“1 cái răng sứ bao nhiêu tiền” là câu hỏi mà rất nhiều người muốn bọc sứ hoặc trồng răng sứ quan tâm, bởi, chi phí bọc sứ, trồng răng sứ không hề nhỏ. Cùng tìm hiểu vấn đề này để hiểu rõ hơn về vấn đề bọc răng sứ, trồng răng sứ và có cho mình lựa chọn phù hợp khi muốn thực hiện các dịch vụ nha khoa này.
Bạn đang đọc: Câu hỏi số 1 trước khi làm răng sứ: 1 cái răng sứ bao nhiêu tiền
1. Vì sao chúng ta nên làm răng sứ?
1.1. Răng sứ là gì?
Răng sứ là một trong những dịch vụ nha khoa đánh dấu sự phát triển trong điều trị và thẩm mỹ răng, với hai hình thức: bọc răng sứ và trồng răng sứ. Răng sứ hay còn gọi là mão răng sứ, là răng giả có hình dáng, màu sắc, kích thước như một chiếc răng thật nhưng tuột rỗng bên trong, dùng để chụp lên cùi răng thật để cải thiện hình dáng, chức năng và tính thẩm mỹ cho răng. Trong khi đó, với dịch vụ trồng răng sứ, răng sứ mới có hình dáng, màu sắc như răng thật và kích thước phù hợp vị trí cần trồng răng, có lõi trụ riêng biệt để gắn vào hàm một cách chắc chắn và thay thế cho răng cũ không còn, đảm nhận vị trí, chức năng như một răng thông thường.
Răng sứ có thành phần cấu tạo cơ bản từ các oxit kim loại và phi kim loại, được chế tác dưới tác dụng nhiệt và áp suất cao, tạo ra các tinh thể tương tự men răng. Mỗi loại răng sứ này sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau và vấn đề 1 cái răng sứ được định giá bao nhiêu tiền cũng khác nhau.
Răng sứ mang vẻ đẹp thẩm mỹ, đồng thời có thể hỗ trợ chức năng cho răng bị mất
1.2. Những ai cần làm răng sứ?
Răng sứ không chỉ giúp hỗ trợ, hoàn thiện chức năng nhai của hàm, mà còn mang tính thẩm mỹ cao, cải thiện các vấn đề về ngoại hình, vị trí răng. Chính vì vậy, ai cũng có thể làm răng sứ. Người không có các vấn đề về răng có thể làm răng sứ để răng sáng, đều màu, nụ cười đẹp hơn. Trong khi đó, những người có vấn đề răng lợi làm để cải thiện chức năng của răng.
Răng sứ được lựa chọn bởi nhiều người với những tình trạng như:
– Mất răng
– Răng bị sâu/ lung lay không chữa được.
– Răng sứt mẻ, bị gãy vỡ, có tình trạng mòn men răng
– Răng thưa hở
– Răng mọc lệch, khấp khểnh, tình trạng răng hô, miệng móm,…
– Răng xỉn màu, ngả vàng, nhiễm kháng sinh không thể tẩy trắng
– Răng không đồng đều
2. Về vấn đề chi phí 1 cái răng sứ định giá bao nhiêu tiền
Trên thực tế, vấn đề bọc sứ, làm răng sứ có thể là mối lo của nhiều người do vấn đề chi phí không phải là rẻ và dễ dàng đáp ứng mức thu nhập trung bình hiện nay. Tuy nhiên, không phải mọi răng sứ đều có giá thành cao. Tùy theo dịch vụ lựa chọn, chất liệu răng sứ, công nghệ thực hiện và điều kiện nha khoa mà giá thành làm răng sứ sẽ có những sự khác biệt nhất định ở mỗi cơ sở thực hiện.
2.1. Chi phí bọc sứ
Hiện nay, giá bọc sứ chung trên thị trường có thể giao động từ 1 triệu đến 15 triệu. Trong đó, răng sứ kim loại thường có giá rẻ hơn các loại khác và thường chỉ bằng ¼ giá của các loại răng sứ phi kim loại. Trong cùng nhóm, do xuất xứ khác nhau, công nghệ thực hiện khác nhau, nên các răng sứ thương hiệu Mỹ, Đức, Nhật hay các công ty sản xuất cũng có giá chênh lệch. Nhìn chung, các răng sứ nguồn gốc châu u có giá thường nhỉnh hơn đôi chút.
2.2. Giá trồng răng sứ
Tương tự bọc sứ, trồng răng sứ cũng có giá thành không thống nhất giữa các đơn vị thực hiện. Trong đó, nguồn gốc, công nghệ răng sứ là vấn đề chính làm nên sự khác biệt này. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ cũng là một phần khiến giá thành trồng răng sứ khá cao, có thể lên đến 60 triệu đồng cho 1 răng sứ. Nguyên nhân là do, trồng răng sứ chất lượng, bảo hành dài hạn dựa phần lớn vào công nghệ và tay nghề thực hiện. Do đó, sự đầu tư kỹ thuật công nghệ cao cùng chuyên môn nha sĩ là điều cần thiết để tạo nên sự uy tín trong trồng răng sứ của một nha khoa.
Ngoài ra, chi phí trồng răng sứ được tính trên tổng các chi phí khác, bao gồm: Giá trụ Implant, giá Abutment, giá răng sứ và chi phí các dịch vụ liên quan. Do đó, chi phí trồng răng sứ hiện nay thực sự đa dạng và khó so sánh.
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi từ những hiểm họa “rình rập” hàng ngày
Giá trồng răng sứ Implant gồm: chi phí trụ Implant, Abutment, mão răng sứ và các chi phí dịch vụ
3. Cẩn trọng khi được giới thiệu làm răng sứ giá rẻ
3.1. Rất nhiều lời quảng cáo hấp dẫn về dịch vụ răng sứ
Trên thị trường răng sứ hiện nay, không ít các đơn vị nha khoa quảng cáo chi phí răng sứ với những lời mời gọi như: bọc sứ chỉ từ 500 ngàn đồng, trồng răng chỉ từ 1 triệu đồng,… Những lời quảng cáo như vậy luôn thu hút sự quan tâm của những người đang có nhu cầu làm răng sứ.
Tuy nhiên, nên lưu ý về các vấn đề khi làm dịch vụ như: chất lượng răng sứ ( liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, công nghệ hình thành răng…), đội ngũ bác sĩ thực hiện, cơ sở vật chất của nha khoa, các dịch vụ đi kèm,.. Thêm nữa, rất có thể, chi phí được nhắc đến chỉ là chi phí của 1 phần dịch vụ, như tiền trụ, tiền khám, tiền lấy mẫu,… Do đó, cần chủ động làm rõ những vấn đề này khi lựa chọn cơ sở thực hiện răng sứ cho bản thân.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú và những lưu ý
Chọn cơ sở nha khoa uy tín để trồng răng sứ
3.2. Cảnh báo hậu quả khôn lường
Rất nhiều bệnh nhân sau khi thực hiện làm răng sứ giá rẻ quay trở lại cơ sở thực hiện hoặc đến viện khám cho những vấn đề biến chứng như: răng sứ hỏng, răng bị xâm lấn, chết tủy răng, đau nhức khó nhai thức ăn, răng bị nhiễm trùng,… mặc dù ban đầu sau khi bọc sứ, trồng răng sứ, răng của họ rất đẹp. Nguyên nhân là do răng sứ được làm có chất lượng thấp, được làm không đúng kỹ thuật, làm từ kim loại rẻ tiền, dễ gây kích ứng, chất lượng sứ không đảm bảo, người thực hiện tay nghề kém nên có sai sót kỹ thuật trong quá trình làm răng,…
Cần nhớ rằng, việc xử lý các hậu quả này không dễ dàng, thậm chí nhiều bệnh nhân phải nhổ bỏ răng rất đáng tiếc. Do đó, nên chú ý tìm cho mình cơ sở răng hàm mặt uy tín khi làm răng sứ, bọc sứ. Điều này cũng giúp bạn an tâm về chi phí 1 cái răng sứ bao nhiêu tiền bởi, các cơ sở này luôn công khai mức giá thực hiện dịch vụ chính xác trước khi bệnh nhân lựa chọn, thực hiện làm dịch vụ. Ngoài ra, một số cơ sở còn có hình thức trả góp khi làm răng sứ, giúp bệnh nhân an tâm về chi phí trong suốt quá trình làm răng của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.