Tìm hiểu về thoái hóa khớp gối ở người già

Người cao tuổi mắc rất nhiều các bệnh lý về xương khớp, trong đó thoái hóa khớp gối là bệnh lý khá phổ biến. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc phải bệnh thoái hóa khớp càng lớn. Bệnh lý này gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như tổn hại tới kinh tế gia đình. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị thoái hóa khớp gối ở người già qua bài viết này!

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về thoái hóa khớp gối ở người già

1. Nguyên nhân và dấu hiệu của thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

1.1. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người già

Trong số những bệnh lý liên quan đến xương khớp thì thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp nhất. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với độ tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa càng lớn. Thoái hóa khớp gối gây nên do một số nguyên nhân:

– Do quá trình lão hóa ở các cơ quan và khớp xương.

– Người mắc các bệnh lý như nhiễm trùng khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc dễ té ngã gây nên những chấn thương quanh khớp,… gây ảnh hưởng tới khớp gối và gây thoái hóa khớp gối khi về già.

– Do di truyền: Người trong gia đình mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp thì nguy cơ mắc viêm khớp gối cũng cao hơn so với bình thường.

– Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lên đầu gối dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn so với bình thường.

Đa phần người cao tuổi sẽ mắc thoái hóa khớp gối đi kèm với các khớp khác trên cơ thể. Hiểu rõ tình trạng và điều trị để giúp đẩy lùi bệnh và làm chậm tiến triển và điều trị dễ dàng hơn.

Tìm hiểu về thoái hóa khớp gối ở người già

Người cao tuổi dễ mắc thoái hóa khớp gối hơn so với người trẻ

1.2. Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Người già khi mắc thoái hóa khớp gối sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

– Đau tại vùng khớp gối, đi lại vận động khó khăn, đau ngay cả trong lúc nghỉ ngơi.

– Co cứng khớp vào buổi sáng: Thường khi thức dậy bệnh nhân sẽ cảm thấy đau cứng khớp vào buổi sáng (khoảng 30 phút), khó vận động và phải gập duỗi một lúc mới có thể vận động dễ dàng hơn.

– Xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động khớp.

– Ở giai đoạn nặng khớp có thể bị biến dạng khiến hạn chế của mất khả năng vận động.

Khi người bệnh đến thăm khám thường bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-Quang để quan sát các tổn thương. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm máu (sinh hóa, huyết học hoặc miễn dịch) hoặc xét nghiệm dịch khớp, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ,… để giúp bệnh nhân chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh lý.

Tìm hiểu thêm: Trật khớp ngón tay: Dấu hiệu nhận biết & Cách điều trị

Tìm hiểu về thoái hóa khớp gối ở người già

Người bị thoái hóa khớp gối có biểu hiện đau tại vùng khớp gối, đi lại vận động khó khăn, đau ngay cả trong  lúc nghỉ ngơi

2. Điều trị thoái hóa khớp gối ở người già như thế nào?

Điều trị thoái hóa khớp gối có rất nhiều phương pháp, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng, nhu cầu của người bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp. Một số biện pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm:

– Sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp: Một số loại thuốc chữa thoái hóa khớp như: glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, piascledine,… Người bệnh tuyệt đối không tự sử dụng thuốc này mà phải dùng theo đơn kê của bác sĩ.

– Trong quá trình mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc giảm đau hoặc tiêm chống viêm nội khớp cho người bệnh.

– Phẫu thuật thay khớp gối: Trong trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Tuy nhiên, chỉ những bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi cùng cơ sở vật chất hiện đại mới thực hiện được phương pháp này.

Tìm hiểu về thoái hóa khớp gối ở người già

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện, nguyên nhân và cơ chế bệnh thoái hóa khớp

Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

3. Biện pháp giúp người cao tuổi phòng ngừa thoái hóa khớp

Để phòng ngừa bệnh các bệnh thoái hóa khớp người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý:

– Về chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất khoáng, các nhóm chất tốt bao gồm protein, calcium, vitamin nhóm B hoặc vitamin nhóm D,… Mặt khác, người già cần bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3. Sử dụng thường xuyên các loại xương ống, sườn bê và bổ sung nhiều thịt heo, gia cầm, tôm, cua,…

– Về chế độ sinh hoạt: Duy trì chế độ vận động hoặc phục hồi chức năng đều đặn phù hợp với thể lực. Hạn chế việc mang vác nặng nhọc hoặc các động tác quá sức. Người già có thể tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ. Bởi nếu không vận động các khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch, teo cơ, xơ hóa dây chằng, loãng xương và gây mất dần các chức năng của khớp.

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Đây là yếu tố khá quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, người cao tuổi cần thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phòng tránh thoái hóa khớp gối và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *