Cần kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào?

Chúng ta cần kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào để đảm bảo rằng vòng tránh thai vẫn ở đúng vị trí như ban đầu, cũng như không xảy ra tình trạng bi trôi vòng,tuột vòng,…Cùng tham khảo bài viết chi tiết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

Bạn đang đọc: Cần kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào?

1. Biện pháp đặt vòng tránh thai có tác dụng như thế nào?

Trong số rất nhiều các biện pháp tránh thai hiện nay thì biện pháp đặt vòng được xem là một trong những cách tối ưu và đem lại hiệu quả nhất đối với chị em phụ nữ. Vòng tránh thai là giải pháp khá an toàn và đem lại hiệu quả ngừa mang thai ngoài ý muốn lên tới 99%. Phương pháp này cũng được rất nhiều các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.

Khi thực hiện biện pháp đặt vòng tránh thai, bác sĩ sẽ sử dụng các dung cụ y tế để đưa vòng vào sâu bên trong tử cung của phụ nữ. Quá trình này thường sẽ chỉ mất khoảng vài phút là hoàn thành. Chị em sau đó có thể về nhà ngay mà không cần phải nghỉ ngơi. Tuy nhiên sau khi thực hiện đặt vòng xong, chị em cần phải chú ý tới chế độ nghỉ ngơi và những điều cần tránh: không bê vác vật nặng, không quan hệ tình dục sớm,…

Cần kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào?

Vòng tránh thai là giải pháp khá an toàn và đem lại hiệu quả ngừa mang thai ngoài ý muốn lên tới 99%

Đặt vòng tránh thai cũng được các chị em phụ nữ yêu thích bởi chi phí của chúng khá hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, đặt vòng tránh thai sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, mang thai trở lại của phụ nữ. Trước khi có ý định mang thai, chị em chỉ cần đi tháo vòng và có thể thụ thai lại như bình thường.

2. Cần lưu ý tới một số tình trạng có thể xảy ra sau khi đặt vòng tránh thai

Sau khi thực hiện đặt vòng tránh thai, chị em cần chú ý tới một số tình trạng có thể gặp phải. Điều này nhằm giúp chị em có sự chủ động kiểm tra, thăm khám bác sĩ nếu có bất cứ điều bất thường gì xảy ra.

2.1. Kiểm tra vòng tránh thai bằng cách làm tại nhà

Để kiểm tra tình trạng của vòng tránh thai, chị em nên chủ động thực hiện tại nhà để có thể sớm phát hiện thấy điều bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

2.1.1. Hiện tượng vòng tránh thai bị tụt ra ngoài

Vị trí đúng nhất của vòng tránh thai là ở bên trong khu vực tử cung. Do đó, nếu trong trường hợp vòng bị tuột hoặc trôi ra ngoài không ở đúng vị trí nữa, thì đều có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả tránh thai. Nếu phần đuôi của vòng tránh thai tuột ra gần phần cổ tử cung, thì chị em cần chủ động đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và xử lý.

2.1.2. Hiện tượng vòng tránh thai bị lệch có nguy hiểm không?

Tương tự như việc bị tuột, vòng tránh thai bị lệch cũng sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng phòng tránh thai của phương pháp này. Nếu trong trường hợp vòng tránh thai bị lệch hẳn vào bên trong thì chúng có thể sẽ đâm thủng các bộ phận khác cũng như bị lọt vào ổ bụng, gây viêm nhiễm vùng chậu,…

2.1.3. Vòng tránh thai bị đứt dây gắn ở đuôi

Tìm hiểu thêm: Buồn nôn khi mang thai và các biện pháp cải thiện hiệu quả nhất!

Cần kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào?

Vòng tránh thai bị lệch cũng sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng phòng tránh thai

Một tình trạng khác có thể xảy ra với vòng tránh thai đó là việc vòng tránh thai bị đứt phần dây gắn ở đuôi. Nếu vòng tránh thai bị đứt dây thì sẽ dẫn tới vòng không còn nằm đúng vị trí ban đầu nữa. Từ đó hiệu quả tránh thai cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2.2. Một số lưu ý kiểm tra tình trạng vòng tránh thai

Theo đó, các bác sĩ sản khoa khuyên chị em nên tự chủ động kiểm tra tình trạng vòng tránh thai tại nhà với một số điều lưu ý sau:

– Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đưa vào bên trong âm đạo. Điều này giúp phòng tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín, hoặc gây tổn thương, viêm nhiễm vùng kín.

– Cảm nhận phần đuôi của vòng tránh thai khi tự kiểm tra tại nhà. Thông thường, phần dây này sẽ có chiều dài khoảng 5cm. Do đó, khi tự kiểm tra tình trạng vòng tránh thai tại nhà thì chị em cần lưu ý xem có sờ được vào đoạn dây này hay không, chúng có dấu hiệu tuột ra ngoài gần cửa âm đạo hay trôi sâu vào bên trong tử cung hay không.

– Nếu cảm thấy dây vòng tránh thai bị ngắn hay dài hơn bình thường thì rất có thể vòng tránh thai đã bị lệch. Do đó, lúc này chị em cần đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng.

– Không nên chủ quan nếu không sờ và cảm nhận thấy vòng tránh thai. Bởi hiện tượng tuột, trôi vòng tránh thai vào sâu bên trong sẽ gây ra những biến chứng khó lường vs sức khỏe.

3. Sau khi thực hiện đặt vòng cần tuân thủ điều gì để vòng tránh thai phát huy hiệu quả tối ưu?

Cần kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Bị rong kinh dài ngày, chị em chớ coi thường!

Theo dõi sức khỏe sau đặt vòng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần chủ động đi thăm khám bác sĩ

Để giúp vòng tránh thai phát huy được tối đa hiệu quả ngừa mang thai ngoài ý muốn, thì chị em cần lưu ý một số điều như sau:

– Theo dõi sức khỏe sau đặt vòng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần chủ động đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số triệu chứng có thể kể đến là: sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, chảy máu vùng âm đạo,…

– Không nên quan hệ tình dục ngay sau khi đặt vòng. Nên chủ động kiêng cữ sau một vài ngày.

– Nếu sau khi đặt vòng tránh thai, chị em nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt có sự rối loạn, không bình thường thì nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ về cách cải thiện và điều trị.

– Một số trường hợp chị em phụ nữ có cơ địa không phù hợp sử dụng vòng tránh thai thì nên xin tư vấn của bác sĩ để chuyển sang biện pháp tránh thai khác.

– Nếu nghi ngờ bản thân có thai trong khi đặt vòng thì cần đi thăm khám sớm để được xử lý, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.

– Tìm hiểu kỹ các loại vòng tránh thai hiện nay. Lựa chọn loại vòng phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.

– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao để thực hiện đặt vòng tránh thai.

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp đem lại nhiều ưu điểm đối với chị em phụ nữ, tuy nhiên, chị em vẫn cần hết sức lưu ý về cách sử dụng cũng như những điều cần tránh để có thể giúp biện pháp tránh thai này phát huy tác dụng tối ưu.

Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để chúng tôi có thể hỗ trợ và giải đáp các thông tin cho chị em một cách nhanh nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *