2 Hàm răng có bao nhiêu cái? Tưởng chừng quen thuộc nhưng đây lại là vấn đề không phải ai cũng biết. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin giải đáp chi tiết thắc mắc này cùng nhiều thắc mắc khác liên quan đến răng, đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: 2 hàm răng có bao nhiêu cái?
1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: 2 hàm răng có bao nhiêu cái?
Số lượng răng trên 2 hàm của chúng ta là khác nhau theo tuổi tác. Cụ thể, ở người trưởng thành và trẻ lớn, 2 hàm có tất cả 32 răng, bao gồm:
– 8 răng cửa (4 răng ở trên và 4 răng ở dưới, có nhiệm vụ cắt thức ăn),
– 4 răng nanh (2 răng ở trên và 2 răng ở dưới, có nhiệm vụ cắt và xé thức ăn),
– 8 răng tiền hàm (4 răng ở trên và 4 răng ở dưới, có bề mặt phẳng, giữ nhiệm vụ nghiền thức ăn),
– 8 răng hàm (4 răng ở trên và 4 răng ở dưới, cũng có bề mặt phẳng và cũng giữ nhiệm vụ nghiền thức ăn),
– 4 răng khôn (2 răng ở trên và 2 răng ở dưới, không có chức năng đặc biệt).
Số lượng răng 2 hàm ở trẻ nhỏ là 20, bao gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm.
Ở người trưởng thành, 2 hàm có tất cả 32 răng
2. Giải đáp 4 thắc mắc phổ biến khác về răng
2.1. Men răng có phải là phần cứng nhất trên cơ thể con người không?
Răng có 3 lớp; trong đó, men răng là lớp ngoài, có vai trò bảo vệ lớp ngà răng ở giữa và lớp tủy răng ở trong. Men răng được cấu tạo từ hydroxyapatite, phosphate và carbonate. Đây là các khoáng chất thành phần của những cấu trúc vô cùng bền vững. Bởi thế, men răng được đánh giá là phần cứng nhất trên cơ thể con người.
Mặc dù vậy, nó không bất hoại mà lại rất dễ bị phá hủy dưới tác động của vi khuẩn, acid và áp lực. Chính vì vậy, để bảo vệ nó cũng như bảo vệ các lớp khác của răng, chúng ta cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm có tính acid, vệ sinh răng miệng cẩn thận cũng như từ bỏ các thói quen xấu có hại cho răng như nghiến răng, cắn móng tay,…
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Mổ thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền?
Men răng được đánh giá là phần cứng nhất trên cơ thể con người.
2.2. Khi nào răng bắt đầu phát triển?
Có thể bạn chưa biết: Răng bắt đầu phát triển từ thời điểm chúng ta vẫn còn là bào thai và quá trình phát triển của răng sẽ kéo dài suốt cuộc đời chúng ta. Cụ thể, dưới đây là 2 giai đoạn quan trọng của quá trình đó:
– Răng sữa: Răng sữa hình thành khi chúng ta được khoảng 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, chúng chỉ mọc khi chúng ta đủ 6 tháng tuổi. Sự mọc của chúng sẽ kết thúc khi chúng ta 2 tuổi.
– Răng vĩnh viễn: Tương tự răng sữa, răng vĩnh viễn cũng hình thành khi chúng ta được khoảng 6 tuần tuổi. Sau khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn mới mọc, đó là lúc chúng ta khoảng 6 – 7 tuổi. Khi chúng ta đủ 10 tuổi, quá trình mọc của răng vĩnh viễn sẽ kết thúc.
Quá trình phát triển của răng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như: Di truyền, chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc răng miệng,…
2.3. Dấu răng của mỗi người có phải là duy nhất không?
Dấu răng là tổ hợp thông tin bao gồm nhiều thông tin nhỏ; những thông tin nhỏ này ghi nhận hình dáng, kích thước, vị trí,… của mỗi răng trên cả hàm răng. Vì không có hai hàm răng giống nhau hoàn toàn, chúng ta không thể có hai dấu răng hoàn toàn giống nhau. Bởi thể, tương tự vân tay, dấu răng của mỗi người là duy nhất. Do đặc điểm này, dấu răng có thể được sử dụng để xác định danh tính của một cá nhân trong lĩnh vực pháp y, tương tự như cách vân tay được sử dụng để xác định danh tính.
2.4. Răng có thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý nào?
Sức khỏe răng miệng có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý toàn thân và ngược lại, sức khỏe toàn thân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý răng miệng. Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho mối liên hệ này của sức khỏe toàn thân và sức khỏe răng miệng:
– Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… cao hơn bình thường. Ngược lại, viêm nướu, viêm nha chu có thể làm tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về giá nắn chỉnh răng tại nha khoa hiện nay
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu,… cao hơn bình thường.
– Các bệnh lý tim mạch: Một số nghiên cứu đã chứng minh, giữa viêm nướu, viêm nha chu và các bệnh lý tim mạch có mối liên kết.
– Bệnh viêm khớp: Người mắc bệnh viêm khớp cũng có nguy cơ mắc một số bệnh lý răng miệng cao hơn bình thường.
– HIV/AIDS: Do tình trạng suy giảm miễn dịch, bệnh nhân HIV/AIDS dễ bị viêm nướu và phát triển bệnh lý viêm nha chu nghiêm trọng.
– Bệnh viêm gan: Bệnh viêm gan có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng, như viêm lợi là một ví dụ điển hình.
– Các bệnh lý tiêu hóa: Bệnh lý tiêu hóa có thể là nguyên nhân của tình trạng hôi miệng.
– Các bệnh lý tâm thần: Các bệnh lý tâm thần, như trầm cảm,… có thể hạn chế thói quen chăm sóc răng miệng của bệnh nhân, từ đó bệnh nhân phát sinh các bệnh lý răng miệng.
– Chứng ngưng thở khi ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ thường đi kèm thói quen nghiến răng và thói quen này có thể khiến bệnh nhân bị mòn men răng hoặc nứt răng.
Tóm lại, 2 hàm răng của trẻ nhỏ có 20 cái còn số răng trên 2 hàm răng của trẻ lớn và người trưởng thành là 32. Răng bắt đầu phát triển khi chúng ta còn là bào thai (tuần thứ 6). Việc mọc răng ở trẻ nhỏ sẽ kết thúc vào năm 2 tuổi còn trẻ lớn sẽ kết thúc việc mọc răng ở tuổi lên 10. Men răng là phần cứng nhất trên cơ thể con người. Đặc điểm của hàm răng mỗi người là hoàn toàn khác nhau nên dấu răng cũng giống dấu vân tay, có thể được sử dụng để xác định danh tính cá nhân. Sức khỏe răng miệng có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe toàn thân. Bệnh lý răng miệng và bệnh lý toàn thân tác động qua lại theo chiều hướng bệnh lý này tăng cường bệnh lý kia (tỷ lệ thuận).
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi 2 hàm răng có bao nhiêu cái và nhiều sự thật không phải ai cũng biết về răng. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng về các sự thật răng miệng này, liên hệ Thu Cúc TCI, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.