Đau khớp gối có thể liên quan đến các chấn thương, bệnh viêm khớp hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Mặc dù có thể gây đau đớn và khó chịu cho người mắc phải nhưng hầu hết các trường hợp bệnh đều có thể điều trị được. Vì vậy việc nắm rõ nguyên nhân đau ở khớp gối là vô cùng cần thiết để chúng ta có thể chấm dứt được căn nguyên của tình trạng này.
Bạn đang đọc: 5 nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp gối
1. Nguyên nhân gây đau khớp gối
Nếu bạn bị đau ở khớp gối thì các nguyên nhân phổ biến có thể thường bao gồm:
1.1. Gặp chấn thương tại vùng khớp gối
Chấn thương đầu gối có thể gây ảnh hưởng lớn đến dây chằng, gân hoặc các sụn ở phần đầu gối và gây đau. Các chấn thương phổ biến trong cuộc sống mà chúng ta thường gặp như:
– Bị gãy xương: Xương đầu gối bao gồm 3 phần là xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè. Trong một vài trường hợp, xương bánh chè có thể bị gãy, nứt vỡ khi gặp phải các va chạm, tai nạn hoặc té ngã. Ngoài ra, những người gặp tình trạng loãng xương, yếu xương cũng có thể bị gãy phần xương đầu gối khi chỉ bước đi sai tư thế.
– Bị trật xương khớp gối: Đây là tình trạng xương bánh chè bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, thường sẽ là ở bên ngoài khớp gối và gây tình trạng đau khớp.
– Bị viêm gân bánh chè: Viêm gân là tình trạng kích thích và viêm nhiễm ở một hoặc nhiều gân tại khớp gối và dẫn đến hiện tượng đau. Tình trạng này thường phổ biến với những người chạy bộ, vận động viên xe đạp hoặc người tham gia vào các môn thể thao như nhảy cao, nhảy xa.
Chấn thương đầu gối có thể gây ảnh hưởng lớn đến dây chằng, gân hoặc các sụn ở phần đầu gối và gây đau
1.2. Các bệnh liên quan đến viêm ở khớp gối
– Bệnh thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng hao mòn tự nhiên ở các sụn đầu gối khi cơ thể bị lão hóa, thường phổ biến với những người trên 50 tuổi. Khi sụn bị tổn thương, hao mòn sẽ dẫn tới các cơn đau tăng dần, từ đau âm ỉ đến liên tục không kiểm soát được.
– Bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là một căn bệnh tự miễn, theo đó hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào một số khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng sưng đỏ và đau khớp gối.
– Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn: Trong một số trường hợp, khớp gối sẽ có thể bị nhiễm trùng dẫn tới hiện tượng sưng, đỏ và đau. Đây là một bệnh lý cần được điều trị phù hợp để tránh gây tổn thương tới sụn đầu gối và gây nên các biến chứng nghiêm trọng hơn.
1.3. Đau khớp gối do mắc bệnh gout
Bệnh Gout có thể gây hiện tượng sưng, đỏ, nóng và đau tại các khớp. Các triệu chứng Gout cũng gây ảnh hưởng tới khớp gối và gây đau nghiêm trọng.
Đây là kết quả của sự tích tụ các tinh thể Axit Uric ở trong khớp. Những tinh thể siêu nhỏ này sẽ tích tụ tại các mô mềm của khớp, gây hiện tượng đau, khó chịu cũng như khiến cho vùng khớp sưng, đỏ và có cảm giác nóng rát.
1.4. Người bị hoại tử vô mạch ở đầu gối
Hoại tử vô mạch là hiện tượng mô xương bị chết do thiếu đi nguồn cung cấp máu. Nếu tình trạng này xảy ra tại đầu gối thì người bệnh có thể bị sưng khớp gối và cảm thấy đau dữ dội. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng cảm thấy bị đau khi thực hiện động tác uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối.
Hoại tử vô mạch ở khớp gối thường không phổ biến và xuất hiện sau khi chúng ta gặp một chấn thương. Tuy nhiên, những người bị loãng xương hoặc mắc các bệnh xương khớp khác cũng có thể gặp phải tình trạng này mà không trải qua chấn thương nào.
1.5. Các yếu tố gây đau khớp gối khác
– Bị béo phì/thừa cân: Tình trạng này có thể dẫn tới căng thẳng cho khớp gối ngay cả trong những hoạt động bình thường như đi dạo bộ hoặc lên xuống cầu thang. Ngoài ra, béo phì cũng gây gia tăng nguy cơ bị viêm xương khớp và thoái hóa khớp gối.
– Khớp gối thiếu đi tính linh hoạt: Cơ bắp và khớp mạnh mẽ sẽ giúp bạn ổn định và bảo vệ các khớp để có thể chuyển động linh hoạt. Do đó, việc thiếu sức mạnh hoặc sự linh hoạt ở vùng khớp gối có thể dẫn tới các cơ đau và làm gia tăng nguy cơ gặp chấn thương.
– Đặc thù của một số môn thể thao hoặc tính chất của nghề nghiệp: Một số môn thể thao như trượt tuyết, bóng rổ,… có thể gây gia tăng áp lực và nguy cơ đau ở khớp gối. Ngoài ra, các công việc đòi hỏi sự căng thẳng thường xuyên ở phần khớp gối như xây dựng cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ bị đau khớp.
Tìm hiểu thêm: Điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em cần làm sớm
Thừa cân hoặc béo phì cũng có thể là nguyên nhân gây đau ở khớp gối
2. Một số kỹ thuật chẩn đoán tình trạng đau ở khớp gối
Để chẩn đoán được tình trạng đau ở vùng khớp gối, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tình trạng của khớp gối, khả năng di chuyển hoặc ấn nhẹ vào các khớp để đánh giá xem các cấu trúc ở bên trong khớp gối.
Cùng với đó, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số phương pháp như:
– Chụp X-quang: giúp phát hiện tình trạng bị gãy xương và các bệnh thoái hóa khớp.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đây là kỹ thuật sử dụng máy quét CT và tia X để chụp được nhiều góc độ khác nhau và cho ra nhiều hình ảnh cắt ngang ở vùng khớp gối của bệnh nhân. Phương pháp này có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán các vấn đề liên quan đến gãy xương, viêm khớp và bệnh Gout.
– Siêu âm vùng khớp: Công nghệ này sử dụng các sóng âm thanh để tạo ra những hình ảnh cấu trúc mô mềm ở bên trong đầu gối.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng radio để giúp tái tạo hình ảnh 3D bên trong đầu gối của bệnh nhân. Phương pháp này thường được sử dụng để giúp chẩn đoán các chấn thương ở mô mềm như gân, sụn và cơ bắp.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành
Bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh của bạn thông qua các phương pháp thăm khám phù hợp
Có thể thấy, đau khớp gối là tình trạng tương đối phổ biến hiện nay. Mặc dù không phải tất cả các nguyên nhân gây nên hiện tượng này đều nghiêm trọng nhưng một số chấn thương đầu gối và các bệnh lý khác có thể gây nên tình trạng đau đớn, tổn thương khớp vĩnh viễn và tàn tật nếu không được chữa trị. Vì vậy, chúng ta cần chú ý tiến hành đi thăm khám định kỳ để giúp kịp thời phát hiện ra các vấn đề về cơ xương khớp của mình và điều trị ngay từ sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.