Viêm âm đạo là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, bệnh không phân biệt độ tuổi và không ngoại trừ bất cứ trường hợp nào, bao gồm cả phụ nữ có thai. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc về tình trạng viêm âm đạo khi mang thai, có thai bị viêm âm đạo nguyên nhân do đâu, khi nào nên đi khám? Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Có thai bị viêm âm đạo nguyên nhân do đâu, khi nào nên đi khám?
1. Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo lúc mang thai
Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, điển hình nhất là nồng độ hoóc môn estrogen và progesteron của cơ thể mẹ tăng lên, kéo theo đó là những thay đổi ở đường sinh dục dưới, bao gồm: thay đổi độ pH, giảm số lượng tế bào lympho B làm thay đổi môi trường miễn dịch của âm đạo và cổ tử cung, sung huyết, phì đại niêm mạc âm đạo, phì đại và tăng sinh tế bào tuyến tự cung,..
Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến viêm âm đạo xuất hiện
Những thay đổi ở âm đạo khi mang thai góp phấn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí và một số vi sinh vật gây bệnh khác ở âm đạo phát triển mạnh mẽ, gây nên tình trạng viêm nhiễm âm đạo khi mang thai.
Hai trong số nhiều tác nhân gây nên viêm nhiễm âm đạo phổ biến ở phụ nữ mang thai là do nấm Candida hoặc do vi khuẩn Gardnerella vaginalis gây nhiễm trùng âm đạo. Mẹ có thể bị viêm âm đạo do một tác nhân hoặc cả hai tác nhân cùng một lúc. Hai tác nhân dẫn đến viêm nhiễm âm đạo này gây ra những triệu chứng khá giống nhau bao ngứa âm hộ, âm đạo, tăng tiết dịch ở âm đạo, đau rát đi đi tiểu,…
1.1. Viêm âm đạo do vi khuẩn Gardnerella vaginalis (viêm âm đạo do nhiễm khuẩn đạo)
Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra khi hệ vi sinh vật ở âm đạo bị mất cân bằng, khi đó các vi khuẩn kỵ khí phát triển quá mức, thường gặp nhất chính là vi khuẩn Gardnerella vaginalis.
Triệu chứng thường gặp của tình trạng này là dịch tiết âm đạo thay đổi bất thường, dịch tiết thường có mùi hôi, màu sắc trong giống như mủ, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu hoặc nóng rát ở âm đạo, âm hộ. Các triệu chứng này thường trở nên khó chịu hơn vào ban đêm, triệu chứng cũng có thể trở nên nặng thêm khi quan hệ tình dục.
1.2. Viêm âm đạo do nấm Candida
Khi mang thai bị viêm âm đạo do nấm Candida là tình trạng khá thường gặp. Bệnh xảy ra khi trong thai kỳ nồng độ estrogen tăng quá mức phá vỡ sự cân bằng hệ vi khuẩn và nấm ở âm đạo. Lúc này nấm Candida có điều kiện phát triển quá mức và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bị viêm nhiễm âm đạo và làm Candida mẹ thường gặp phải các triệu chứng là ngứa ngáy, khó chịu, huyết trắng ra nhiều trông giống như váng sữa,….
Mặc dù viêm nhiễm âm đạo do nấm Candida khiến mẹ gặp những triệu chứng khó chịu nhưng thường ít gây tổn thương đến mẹ và thai nhi, tình trạng này có thể điều trị một cách an toàn và nhanh chóng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị sớm thì viêm âm đạo vẫn có thể dẫn đến biến chứng nặng nề.
1.3. Các nguyên nhân khác dẫn đến viêm âm đạo khi mang thai
Ngoài nguyên nhân do thay đổi cơ thể trong thời kỳ mang thai, mẹ cũng có thể bị viêm âm đạo do một trong những nguyên nhân dưới đây.
– Do lây nhiễm viêm nhiễm qua quan hệ tình dục
– Do mẹ uống kháng sinh dài ngày
– Mẹ mắc đái tháo đường không được kiểm soát đường huyết tốt
– Mẹ suy giảm hệ miễn dịch do bị bệnh hoặc do dùng thuốc
2. Có thai bị viêm âm đạo ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
Viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai kỳ theo nhiều cách.
Thứ nhất, tình trạng viêm âm đạo khiến cơ thể mẹ không thể nuôi dưỡng tốt cho thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Ung thư gan hcc là gì và cách phòng tránh
Có thai bị viêm âm đạo khiến cơ thể mẹ không thể nuôi dưỡng tốt cho thai nhi
Thứ hai, nếu không biết cách điều trị đúng mẹ có thể dùng phải những loại thuốc có hại cho thai nhi.
Thứ ba, bệnh có thể gây hại trực tiếp cho thai nhi bằng cách tạo ra những thay đổi bất thường khi sinh bé như:
– Gây nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung hậu sản
– Gây ối vỡ non, chuyển dạ sinh non
– Lây những bệnh lây truyền qua đường tình dục sang cho thai nhi: giang mai, viêm gan, herpes, HIV, lậu (vi khuẩn lậu có thể bán vào mắt gây nhiễm trùng hoặc gây mù),…
– Viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi cho trẻ
– Gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh
– Tăng tỷ lệ tử vong ở thai nhi và cả trẻ sơ sinh
3. Viêm âm đạo khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Biến chứng của viêm âm đạo có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, vì thế mẹ bầu nhất định không được chủ quan khi bị viêm âm đạo. Mẹ nên đi khám ngay khi có các biểu hiện như:
– Dịch tiết âm đạo có hiện tượng bất thường về lượng và mùi
– Âm đạo có cảm giác ngứa hoặc vùng âm đạo, âm hộ có hiện tượng sưng
– Âm đạo có cảm giác đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục.
>>>>>Xem thêm: Ung thư vú có chữa được không, các phương pháp điều trị
Mẹ nên đi khám bác sĩ ngay khi âm đạo cảm thấy khó chịu xuất hiện những biểu hiện bất thường
Về phương pháp điều trị viêm nhiễm âm đạo trong thời kỳ mang thai. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường khi có thai bị viêm âm đạo, mẹ sẽ được hướng dẫn điều trị bằng kem bôi hoặc thuốc đặt âm đạo, mẹ thường không được chỉ định điều trị bằng thuốc uống vì thuốc có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được các bác sĩ hướng dẫn tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tránh những tác động xấu có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Với phụ nữ mang thai, biến chứng của viêm âm đạo là không thể coi nhẹ nhưng trong một số trường hợp bệnh lại không có bất cứ biểu hiện nào khiến mẹ khó phát hiện và không được điều trị kịp thời. Lúc này những biến chứng xấu rất có thể xảy ra. Để đảm bảo mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, ngoài đi khám chứ có triệu chứng bất thường mẹ cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.