Sau sinh mổ, việc mà các mẹ quan tâm nhất chính là làm như thế nào để lấy lại vóc dáng, cải thiện tình trạng vết mổ nhanh lành. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ đẻ mổ xong bụng vẫn to, khiến nhiều mẹ lo lắng. Liệu bụng to sau đẻ mổ có phải là dấu hiệu mẹ đang gặp vấn đề sức khỏe nào sau sinh?
Bạn đang đọc: Vì sao mẹ đẻ mổ xong bụng vẫn to? Làm thế nào để cải thiện?
1. Bụng vẫn to sau sinh mổ, nguyên nhân là gì?
Cơ thể của mỗi người đều được hình thành từ các tế bào mô, cơ, gân, mạch máu,… Vì vậy, khi mang thai, cơ thể thay đổi theo sự phát triển của thai nhi. Bụng của mẹ dần to ra theo từng tuần thai, tỷ lệ thuận với sự phát triển kích thước của em bé. Ngoài ra, sự thay đổi của lượng nước ối trong bụng mẹ cũng khiến vòng 2 của các mẹ to lên từng ngày.
Bụng của người mẹ đã dần to lên trong quá trình mang thai
Sau sinh nở, nhiều mẹ lần tưởng rằng vòng bụng của bản thân có thể nhỏ lại nhanh chóng, trở về kích thước ban đầu trước khi mang thai, nhưng điều này lại không chính xác. Thực tế, vòng bụng cần từ 9 đến 10 tháng để có thể thu nhỏ dần lại. Nguyên nhân bởi:
1.1. Đẻ mổ xong bụng vẫn to do tử cung chưa trở lại kích thước ban đầu
Kể từ khi trứng được thụ tinh, thành công di chuyển tới tử cung, làm tổ, phát triển thành phôi thai và thai nhi, kích thước của tử cung người mẹ cũng không ngừng thay đổi. Những tuần thai đầu tiên, thai phát triển với kích thước chỉ bằng hạt vừng, sau đó lớn dần với kích thước tương đương với một quả cam, cuối cùng đạt kích thước của một quả dưa hấu.
Tử cung – nơi nuôi dưỡng thai nhi trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ cũng dần giãn ra, to lên. Sau khi em bé được đưa ra ngoài theo hình thức đẻ mổ hoặc đẻ thường, tử cung sẽ dần co hồi lại để trở về kích thước ban đầu của nó. Thông thường, quá trình phục hồi kích thước ban đầu của tử cung mất từ 6 đến 8 tuần. Một số trường hợp mẹ bị sót nhau thai trong tử cung, quá trình co hồi có thể diễn ra lâu hơn do tử cung phải co bóp để đẩy hết nhau còn sót ra ngoài.
Theo quá trình phát triển của thai, tử cung cũng dần giãn ra và to lên
Bởi vậy, trong thời gian tử cung chưa thể phục hồi kích thước ban đầu, bụng của sản phụ vẫn sẽ to và khó ổn định kích thước.
1.2. Sản phụ bị tách cơ bụng sau đẻ mổ
Cơ bụng bị tách, hay còn gọi là xổ bụng, là hiện tượng thường thấy nhiều nhất ở các mẹ sau sinh. Lúc này, hai dải cơ nằm song song ở giữa vùng bụng của sản phụ đã bị tách ra, căng giãn quá mức đến không thể co lại như cũ. Nhiều trường hợp, để có thể xử lý, cải thiện hiệu quả nhất, sản phụ phải nhờ đến phương pháp phẫu thuật tuy đây là giải pháp có rủi ro cao.
1.3. Sản phụ đẻ mổ xong bụng vẫn to do thành bụng bị thoát vị
Sau sinh mổ, đẻ mổ, thành bụng của người bệnh có thể bị thoát vị nghiêm trọng, dẫn đến vùng bụng khó về lại kích thước nhỏ gọn ban đầu. Từ vùng da bị sẹo mổ đẻ, một khối mô phình ra xung quanh. Tình trạng này có thể kéo dài tới 6 tháng và đó là thoát vị thành bụng ở sản phụ sau sinh.
Tìm hiểu thêm: Thiếu mầm răng vĩnh viễn có nguy hiểm?
Thoát vị thành bụng là một trong số những nguyên nhân khiến các mẹ đẻ mổ xong bụng vẫn to
Đi kèm với triệu chứng bụng phình to, thoát vị thành bụng sau sinh còn có một số triệu chứng đặc biệt khác như: Làm nhu động ruột khó hoạt động, ảnh hưởng đến ruột non, dễ gây táo bón, khó tiêu và thậm chí đau bụng.
2. Tại sao mẹ đẻ mổ lại cần nhiều thời gian hơn để giảm mỡ?
Với các mẹ sinh thường, chỉ từ 24 đến 48 giờ đầu, sản phụ có thể tự bước xuống giường để vận động nhẹ nhàng. Còn với mẹ đẻ mổ, cần từ 6 tới 8 tuần để mẹ có thể ổn định vết mổ một chút, mới có thể vận động khéo léo, nhẹ nhàng được.
Bởi vậy, thời gian nghỉ ngơi của các mẹ đẻ mổ kéo dài hơn, việc lấy lại vóc dáng bị trì hoãn và càng trở nên khó khăn. Càng lười vận động lâu ngày nào, vòng bụng của các mẹ càng định hình lại muộn hơn ngày đó. Sau sinh vài tuần, nếu đã cảm thấy đỡ đau và khó chịu, các mẹ có thể chủ động vận động nhẹ nhàng, vận động trên giường để nâng cao sức khỏe và sớm cải thiện vòng bụng to sau đẻ.
3. Những gợi ý hữu ích cho mẹ không còn lo việc bụng vẫn to sau đẻ mổ
Có rất nhiều cách đã được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là có thể làm giảm kích thước vòng bụng sau đẻ mổ. Cụ thể:
– Cho con bú mẹ: Thời gian đầu, việc kích thích sữa về nhiều, kích thích tuyến vú hoạt động, mạch máu nuôi dưỡng các nang vú là rất quan trọng. Bởi vậy, các mẹ cần được nạp nhiều năng lượng để chuyển hóa và giúp nang tiết sữa nhiều hơn cho bé bú được đủ mỗi cữ. Những sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ, cân nặng, kích thước vòng bụng cũng nhanh về hơn phụ nữ nuôi con bằng sữa công thức.
Quá trình bé bú, một loại hormone đặc biệt được sản sinh và kích thích quá trình co bóp của tử cung. Tử cung có trở lại kích thước ban đầu sớm, vòng bụng của mẹ mới nhanh chóng được thu nhỏ lại.
– Thường xuyên vận động, tập luyện: Tất cả mọi hoạt động mà sản phụ làm sau sinh đều có thể giúp đốt cháy calo, hỗ trợ quá trình kiểm soát trọng lượng sau sinh và vòng bụng. Sau khi vết mổ phục hồi, lành hẳn, các mẹ có thể thực hiện tập luyện một số bộ môn nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ hoặc vận động tại nhà.
Quá trình này kích thích vào các mô cơ đã “ngủ quên” suốt thời gian qua. Các bó cơ, gân cơ sẽ dần lấy lại khả năng đàn hồi và giúp thu nhỏ vùng bụng của chị em sau đẻ mổ.
– Chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách hiệu quả nhất trong việc kiểm soát cân nặng và vóc dáng sau sinh. Chế độ ăn của các mẹ cần đủ lượng calories cần thiết, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, tránh để bị đói và hạn chế nạp quá nhiều đồ dầu mỡ. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý ăn nhiều rau xanh, trái cây để hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón, đầy bụng sau sinh.
>>>>>Xem thêm: Một số thắc mắc thường gặp về tiểu đường thai kỳ
Sản phụ cần chú ý chế độ ăn uống sau sinh để chóng lấy lại vóc dáng
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề đẻ mổ xong bụng vẫn to. Việc điều chỉnh lại nhịp sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình cải thiện vóc dáng cũng như sức khỏe sau sinh. Vậy nên, chị em có thể tham khảo một số gợi ý hữu ích để có thêm kinh nghiệm cải thiện vòng bụng trong quá trình phục hồi sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.