Điều trị cười hở lợi bao nhiêu tiền và các phương pháp

Điều trị cười hở lợi bao nhiêu tiền là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Trên thực tế, tổng chi phí điều trị này không cố định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của từng trường hợp. Vậy đó là những yếu tố nào và khi điều trị ta cần lưu ý gì?

Bạn đang đọc: Điều trị cười hở lợi bao nhiêu tiền và các phương pháp

1. Thế nào là tình trạng cười hở lợi?

Điều trị cười hở lợi bao nhiêu tiền và các phương pháp

Cười hở lợi gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ răng miệng

Cười hở lợi bản chất là tình trạng khi nướu của hàm trên lộ ra nhiều khi cười. Tình trạng này làm cho hàm trên bị kém thẩm mỹ. Khi đó, người bệnh sẽ trở nên kém tự tin, gây cản trở trong quá trình giao tiếp cũng như công việc hàng ngày. Một nụ cười tính là hở lợi khi lộ ra phần nướu hàm trên quá 2 mm khi cười.

Nếu xét về phương diện sinh học, cười hở lợi không phải bệnh lý. Đó là một khuyết điểm dẫn tới mất thẩm mỹ răng miệng.

Tình trạng cười hở lợi có thể chia thành nhiều cấp độ khác nhau:

– Cấp độ nhẹ: Khi cười, nướu trên sẽ lộ khoảng trên 2mm và chiếm trên 25% so với tổng chiều dài răng.

– Cấp độ trung bình: Khi cười sẽ lộ phần nướu nhiều hơn 25% và ít hơn 50% so với tổng chiều dài răng.

– Cấp độ nặng: Khi cười sẽ lộ phần mô nướu ra nhiều hơn 50% và dưới 100% so với tổng chiều dài của răng.

– Cấp độ rất nặng: Khi cười, nướu trên sẽ lộ ra nhiều hơn và khoảng 100% so với chiều dài răng.

2. Những nguyên nhân gây cười bị hở lợi

Dưới đây là một số những yếu tố gây cười hở lợi:

– Do xương hàm: Phần xương hàm trên phát triển quá mức gây tác động tới nướu. Từ đó, chúng bị đẩy ra phía trước.

– Do răng: Nếu như chiều cao của răng quá ngắn sẽ gây chênh lệch giữa phần răng và lợi. Điều này khiến khi cười bình thường thì lợi vẫn lộ nhiều hơn răng.

– Do môi: Nếu như cơ moi trên hoạt động mạnh làm phần môi vén cao hơn. Như vậy, lợi sẽ bị lộ dù tỉ lệ lợi cùng răng bằng nhau.

– Do nướu: Sự phát triển mạnh của nướu cũng chính là nguyên nhân gây tình trạng cười hở lợi.

3. Các phương pháp giúp điều trị cười hở lợi

3.1 Phẫu thuật cắt lợi

Tìm hiểu thêm: Tôi đã “đánh gục” tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?

Điều trị cười hở lợi bao nhiêu tiền và các phương pháp

Phương pháp cắt lợi giúp điều trị tiện lợi cùng với khả năng hồi phục nhanh

Phẫu thuật cắt lợi được áp dụng khá phổ biến để điều trị cười hở lợi. Nguyên nhân là vì tính tiện lợi cùng với khả năng hồi phục nhanh.

Khi thân răng bị ngắn hay nướu bị viêm làm sưng to, bao trùm chân răng hay mọc thụ động thể A thì có thể tiến hành cắt lợi. Đối với phương pháp này, bệnh nhân có thể được giảm từ 2-4mm lợi tùy trường hợp.

3.2 Phẫu thuật định vị ở trên môi

Đây còn được gọi là phương pháp cắt bớt nhóm cơ có chức năng đỡ môi trên. Những nhóm cơ này chủ yếu phát triển quá mạnh và cũng là nguyên nhân chính gây tình trạng cười hở lợi.

Khi đã cắt bỏ các bó cơ, bác sĩ sẽ khâu và cố định phần môi trên. Phương pháp này có thể giúp giảm khoảng 3-7mm lợi.

3.3 Niềng răng

Phương pháp niềng răng có thể áp dụng với một số trường hợp cụ thể như lệch lạc khớp cắn nặng, xương hàm trên phát triển quá mạnh mẽ, răng quặp vào trong, … Sau khi niềng, tình trạng cười hở lợi cũng sẽ được khắc phục.

3.4 Phẫu thuật để đẩy xương hàm trên

Với phương pháp phẫu thuật đẩy xương hàm trên, quá trình thực hiện khá phức tạp. Phương pháp này được dùng để điều trị triệt để hở lợi. Thế nhưng chi một số trường hợp hở lợi nặng, phương pháp này mới được chỉ định. Đồng thời, quá trình thực hiện chỉ được làm trong bệnh viện với phương pháp gây mê.

3.5 Tiêm botox

Điều trị cười hở lợi bao nhiêu tiền và các phương pháp

>>>>>Xem thêm: Phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư phổi di căn não như thế nào?

Tiêm botox điều trị cười hở lợi cần duy trì 3-6 tháng/lần

Tiêm botox là biện pháp khá đơn giản để điều trị cười hở lợi. Phương pháp này thường được áp dụng khi môi trên bị tăng kích thước, biên độ di động. Điều này là do thói quen hàng ngày. Thế nhưng thực hiện phương pháp này, ta sẽ cần duy trì 3-6 tháng/lần.

4. Chi phí điều trị cười hở lợi

4.1 Thực hiện điều trị cười hở lợi bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị cười hở lợi thường không cố định mà phụ thuộc vào một vài yếu tố khác cũng như phương pháp điều trị. Trung bình tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, để điều trị cười hở lợi sẽ cần khoảng 22.000.000đ

4.2 Những yếu tố ảnh hưởng chi phí điều trị cười hở lợi

Bên cạnh phương pháp điều trị, sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí điều trị cười hở lợi:

4.2.1 Tình trạng hở lợi

Cười hở lợi có nhiều mức độ khác nhau nên cách điều trị cũng không giống nhau. Những đối tượng gặp tình trạng hở lợi nhẹ thì điều trị sẽ đơn giản, chi phí cũng thấp hơn. Tuy nhiên, với những người gặp tình trạng hở lợi phức tạp thì hay bj phát sinh nhiều chi phí. Điều này là do việc điều trị phức tạp, khó khăn hơn. Khi đó, tổng chi phí điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

4.2.2 Nha khoa thực hiện

Việc lựa chọn nha khoa thực hiện khác nhau cũng sẽ dẫn tới những mức chi phí phẫu thuật khác nhau. Cụ thể, những cơ sở điều trị nhỏ lẻ thường có mức giá khá thấp. Ngược lại, những cơ sở lớn, uy tín, đảm bảo hơn về chất lượng, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao sẽ có mức giá điều trị cao hơn.

Tuy giá của những nha khoa uy tín chênh lệch khá nhiều so với nha khoa nhỏ lẻ nhưng người bệnh cũng nên cân nhắc kỹ. Điều này còn liên quan tới cả hiệu quả và an toàn điều trị.

4.2.3 Bác sĩ thực hiện

Những ca thực hiện cắt nướu hay nâng cơ môi nếu ở mức độ nặng hay phẫu thuật xương hàm, … là những ca phẫu thuật thực hiện khá khó. Do đó, yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện rất cần thiết.

Cụ thế với những ca phẫu thuật này, bác sĩ cần có chuyên môn tốt để nắm rõ tình trạng, chỉ định phương pháp tối ưu. Cùng với đó, những kinh nghiệm sẽ giúp bác sĩ xử lý kịp thời nếu có bất thường trong quá trình phẫu thuật.

Qua bài viết, ta đã nắm được những thông tin về điều trị cười hở lợi hết bao nhiêu tiền và những phương pháp thực hiện. Hy vọng qua đó, mọi người đã lưu lại được những thông tin cần thiết để áp dụng trong trường hợp cần tới.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *