Mổ đẻ lần 2 có nên đợi chuyển dạ hay không?

Rất nhiều mẹ thắc mắc liệu mổ đẻ lần 2 có nên chờ cơn đau chuyển dạ hay nên mổ chủ động? Và nên mổ chủ động ở tuần thai thứ bao nhiêu là thích hợp nhất? Bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin cần thiết giải đáp câu hỏi trên.

Bạn đang đọc: Mổ đẻ lần 2 có nên đợi chuyển dạ hay không?

1. Mẹ đã sinh mổ lần 1 thì lần 2 nên lựa chọn sinh mổ

Đối với những mẹ đã sinh con đầu lòng bằng phương pháp đẻ mổ, thông thường lần sinh thứ 2 bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ để đảm bảo an toàn và tránh những nguy hiểm không đáng có cho cả 2 mẹ con. Nguyên nhân vì sao cần sinh mổ lần 2 sau lần sinh mổ đầu là do vết sẹo tử cung ở lần mổ đầu tiên. Nếu ở lần 2 mẹ chuyển dạ và sinh thường thì kích thước của em bé có thể sẽ ảnh hưởng đến vết mổ đầu, dẫn đến bục vết mổ, nguy hiểm cho mẹ.

Mổ đẻ lần 2 có nên đợi chuyển dạ hay không?

Theo ý kiến của các chuyên gia, mổ đẻ lần 2 ở những chị em đã sinh mổ lần đầu sẽ giảm thiểu tỷ lệ tử vong và mất máu nghiêm trọng so với biện pháp sinh thường

Tuy nhiên, 1 số mẹ đẻ mổ lần 1 vẫn có thể đẻ thường ở lần thứ 2 nhưng việc này còn phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của mẹ, cân nặng của bé cũng như tình trạng vết sẹo mổ cũ. Tốt nhất, trước khi đưa ra quyết định, mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ kĩ lưỡng để lựa chọn được phương án an toàn nhất

Trên thực tế, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bác sĩ chuyên khoa thường khuyên mẹ bầu nên lựa chọn sinh mổ để hạn chế nguy cơ rủi ro và các biến chứng trong quá trình chuyển dạ sinh thường.

2. Mổ đẻ lần 2 có nên chờ chuyển dạ không? Nên chọn sinh mổ vào thời điểm nào?

2.1 Mổ đẻ lần 2 có cần thiết phải chờ chuyển dạ không?

Bác sĩ Nguyễn Văn Hà, Phó Giám Đốc kiêm Trưởng khoa Phụ sản Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI cho biết: Với lần sinh mổ thứ 2, mẹ bầu không cần phải chờ có dấu hiệu chuyển dạ. Nhiều trường hợp thai phát triển kích thước lớn có thể gây tổn thương lên vết mổ cũ, ngoài ra việc chờ chuyển dạ mới mổ đẻ còn khiến cho mẹ phải chịu cùng lúc 2 cơn đau là đau chuyển dạ và đau do đẻ mổ. Vì vậy, qua kết quả siêu âm và khám thai, cân nhắc trên nhiều yếu tố như kích thước dày mỏng của thành tử cung, tình trạng vết sẹo mổ cũ, kích thước và cân nặng của thai nhi, tình hình sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi,…mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về thời điểm thích hợp nên mổ lấy thai.

Tìm hiểu thêm: Cạo lưỡi có tốt không? Có nên làm mỗi ngày?

Mổ đẻ lần 2 có nên đợi chuyển dạ hay không?

Mẹ bầu sinh mổ lần 2 không cần phải chờ đến khi có cơn đau chuyển dạ mà hoàn toàn có thể chọn phương án mổ chủ động

Đối với các thai phụ khi phát hiện thấy có dấu hiệu bất thường hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, có thể được chỉ định mổ đẻ lần 2 sớm hơn dự kiến nhằm phòng ngừa và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình vượt cạn.

Những trường hợp cần được chỉ định sinh mổ chủ động là:

– Trường hợp mẹ có cấu tạo khung xương chậu hẹp, không có khả năng sinh thường

– Vết mổ cũ là vết mổ theo đường dọc

– Thời gian giữa lần sinh mổ trước quá gần (dưới 16 tháng)

– Thai nhi làm tổ và phát triển ngay tại vết mổ tử cung

2.2 Thời điểm phù hợp nhất để mổ đẻ lần 2

Thời điểm để mẹ lựa chọn mổ lấy thai phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của thai nhi và mẹ bầu ở thời điểm lúc đó. Vì vậy, sẽ có những thời điểm phù hợp riêng với từng thai phụ chứ không thể cố định. Nhìn chung, nếu sức khỏe của mẹ bình thường, thai nhi phát triển tốt thì mẹ có thể chọn đón bé từ tuần thai thứ 39 trở đi, trước khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Ngoài 39 tuần, em bé đã hoàn thiện và sẵn sàng để chào đời, thai nhi sinh ra ở tuần 39 thường sẽ ít gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe hơn so với các bé sinh ở tuần sớm.

Tuy nhiên trong trường hợp sức khỏe mẹ và thai nhi gặp 1 số vấn đề, mẹ có tiền sử chuyển dạ sớm, sinh non, nhau tiền đạo, cân nặng em bé quá to…thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai sớm hơn để đảm bảo an toàn.

3. Sinh mổ lần 2 – Mẹ nên lưu ý điều gì?

Đề mổ đẻ lần 2 diễn ra suôn sẻ và an toàn, chị em cần lưu ý một số điều sau đây:

3.1 Lưu ý khoảng thời gian giữa 2 lần sinh mổ

Đối với các mẹ đã sinh mổ lần 1 thì ở lần sinh thứ 2, bác sĩ chuyên khoa luôn khuyên chị em nên để khoảng cách giữa 2 lần sinh tối thiểu là 2 năm. Nếu mẹ lỡ mang bầu trước 24 tháng thì cần hỏi ý kiến bác sĩ để được đưa ra lời khuyên cũng như tư vấn chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

3.2 Theo dõi kĩ vết mổ cũ và tuân thủ đúng lịch khám thai định kỳ

Đối với những chị em có khoảng thời gian mang bầu lần 2 quá gần so với lần mang thai trước đó hoặc cân nặng thai quá to dẫn tới nguy cơ nứt vết mổ sẽ đặc biệt nguy hiểm và có nguy cơ đe dọa tính mạng của mẹ. Vì vậy trong quá trình mang thai chị em cần chú ý theo dõi sát sao vết mổ đẻ cũ, bất kỳ khi nào thấy có dấu hiệu bất thường như đau hoặc ngứa ở vết mổ, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tuân thủ theo đúng lịch khám thai định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp kích thước thai nhi vượt chuẩn, mẹ nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, hạn chế tình huống thai nhi quá to ảnh hưởng đến vết mổ cũ.

3.3 Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để theo dõi thai kỳ

Mổ đẻ lần 2 sẽ khó khăn và phức tạp hơn so với lần sinh con đầu tiên, sức khỏe của mẹ ở lần mang thai thứ 2 cũng sẽ kém hơn lần 1. Do đó chị em nên lựa chọn những bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt để thai kỳ của mẹ được chăm sóc một cách tốt nhất.

Mổ đẻ lần 2 có nên đợi chuyển dạ hay không?

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi khám thai tuần 37

Mẹ nên lựa chọn theo dõi sức khỏe thai kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín

Tại Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI, các mẹ bầu đã sinh mổ lần đầu luôn cảm thấy an tâm hơn khi lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói TCI. Với gói thai sản TCI, các mẹ không chỉ được theo dõi thai kỳ cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm mà còn được hưởng đặc quyền khám thai không giới hạn khi có nhu cầu. Không chỉ vậy, TCI còn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thường xuyên cập nhật những công nghệ hiện đại hỗ trợ cho hành trình mang thai của mẹ như: Công nghệ siêu âm thai 5D cho hình ảnh siêu âm sắc nét, phát hiện và tầm soát từ sớm các dị tật thai nhi; hệ thống xét nghiệm hiện đại bằng robot tự động giúp rút ngắn thời gian xét nghiệm và cho kết quả chính xác đến 99%….

Ngoài ra trong quá trình lưu viện sau sinh, mẹ cũng được nghỉ ngơi tuyệt đối với sự hỗ trợ chăm bé 24/24 của điều dưỡng viên, vệ sinh vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn 3 lần/ ngày, em bé được hưởng những dịch vụ chăm sóc đầy đủ như hỗ trợ kẹp dây rốn chậm, phòng áp da vô trùng riêng với bố, tắm bé trong môi trường độ ẩm tiêu chuẩn, bé được tiêm vitamin K và vắc xin viêm gan B ngay sau sinh, miễn phí tái khám trong vòng 3 tuần kể từ sau sinh….

Để đăng kí lịch khám thai và tìm hiểu chi tiết về dịch vụ thai sản trọn gói của TCI, mẹ hãy liên hệ tới tổng đài của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *