khỏe răng miệng, nó cũng phản ánh một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh tiêu hóa,…

Có nhiều nguyên nhân phát sinh hôi miệng và dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng này:

– Thức ăn như hành, tỏi,…, nói chung là thức ăn có mùi khó chịu.

– Vi khuẩn: Hoạt động sống của vi khuẩn khu trú trong khoang miệng có thể tạo ra các hợp chất có mùi khó chịu. Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không cẩn thận có thể tăng cường sự tích tụ của chúng.

– Tình trạng khô miệng: Nước bọt có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn khoang miệng. Chính vì vậy, tình trạng giảm tiết nước bọt, khô miệng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng.

– Viêm lợi: Hôi miệng là một dấu hiệu điển hình của viêm lợi.

– Các vấn đề hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm Amidan, viêm VA,…

– Các vấn đề cơ thể tổng thể như bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa,…

– Sử dụng thuốc: Một số thuốc có thể gây khô miệng và một số thuốc khi phân hủy thì tạo ra các hợp chất có mùi khó chịu. Sử dụng những thuốc này chúng ta có thể sẽ bị hôi miệng.

– Sử dụng chất kích thích, điển hình như thuốc lá, rượu, bia,…

2. Điều trị hôi miệng như thế nào?

2.1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Ăn gì trị hôi miệng?

Có thể trị hôi miệng bằng việc ăn uống hay không? Nếu có thì ăn gì trị hôi miệng? Điều chỉnh chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, chỉ có thể cải thiện hôi miệng do thực phẩm hoặc sử dụng chất kích thích. Đối với những trường hợp hôi miệng do hai nguyên nhân đó, chúng ta chỉ cần hạn chế ăn thực phẩm có mùi khó chịu, hạn chế hút thuốc, hạn chế uống rượu, uống bia. Nếu đã ăn, đã sử dụng, cần vệ sinh răng miệng cẩn thận sau đó.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về ung thư gan nguyên phát và thứ phát

Giải đáp chi tiết: Ăn gì trị hôi miệng?

Hạn chế ăn thực phẩm có mùi khó chịu để trị hôi miệng.

2.2. Điều trị hôi miệng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây hôi miệng

Đối với những trường hợp hôi miệng còn lại, tùy thuộc nguyên nhân phát sinh, chúng ta có thể điều trị như sau:

– Hôi miệng do vi khuẩn, viêm lợi: Sử dụng bàn chải để vệ sinh răng miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần trong 2 – 3 phút, sau ăn ít nhất nửa giờ. Nên lựa chọn bàn chải đầu nhỏ, lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Chỉ chải theo chuyển động tròn hoặc dọc, không chải theo chuyển động ngang. Thao tác chải cần nhẹ nhàng. Sử dụng thêm chỉ nha khoa để vệ sinh những vùng thuộc khoang miệng bàn chải không thể tiếp cận. Sử dụng thêm nước súc miệng để củng cố hiệu quả vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và chỉ nha khoa. Nên lựa chọn nước súc miệng không cồn, có thành phần khử mùi. Ngoài vệ sinh răng, nên vệ sinh cả lưỡi vì đây cũng là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn. Bên cạnh vệ sinh răng miệng tại nhà, chúng ta cũng nên thăm khám định kỳ với chuyên gia để được vệ sinh răng miệng chuyên sâu cũng như được tư vấn cách chăm sóc răng miệng chuẩn xác để hạn chế tình trạng hôi miệng.

– Hôi miệng do khô miệng: Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho miệng luôn ẩm. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhai kẹo cao su để kích thích tiết nước bọt.

– Hôi miệng do các vấn đề hô hấp và các vấn đề sức khỏe tổng thể: Nếu bạn nghi ngờ tình trạng hôi miệng ở bản thân phát sinh do các vấn đề hô hấp hoặc các vấn đề sức khỏe tổng thể, thăm khám với chuyên gia ngay để được chẩn đoán xác định và chỉ định phương pháp điều trị triệt để hoặc phương pháp kiểm soát chặt chẽ các vấn đề đó.

Giải đáp chi tiết: Ăn gì trị hôi miệng?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Để được chẩn đoán và điều trị các vấn đề hô hấp gây hôi miệng, thăm khám với chuyên gia.

Như vậy, hôi miệng là một bất thường sức khỏe phát sinh do nhiều nguyên nhân và do đó, có nhiều cách điều trị. Điều chỉnh chế độ ăn uống không phải là phương pháp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả trong mọi trường hợp. Đây là câu trả lời cho câu hỏi có thể trị hôi miệng bằng việc ăn uống hay không; nếu có thì ăn gì trị hôi miệng? Để điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng, bạn nên thăm khám với chuyên gia. Chuyên gia sẽ chẩn đoán xác định nguyên nhân gây hôi miệng và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp dành riêng cho bạn.

Với những thông tin trên, hy vọng rằng bạn sẽ nhanh chóng “tạm biệt” thành công tình trạng hôi miệng. Nếu còn băn khoăn về vấn đề răng miệng này, liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *