Cách xử lý khi tắc tia sữa sốt cao 39 độ C

Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng nhiều mẹ gặp phải, nhất là mẹ sau sinh từ 3 đến 4 ngày. Khi bị tắc tia sữa, ngoài cảm giác căng tức, đau nhức bầu ngực, mẹ còn thường gặp các triệu chứng như ớn lạnh, nóng sốt, nhiều trường hợp tắc tia sữa sốt 39 độ không thuyên giảm khiến nhiều mẹ lo lắng.

Bạn đang đọc: Cách xử lý khi tắc tia sữa sốt cao 39 độ C

1. Tại sao tắc tia sữa lại khiến mẹ bị sốt?

Sau sinh các nang sữa trong bầu ngực mẹ có nhiệm vụ tạo ra sữa để cho con bú, sữa được tạo ra sẽ theo ống dẫn sữa đổ dần ra ngoài đầu vú, khi mẹ cho con bú, lực hút của con sẽ làm sữa chảy ra ngoài. Trường hợp ống dẫn sữa bị hẹp hoặc bị cản bởi một nguyên nhân nào đó khiến sữa không thể chảy ra ngoài, bị chặn trong bầu ngực sẽ gây nên tình trạng tắc tia sữa. Tại nơi sữa bị chặn, sau một thời gian sữa sẽ bị đông kết thành những cục sữa đặc, nếu không được xử lý, những cục sữa đặc này tiếp tục ngăn chặn dòng chảy của sữa và khiến tắc tia sữa trở nên nặng hơn.

Cách xử lý khi tắc tia sữa sốt cao 39 độ C

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị tắc bên trong ống dẫn sữa mà không thể chảy ra ngoài

Khi bị tắc tia sữa, bầu ngực của mẹ sẽ sưng lên, các mạch máu giãn nở ra và đưa một lượng máu nhiều hơn đến bầu ngực. Trong lúc này, các tế bào bạch cầu trong máu cũng được kích hoạt, chúng đi qua máu và não đến trung khu điều tiết nhiệt độ. Tại trung khu điều tiết nhiệt độ, nhiệt độ của cơ thể sẽ được điều chỉnh để thay đổi quá trình sinh và tỏa nhiệt, lượng nhiệt sinh ra lớn hơn nhiệt lượng mất đi nên mẹ đang tắc tia sữa bị sốt

Nếu mẹ chỉ bị tắc tia sữa sữa ở mức độ nhẹ, nhiệt độ cơ thể sẽ chỉ khoảng 37 độ C. Tuy nhiên, nếu chủ quan không khắc phục sớm thì tình trạng sốt cao rất dễ xảy ra, nhiều mẹ tắc tia sữa sốt 39 độ hoặc hơn.Trong một số trường hợp, kể cả sau khi tắc tia sữa được chữa khỏi mẹ vẫn bị tái sốt bất cứ lúc nào.

2. Tắc tia sữa sốt 39 độ có nguy hiểm không?

Hầu hết các mẹ bị sốt do tắc tia sữa đều không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mẹ sẽ cảm thấy đau nhức bầu ngực, mệt mỏi, khó chịu, tâm lý bị ảnh hưởng, stress, … Bên cạnh đó, nếu để tình trạng kéo dài khoảng 1 tuần trở lên, mẹ có nguy cơ cao bị áp xe tuyến vú, viêm nhiễm tuyến vú, nguy cơ mất sữa hoàn toàn,…

Tìm hiểu thêm: Quá trình điều trị tủy răng có lâu không?

Cách xử lý khi tắc tia sữa sốt cao 39 độ C

Tắc tia sữa sốt 39 độ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tâm lý bị ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe

Ngoài ảnh hưởng với mẹ,, việc mẹ bị tắc tia sữa sốt cao cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến bé như:

– Bé khó ngậm đúng khớp và không bú được hết sữa do các cục sữa bị vón cục làm ngực mẹ bị sưng và căng lên

– Bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc vì mất nhiều sức khi bú nhưng lại bú không được bú no sữa.

– Trường hợp mẹ sốt cao phải dùng đến thuốc hạ sốt hoặc kháng sinh, lúc này thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và không tốt cho bé nếu bé tiếp tục bú.

3. Cách xử lý khi bị sốt 39 độ do tắc tia sữa

Khi tắc tia sữa bị sốt, mẹ cần thực hiện các biện pháp điều trị các 2 tình trạng trên.

Với tình trạng tắc tia sữa, để tắc tia sữa thuyên giảm mẹ có thể thử các cách điều trị tại nhà như massage, cho con bú, chườm nóng, vắt/hút sữa thừa có trong bầu vú,… Mặt khác, khi tắc tia sữa thuyên giảm, tình trạng sốt cũng sẽ có những biến chuyển tích cực hơn. Các cách chữa tắc tia sữa tại nhà là:

– Massage, day ép bằng tay: mẹ dùng 1 bàn tay vừa day vừa ép với một lực vừa phải để làm tan sữa đông trong bầu ngực. Mẹ nên day theo vòng tròn, lặp lại khoảng 20 đến 30 lần rồi ngược lại. Lưu ý động tác cần có lực để giúp làm tan các cục sữa đông, không nên quá nhẹ nhàng hoặc quá mạnh.

– Tiếp tục cho bé bú: việc cho con bú sẽ giúp lượng sữa mẹ tiết ra không bị tích lại trong bầu ngực khiến tình trạng tắc tia sữa trở nên nặng hơn. Lưu ý khi cho con bú, mẹ hãy giúp con điều chỉnh tư thế để con ngậm đúng khớp và bú được nhiều sữa nhất.

Cách xử lý khi tắc tia sữa sốt cao 39 độ C

>>>>>Xem thêm: Âm vật bị ngứa có nguy hiểm không?

Tiếp tục cho bé bú là cách tốt để chữa tắc tia sữa

– Chườm nóng: chườm nóng sẽ giúp làm tan những cục sữa đông khai thông ống dẫn sữa, từ đó giúp tình trạng tắc sữa thuyên giảm. Mẹ có thể chườm nóng bằng cách dùng túi chườm ấm hay sử dụng để chườm vào chu kỳ kinh nguyệt, dùng khăn ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm và thực hiện massage, …

–  Hút sữa bằng máy hút sữa: mẹ chọn tư thế ngồi thoải mái, massage nhẹ nhàng để kích thích xuống sữa, đặt phễu hút đúng vị trí để hút sữa. Ban đầu, mẹ hút sữa ở áp lực thấp, sau đó tăng dần lên, thực hiện lần lượt với cả 2 bầu ngực.

– Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ: Sau khi cho bé ti hoặc vắt sữa, hút sữa, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ đầu ti để ngăn ngừa các loại vi khuẩn không tốt xâm nhập khiến tắc tia sữa nặng hơn. Mẹ có thể vệ sinh bằng cách dùng khăn thấm nước muối ấm và lau sạch.

Với tình trạng sốt cao 39 độ, mẹ có thể hạ sốt bằng cách uống thuốc. Thuốc hạ sốt  thường được dùng là Paracetamol 0,5g/ viên, liều lượng 1 viên, ngày uống 2 – 3 lần. Thuốc hạ sốt Paracetamol 0,5g/ viên không có ảnh hưởng gì đến bé khi bé đang bú sữa mẹ nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng, tuy nhiên vẫn nên hạn chế tối đa và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trong trường hợp đã áp dụng tất cả các cách trên gồm cách chữa tắc tia sữa và hạ sốt nhưng tình trạng không thuyên giảm, mẹ cần đến ngay cơ sở ý tế, hoặc bệnh viện uy tín để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Mẹ không nên để bệnh kéo dài và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về tắc tia sữa bị sốt và cách điều trị. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp ích cho bạn trong việc điều trị tình trạng này. Nếu gặp khó khăn hay gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe mẹ và bé, bạn có thể liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *