Lấy vôi răng không những giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng mà còn khôi phục thẩm mỹ, tránh tình trạng răng ố vàng, xỉn màu hay các hiện tượng tụt lợi thường thấy. Nhiều người hiện nay coi cạo vôi răng là lựa chọn, nhưng thực tế, đây là chỉ định nha khoa cần thiết cho rất nhiều đối tượng.
Bạn đang đọc: Lấy vôi răng và các chỉ định cần thiết
1. Chỉ định và chống chỉ định thực hiện lấy vôi răng
Vôi răng hay thường quen được gọi là cao răng, là kết quả hình thành từ hiện tượng các mảng bám trên răng tích tụ, bị vôi hóa, trở nên cứng và bám chắc trên thân răng và các vùng chân răng dưới nướu. Vôi răng có thể gây nhiều vấn đề cho răng miệng và nướu lợi như:
– Làm răng xỉn màu, ố vàng mất thẩm mỹ
– Hiện tượng hôi miệng
– Sâu răng
– Nướu sưng đỏ và hiện tượng chảy máu chân răng.
– Viêm nha chu làm các mô nha chu suy yếu, khiến răng dễ lung lay, thậm chí là mất răng.
– Biến chứng xa: viêm tủy, viêm họng, viêm niêm mạch miệng, viêm amidan, mũi xoang,…
Thực hiện lấy cao răng giúp giải quyết nhiều nguy cơ bệnh lý
Vôi răng bám chắc vào răng và rất khó lấy nếu chúng ta chỉ sử dụng các cách vệ sinh thông thường hằng ngày tại nhà. Thậm chí, với nhiều người có tình trạng vô răng nặng, thiết bị siêu âm lấy các vôi răng tại các nha khoa cũng không thể làm sạch hoàn toàn được. Thêm vào đó, hậu quả của vôi răng có thể rất lớn và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Chính vì thế, cần sớm đến các nha khoa hiện đại, có thiết bị dụng cụ đầy đủ cùng bác sĩ nha khoa chuyên môn để thực hiện việc lấy đi vôi răng, loại bỏ các nguy cơ bệnh lý.
1.1. Các đối tượng được chỉ định lấy vôi răng
Những đối tượng dưới đây là những người cần cạo vôi răng:
– Những người đến thời điểm lấy đi vôi răng theo định kỳ
– Người có vôi răng hình thành quanh chân răng
– Người có nhiều vôi răng rõ ràng có thể nhìn thấy
– Người bị các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu do vôi răng gây nên
– Người được chỉ định trước thủ thuật nha khoa như tẩy trắng răng, niềng răng, nhổ răng,…
– Người cần vệ sinh răng miệng trước điều trị phẫu thuật, xạ trị
– Phụ nữ mang bầu có cao răng và nguy cơ u nướu do thai nghén cũng cần đi lấy cao răng
Nhìn chung, việc lấy vôi/cao răng thường do ý thức tự giác đề phòng bệnh lý của mỗi người. Và trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ cũng có thể chỉ định cạo vôi răng để phục vụ quá trình điều trị.
1.2. Chống chỉ định lấy vôi răng với một số đối tượng
Một số đối tượng có thể cần chống chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn với việc lấy vôi răng. Đó là các tình huống như:
– Tình trạng viêm nướu, viêm nha chu cấp tính, hoại tử lở loét nướu cấp tính.
– Không thể thở bằng mũi, tắc nghẽn đường hô hấp trên.
– Không thể há miệng
– Bệnh viêm tủy cấp không chịu được lạnh hay sự rung của thiết bị cạo vôi răng.
– Người có bệnh mãn tính: đái tháo đường, rối loạn đông máu, khó cầm máu.
– Biến chứng viêm nha chu trầm trọng.
– Người đang sốt xuất huyết hoặc các bệnh lây truyền qua đường nước bọt.
– Người có vấn đề thần kinh cơ, hay co giật, không làm chủ được hành vi.
– Trẻ em còn nhỏ
– Phụ nữ có thai đang ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Các bác sĩ cho hay phụ nữ mang bầu chỉ nên thực hiện lấy cao răng ở thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ để đảm bảo an toàn chi sức khỏe của thai nhi và thai phụ.
Tìm hiểu thêm: Những điều mẹ bầu nên làm khi mắc cúm
Loại bỏ vôi răng không thực hiện khi có bệnh viêm nhiễm răng lợi cấp tính
Đây cũng là lý do vì sao, trước khi lấy vôi trên răng, các bác sĩ cần khai thác bệnh sử và kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước. Điều này không chỉ giúp xác định tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà còn xem xét bệnh nhân có đang trong điều kiện phù hợp để thực hiện lấy cao răng không.
2. Lưu ý khi lấy vôi răng
2.1. Trước khi lấy vôi răng
Bệnh nhân nên tìm kiếm cho mình một nha khoa uy tín đề được lấy vôi/cao răng phù hợp, an toàn. Do đó, hãy chú ý về trang thiết bị, công nghệ tẩy vôi răng cùng đội ngũ y bác sĩ nha khoa trước khi lựa chọn cơ sở lấy vôi trên răng phù hợp cho bạn.
Thông thường, lấy cao răng không cần thủ thuật gây tê, Tuy nhiên, một số đối tượng cơ địa nhạy cảm quá có thể cần cân nhắc để gây tê khi cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là số ít nên bệnh nhân có thể an tâm.
Hiện nay, có nhiều kỹ thuật mới trong việc lấy cao răng được các nha khoa ứng dụng riêng bởi những ưu điểm khác nhau. Trong đó, việc sử dụng công nghệ siêu âm đang ngày càng phổ biến hơn do những hiệu quả nổi bật như hạn chế tối đa xâm lấn mô nướu, hạn chế đau nhức hay ê buốt răng. Do đó, với những người mẫn cảm, lựa chọn các nha khoa sử dụng thiết bị này sẽ hạn chế được những hệ quả xấu khi lấy vôi văng.
2.2. Trong khi làm thủ thuật
Bệnh nhân nên thả lỏng cơ thể và hít thở đều bằng mũi trong khi thực hiện lấy cao răng. Bên cạnh đó, cần thông báo cho nha sĩ nếu thấy hiện tượng đau, ê buốt răng quá khó chịu để kịp thời điều chỉnh tần số rung cũng như góc độ mũi lấy vôi. Đôi khi, tình trạng chảy máu có thể dễ nhận thấy, nhưng bạn hãy yên tâm vì các bác sĩ sẽ xử lý vấn đề này.
>>>>>Xem thêm: Thực đơn cho người bị ung thư buồng trứng
Phản hồi khi có tình trạng ê buốt bất thường khi cạo vôi răng
2.3. Sau khi lấy vôi răng
Sau khi thực hiện lấy vôi/cao răng, bệnh nhân nên hạn chế việc ăn các đồ quá nóng, quá lạnh hay các thực phẩm nhiều màu sắc, dầu mỡ trong những ngày đầu. Đặc biệt, sau thủ thuật, nên uống nước lọc chứ không nên để răng tiếp xúc với các thực phẩm dễ bám màu luôn. Nên dùng nước muối sinh lý súc miệng vệ sinh từ 2 ngày sau cạo vôi răng. Nếu có hiện tượng chảy máu nhiều ở răng, cần đến tái khám kiểm tra luôn.
Bên cạnh đó, cần duy trì lối vệ sinh khoa học hằng ngày cho răng:
– Đánh răng sáng tối
– Chải răng đúng cách
– Chọn bàn chải đầu lông mềm phù hợp
– Vệ sinh lưỡi
– Dùng chỉ nha khoa thay tăm
– Dùng nước súc miệng vệ sinh răng miệng sau ăn
– Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng và thực hiện lấy cao răng định kỳ.
Trong quá trình chăm sóc răng miệng, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung canxi và dinh dưỡng cũng là cách để chăm sóc răng miệng. Ngoài ra, cần hạn chế và bỏ việc hút thuốc để giảm khả năng hình thành lại vôi răng.
Như vậy, lấy vôi răng là thao tác cần thiết trong việc điều trị bệnh lý và phòng ngừa bệnh răng miệng. Bên cạnh đó, để việc bỏ vôi răng được hiệu quả, bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ thực hiện uy tín để loại bỏ vôi răng an toàn và hiệu quả. Đừng quên chăm sóc răng miệng hằng ngày và thăm khám định kỳ để luôn kiểm soát răng miệng được hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.