Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào?

Đau thần kinh tọa gây ra cản trở hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Vậy đau thần kinh tọa điều trị như thế nào?

Bạn đang đọc: Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào?

1. Đau thần kinh tọa và những biện pháp chẩn đoán

Đau dây thần kinh tọa thường ảnh hưởng tới một bên của phần dưới cơ thể. Cơn đau sẽ kéo dài từ lưng dưới qua mông cho tới phía sau của đùi và lan xuống một trong hai chân. Tùy thuộc vào nơi dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng mà cơn đau có thể kéo dài đến bàn chân, thậm chí cả ngón chân.

Để chẩn đoán người bệnh mắc đau dây thần kinh tọa, đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám ban đầu thông qua các thông tin bệnh sử, tình trạng của người bệnh hiện tại. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện một bài test nhỏ để giúp kiểm tra xem dây thần kinh nào tạo nên cơn đau của người bệnh. Các bài tập này có thể bao gồm: Ngồi xổm, đi bằng ngón chân, gót chân hay nâng một chân lên khi nằm ngửa.

Sau khi đã thăm khám ban đầu bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một vài chẩn đoán hình ảnh khác bao gồm:

– Chụp X-quang: Thông qua x-quang cột sống, bác sĩ có thể thấy được sự phát triển quá mức của xương (gai xương). Từ đó, chẩn đoán xem gai xương có đang đè lên dây thần kinh hay không.

– MRI: Phương pháp này cho ra những hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.

– Chụp CT: Khi chụp CT sẽ quan sát được ảnh cột sống và phát hiện những tổn thương.

– Điện cơ (EMG): Xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể xác nhận chèn ép thần kinh do hẹp ống sống hay thoát vị đĩa đệm.

Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào?

Đau dây thần kinh tọa thường ảnh hưởng tới một bên của phần dưới cơ thể

2. Đau thần kinh tọa điều trị thông qua biện pháp nào?

2.1. Đau thần kinh tọa điều trị không phẫu thuật

Đa phần những người bị đau thần kinh tọa ở dạng nhẹ sẽ đỡ hơn trong vài tuần với các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau làm cho người bệnh không thể thực hiện được các hoạt động hàng ngày thì bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp một số giải pháp cơ bản bao gồm:

– Vật lý trị liệu: bác sĩ sẽ hướng dẫn một số bài tập vật lý nhẹ nhàng để giúp người bệnh từ từ khôi phục chức năng của cơ và  giảm áp lực lên dây thần kinh.

– Luyện tập thể dục: Việc duy trì thói quen tập thể dục đều đặn sẽ giúp cải thiện tư thế và giảm áp lực cho dây thần kinh tọa.

– Sử dụng các miếng dán: Dán một vài miếng dán nóng, lạnh dưới lưng sẽ giúp cơ cơn đau giảm.

– Phương pháp điều trị thay thế: Một số các liệu pháp thay thế như yoga, châm cứu, xoa bóp,… có thể giúp chữa được bệnh đau thần kinh tọa

– Sử dụng thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen và NSAID (như ibuprofen, naproxen, aspirin). Người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng không đúng liều lượng và kéo dài có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm L3 L4: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào?

Việc duy trì thói quen tập thể dục đều đặn sẽ giúp cải thiện tư thế và giảm áp lực cho dây thần kinh tọa

2.2. Đau thần kinh tọa điều trị phẫu thuật

Đau thần kinh tọa điều trị phẫu thuật sẽ được thực hiện trong trường hợp người bệnh điều trị không phẫu thuật bị thất bại. Nếu bị đau dây thần kinh tọa và sau hơn 3 tháng nghỉ ngơi, sử dụng các loại thuốc nhưng không đỡ thì lúc này cần đến sự tư vấn của bác sĩ về cuộc phẫu thuật.

Hiện tại có hai lựa chọn phẫu thuật chính cho bệnh nhân đau thần kinh tọa là cắt bỏ đĩa đệm và cắt bỏ cung sau (mở ống sống).

– Đối với phẫu thuật cắt bỏ đĩa: Bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉ định loại bỏ bất cứ thứ gì đang gây chèn ép vào dây thần kinh tọa của người bệnh, cho dù đó là một đĩa đệm thoát vị, gai xương… Mục đích của phương pháp này là loại bỏ phần gây đau thần kinh tọa, tuy nhiên đôi khi bác sĩ sẽ phải loại bỏ toàn bộ đĩa đệm để khắc phục vấn đề này. Phẫu thuật sẽ được thực hiện sau khi bác sĩ gây mê toàn thân cho bệnh nhân.

– Phẫu thuật mở ống sống: Màng mỏng là một phần của vòng xương bao phủ tuỷ sống. Trong quá trình phẫu thuật mở ống sống, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ những lớp màng này và bất kỳ mô nào chèn ép lên dây thần kinh. Bác sĩ có thể gây mê toàn thân cho người bệnh để tiến hành cuộc phẫu thuật này. Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể đi lại được nhẹ nhàng.

Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Thông tin từ A-Z về bệnh vôi hóa cột sống

Trong trường hợp người bệnh điều trị không phẫu thuật bị thất bại thì phẫu thuật chính là biện pháp hiệu quả nhất

3. Biện pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa

Để phòng ngừa đau dây thần kinh tọa một cách hiệu quả nhất, bạn nên điều chỉnh một số thói quen hàng ngày:

– Duy trì cân nặng hợp lý: Những người thừa cân béo phì là đối tượng dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những bệnh về xương khớp. Bởi lẽ, khi trọng lượng quá nặng sẽ làm tăng áp lực lên cột sống và các khớp xương. Điều này sẽ khiến cho khớp xương bị suy giảm chức năng. Vì vậy, bạn nên duy trì mức cân nặng ổn định để ngăn ngừa tình trạng đau thần kinh tọa và các bệnh về xương khớp.

– Chế độ ăn khoa học: Nếu ăn uống không khoa học, cơ thể của bạn sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý. Ví dụ, chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, tinh bột,… sẽ khiến cho cơ thể bạn dễ tăng cân và gây áp lực lên xương khớp. Ngược lại, một chế độ ăn khoa học, đủ chất sẽ là biện pháp tốt giúp bạn duy trì sức khỏe.

– Thường xuyên vận động, tập luyện: Vận động và tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tuần hoàn máu và tăng cường sức đề kháng đồng thời điều trị bệnh tốt hơn. Bạn có thể tham khảo lời khuyên của chuyên gia để chọn những môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình..

Ngoài ra, điều chỉnh tư thế lao động và sinh hoạt hợp lý kết hợp với việc giữ tình thần luôn vui vẻ là “chìa khóa vàng” giúp cơ thể của bạn phòng tránh đau thần kinh tọa cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *