Làm sạch mảng bám răng không chỉ giúp nụ cười của bạn thêm tỏa sáng, tự tin mà còn giúp đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về mảng bám vôi răng và những cách làm sạch mảng bám vôi răng đơn giản lại siêu hiệu quả nhé.
Bạn đang đọc: Gợi ý cách làm sạch mảng bám răng đơn giản, hiệu quả
1. Tìm hiểu các nguyên nhân gây hình thành mảng bám trên răng
Ăn nhiều đồ ngọt là nguyên nhân gây hình thành nhiều mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng được nhận biết đơn giản là lớp màng xuất hiện và bám chặt vào bề mặt của răng. Chúng được tạo nên từ các mảnh vụn thức ăn thừa còn sót lại, tích tụ lâu ngày trong khoang miệng. Mảng bám cao răng tích tụ càng lâu ngày thì càng khó loại bỏ, bởi chúng có đặc tính khó tan trong nước và dính chặt vào răng.
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây hình thành mảng bám trên răng. Dưới đây là những nguyên nhân tạo nên mảng bám cao răng thường gặp:
– Không đánh răng thường xuyên và đúng cách: Việc duy trì chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng. Nếu không đánh răng đúng cách, các mảnh vụn thức ăn có thể không được loại bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện cho chúng bám lại ở kẽ răng và tích tụ trên bề mặt răng.
– Không làm sạch răng miệng toàn diện: Mặc dù có ý thức về việc vệ sinh răng miệng, nhiều người vẫn gặp vấn đề với mảng bám trên răng. Để tăng cường làm sạch răng, bạn có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng hỗ trợ làm sạch răng và loại bỏ mảng bám.
– Thói quen ăn uống không lành mạnh: Việc tiêu thụ quá nhiều đường, thức uống có màu sắc đậm như cà phê, trà hay các loại đồ uống chứa chất tạo màu có thể làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng do tác động lên men răng.
– Hút thuốc lá: Những người hay hút thuốc lá thường không duy trì được màu răng trắng đẹp. Hơn thế, các chất độc hại trong khói thuốc còn làm tăng nguy cơ mảng bám.
2. Vì sao cần loại bỏ mảng bám cao răng?
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật ghép vạt lợi và những điều cần biết
Loại bỏ mảng bám cao răng giúp răng thêm khỏe đẹp, ngừa nguy cơ mắc bệnh
Mảng bám cao răng tích tụ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong vùng miệng, gây nhiều bệnh lý về răng miệng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người cần chú ý vệ sinh làm sạch răng miệng hàng ngày và duy trì tới nha khoa lấy cao răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng:
2.1. Giảm rủi ro mắc các bệnh liên quan đến răng nướu
Các mảng bám cao răng tại chân răng và kẽ răng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc không loại bỏ cao răng định kỳ và đúng cách có thể làm tăng rủi ro mắc các bệnh răng phổ biến như viêm nha chu, viêm nướu, tụt lợi, hoặc mòn men răng.
2.2. Giảm tình trạng hôi miệng và mang lại hơi thở tươi mát
Vi khuẩn tồn cư trú cùng với sự phân hủy các cặn thức ăn ở vị trí các kẽ răng là nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề hôi miệng. Việc duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ sẽ giúp kết thúc tình trạng này để bạn luôn tự tin với hơi thở thơm mát.
2.3. Giữ cho hàm răng luôn được trắng sáng
Các mảng bám cao răng có màu trắng ngà, vàng hoặc nâu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm cho răng trở nên ố vàng, mất đi sự tinh tế về màu sắc. Vì vậy, việc lấy cao răng định kỳ là quan trọng để bảo dưỡng hàm răng luôn giữ được vẻ sáng trắng.
2.4. Bảo vệ sức khỏe cho răng và xương hàm
Nhiều người cho rằng mảng bám cao răng không phải vấn đề quá nghiêm trong. Song thực tế, tình trạng mảng bám cao răng tích tụ nhiều trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phá hoại tổ chức răng và nướu. Hệ quả khiến cho xương hàm bị tiêu, răng bị lung lay hoặc mất răng hàng loạt. Vì thế, lấy cao răng định kỳ là việc làm quan trọng để răng và xương hàm được bảo vệ khoẻ mạnh.
3. Những cách làm sạch mảng bám răng miệng đơn giản hiệu quả
Làm sạch mảng bám răng miệng không khó như bạn tưởng. Dưới đây là gợi ý 3 cách làm sạch mảng bám trên răng vừa đơn giản lại hiệu quả:
3. 1. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày
Ngoài việc duy trì đánh răng đánh răng tối thiểu 2 lần vào mỗi sáng và mỗi tối, bạn cũng nên chú ý những điều sau để đảm bảo vệ sinh răng được sạch sẽ, hạn chế tối đa tích tụ mảng bám:
– Lựa chọn bàn chải răng có kích thước phù hợp và có phần lông mềm. Hạn chế chọn những bàn chải quá to hoặc có lông cứng vì có thể gây tổn thương cho răng và nướu.
– Nên ưu tiên sử dụng kem đánh răng chứa fluoride giúp làm sạch mảng bám hiệu quả và còn tốt cho men răng.
– Kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau ăn và súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng sau khi đánh răng để làm sạch sâu cho răng.
3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hạn chế hình thành mảng bám trên răng
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hạn chế hình thành mảng bám trên răng và nướu của bạn:
– Tăng cường ăn các loại trái cây và rau củ, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi giúp tăng cường sức khỏe của răng.
– Tránh ăn các loại đồ ăn vặt và giảm tiêu thụ các đồ uống có thể gây mảng bám như đồ uống có gas, cà phê… Những thực phẩm dễ rơi vào kẽ răng, món ăn dễ vỡ vụn cũng nên được hạn chế.
– Không hút thuốc lào, thuốc lá bởi đây là những sản phẩm tăng sự tích tụ cao răng ở răng và nướu.
3.3. Lấy cao răng định kỳ tại cơ sở nha khoa chuyên nghiệp
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu cách trị ung thư phổi theo giai đoạn bệnh
Lấy cao răng tại nha khoa chuyên nghiệp là cách làm sạch mảng bám răng nhanh chóng, hiệu quả
Lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần là cách hiệu quả giúp bạn “đánh bay” sạch sẽ mảng bám, đẩy lùi các bệnh về răng miệng. Tại các nha khoa chuyên nghiệp như Khoa Răng hàm mặt Thu Cúc TCI, dịch vụ lấy cao răng sẽ được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm. Với thao tác nhẹ nhàng, sử dụng máy cạo vôi tiên tiến, mọi mảm bám trên bề mặt răng, nướu của bạn sẽ được xử lý triệt để, trả lại cho bạn một hàm răng sạch sẽ, sáng đẹp.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp tới bạn các làm sạch mảng bám răng đơn giản lại hiệu quả. Mọi thắc mắc về mảng bám vôi răng hay muốn nhận tư vấn về dịch vụ lấy cao răng, liên hệ ngay khoa Răng hàm mặt Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.