Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Thoái hóa khớp gối được liệt vào một trong những căn bệnh khó điều trị triệt để, bởi phải kết hợp nghiêm ngặt kỹ thuật y tế với kiêng cữ trong sinh hoạt. Xuất phát từ điều này, nhiều bệnh nhân cũng băn khoăn “Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không”.

Bạn đang đọc: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

1. Ý nghĩa của vận động trong điều trị thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân trực quan gây nên thoái hóa là áp lực quá tải lên khớp gối gây ra chấn thương, đặc biệt với người có tiền sử lao động, vận động nặng. Vậy liệu trong quá trình điều trị, bệnh nhân có cần vận động hay không?

1.1. Vận động có vai trò như thế nào với người bị thoái hóa khớp?

Mục tiêu của điều trị thoái hóa khớp gối hướng tới là giảm đau đớn và phục hồi khả năng vận động khớp cho bệnh nhân. Để làm được điều này cần sự kết hợp nghiêm ngặt giữa các biện pháp y tế, dùng thuốc, vật lý trị liệu, dinh dưỡng, vận động.

Với những bệnh nhân khớp gối bị hư hại, việc đi lại, cử động gây nên những cơn đau nhức, cứng khớp. Nếu chịu một lực tác động mạnh có thể khiến khớp gối bị hỏng. Tuy nhiên, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cần vận động để tăng độ bền, dẻo dai cho khớp, các nhóm cơ xung quanh được ổn định và khỏe hơn nên bảo vệ được phần sụn khớp. Ngoài ra, việc tập luyện cần đảm bảo đúng, đủ, tuân thủ theo kế hoạch phù hợp.

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối

1.2. Vì sao “Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân?

Dẫu đã biết tập luyện có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả, nhưng không phải ai cũng chọn được môn thể dục thể thao phù hợp. Riêng với đi bộ, nhiều người cảm thấy có những mâu thuẫn nhất định: Có nên đi bộ khi khớp gối thoái hóa cần tránh tác động mạnh? Thêm vào đó, bệnh nhân thường e ngại đi bộ bởi cử động chân khá khó khăn với họ.

Trường hợp người bệnh không tìm hiểu kỹ, đi bộ sai cách hay quá sức sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do vậy mà đi bộ khi khớp thoái hóa là việc mà không phải ai cũng có thể thực hiện hay nên thực hiện.

2. Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và đi như thế nào?

Vấn đề này được phân tích và giải đáp qua 02 phần sau:

2.1. Giải đáp thắc mắc “Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không”

Đi bộ là cách vận động đem lại hiệu quả tốt cho người đang chữa trị thoái hóa khớp gối. Việc đi bộ đúng cách, đúng lúc sẽ đem lại cho người bị tổn thương khớp gối những lợi ích như:

– Hỗ trợ tạo dịch khớp nuôi dưỡng và bảo vệ khớp gối đang tổn thương, giảm ma sát trên sụn nhằm làm chậm quá trình thoái hóa, giúp việc vận động trở nên nhịp nhàng hơn.

– Tăng độ khỏe mạnh cho cơ bắp chân, giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể lên khớp.

– Đốt cháy năng lượng, giảm cân.

– Giảm căng thẳng, tăng lưu thông máu.

– Hỗ trợ cải thiện khả năng thăng bằng.

– Giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Tìm hiểu thêm: Viêm cơ gáy là gì?

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Đi bộ là cách vận động đem lại hiệu quả tốt cho người đang chữa trị thoái hóa khớp gối

Riêng những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối mức độ nặng, bác sĩ có thể tư vấn hạn chế đi lại hoặc chọn môn thể thao khác phù hợp hơn.

2.2. Hướng dẫn cách đi bộ đúng cho người khớp gối bị thoái hóa

Đầu tiên, để chuẩn bị quá trình đi bộ, hãy chắc chắn rằng thể trạng người bệnh phù hợp và được bác sĩ khuyến khích lựa chọn phương pháp này.

Khởi động gối là bước không thể bỏ qua trước mỗi buổi tập. Những động tác nhẹ nhàng như gập duỗi, căng cơ chân khoảng 10 phút sẽ giúp làm nóng khớp gối.

Cường độ tập luyện của bệnh nhân sẽ được xây dựng từ thấp đến cao. Thời gian đi mỗi ngày từ 30 – 60 phút, có thể chia nhỏ nhiều lần trong ngày. Với người mới bắt đầu có thể đi khoảng 5 phút/ngày rồi tăng dần. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần cố gắng đi chậm rãi, từ từ, giữ khoảng cách mỗi bước từ 1 – 2 bàn chân. Việc sải bước dài hay bước nhanh sẽ tăng thêm áp lực cho khớp khiến chúng bị tổn thương. Ngoài ra, nghỉ ngơi xen kẽ giữa thời gian tập cũng giúp khớp được thư giãn, hồi phục.

Sau khi kết thúc đi bộ, bệnh nhân không nên ngồi nghỉ ngay lập tức. Thay vào đó, họ cần vận động đầu gối nhẹ nhàng rồi từ từ ngồi nghỉ, tránh để khớp bị tác động đột ngột có thể gây chấn thương.

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

>>>>>Xem thêm: Đau mỏi vai gáy – bệnh của dân văn phòng

Hãy chắc chắn rằng thể trạng người bệnh phù hợp và được bác sĩ khuyến khích đi bộ

3. Lưu ý đi bộ cho người bị thoái hóa khớp gối

Xuyên suốt quá trình vận động, bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần chú ý một số vấn đề sau:

– Chọn tuyến đường bằng phẳng, không gồ ghề, ít xe cộ qua lại, phù hợp và an toàn.

– Thời gian đi bộ tốt nhất là sáng sớm và buổi tối.

– Nên dừng đi bộ ngay khi cảm nhận cơn đau ở khớp.

– Chọn giày đi bộ vừa chân, quần áo thoải mái dễ vận động.

– Thông báo với người thân, bạn bè về lịch trình, thời gian, địa điểm tập hoặc đi bộ theo nhóm.

– Khi đi bộ, cố gắng giữ thẳng lưng, hít thở đều đặn.

– Theo dõi số bước đi bộ mỗi ngày thay vì đếm thời gian.

– Kiểm soát tốc độ đi và nhịp tim, huyết áp.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ để kịp thời xử lý các bất thường hoặc nhận tư vấn cải thiện bệnh phù hợp.

Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã hiểu rõ tác dụng của vận động, đi bộ đối với việc điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối. Từ đó mỗi người có cho mình phương pháp và kế hoạch tập luyện phù hợp, khoa học.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *