Siêu âm thai là một trong những kĩ thuật quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai bởi những ý nghĩa quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về việc có thai nên đi siêu âm lần đầu khi nào, mẹ sẽ được kiểm tra những gì và cần lưu ý cần biết trong lần siêu âm này. Cùng tìm hiểu mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Có thai nên đi siêu âm lần đầu khi nào? Cần lưu ý những gì?
1. Có thai nên đi siêu âm lần đầu khi nào?
Sau khi quá trình thụ tinh diễn ra, hợp tử sẽ được tạo thành và đi đến tử cung của mẹ. Sự nhân đôi hợp tử tiếp tục cho đến ngày thứ 5 thì phôi bào sẽ hình thành. Hai ngày sau khi phôi bào được hình thành, phôi sẽ di chuyển vào tử cung, vùi trong niêm mạc tử cung và bắt đầu làm tổ. Khi đó, phôi sẽ sản xuất ra HCG và đi vào nước tiểu của người mẹ, đây cũng là lý do khi mẹ mang thai thì que thử thai sẽ hiển thị lên 2 vạch. Tuy nhiên, thời gian này chỉ là giai đoạn phát triển của phôi bào, thai còn quá nhỏ, mẹ đi siêu âm thai sớm không có tác dụng gì.
Trả lời cho câu hỏi mẹ có thai nên đi siêu âm lần đầu khi nào là phù hợp nhất, các chuyên gia khuyên rằng, khi mẹ nghi ngờ mang thai (cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như trễ kinh, đau bầu ngực, đầy hơi, mệt mỏi, buồn nôn, cổ tử cung ẩm ướt, đi tiểu nhiều lần,..) hoặc thử thai lên 2 vạch thì mẹ nên đi khám thai lần đầu tiên sau khi trễ kinh ít nhất 1 tuần.
Trả lời cho câu hỏi siêu âm lần đầu khi nào phù hợp nhất, các chuyên gia khuyên mẹ nên đi khám khi trễ kinh ít nhất 1 tuần
Mẹ đi siêu âm thai đúng thời điểm có thể kiểm tra được tình trạng của thai nhi, phát hiện được những vấn đề bất thường trong thai kỳ và không bị tốn kém vô ích. Ngoài ra, còn giúp bé tránh được những tác động tiêu cực đến sự phát triển khi mẹ đi siêu âm ở thời điểm quá sớm.
2. Siêu âm lần đầu bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá những gì?
Siêu âm thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với bố mẹ, nhất là những cặp vợ chồng mang thai con đầu lòng. Qua lần siêu âm thai đầu tiên, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra và đánh giá những vấn đề như:
– Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ tại thời điểm hiện tại
– Xác định mẹ đang chính thức mang thai
– Xác định có túi thai nằm trong tử cung của mẹ, phân biệt mẹ có đang bị thai ngoài tử cung hay không
– Xác định mẹ mang thai đơn, thai đôi, đa thai
– Xác định tuổi thai
– Xác định nhịp tim thai nhi nếu có
– Đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi thông qua đánh giá sự phát triển của túi thai, biểu hiện của vòng sáng xung quanh túi thai, vị trí túi thai
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm phòng bệnh ung thư vú bạn nên biết
Siêu âm thai lần đầu tiên giúp đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi
Ở buổi khám thai lần đầu tiên này, các bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ tư vấn cho mẹ chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thể thao, chế độ sinh hoạt vợ chồng, cách vệ sinh chăm sóc cơ thể khi mang thai, giúp mẹ lập kế hoạch khám thai định kỳ,…. Đặc biệt, với những mẹ có bệnh lý đi kèm, hoặc tình trạng sức khỏe thai nhi có bất thường các bác sĩ sẽ tư vấn cặn kẽ cho mẹ cách kiểm soát/điều trị ngay để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi nhất.
Sau lần siêu âm đầu tiên, mẹ tiếp tục đến siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ. Lịch hẹn đó có thể là những mốc quan trọng không được bỏ qua hoặc ngoài mốc quan trọng tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
Những mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua là:
– Mốc 8 tuần: Kiểm tra thai nhi đã có tim thai chưa
– Mốc 11 – 13 tuần: Đo độ mờ da gáy, xác định nguy cơ của một số bất thường nhiễm sắc thể, bao gồm hội chứng Down
– Mốc 16 – 18 tuần: Hỗ trợ phát hiện sớm bệnh về tim và não bẩm sinh
– Mốc 20 – 22 tuần: Khảo sát dị tật thai nhi như não úng thủy, giãn não thất, dị dạng nang tuyến phổi, teo thực quản, hẹp tá tràng, thoát vị rốn, nứt đốt sống, tim bẩm sinh, chi ngắn, chân tay khoèo, sứt môi chẻ vòm,…
– Mốc 30 – 32 tuần: Phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như là bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc của não
– Mốc 36-40 tuần: Kiểm tra banh nhau, kiểm tra lượng ối
Mẹ nên đi khám thai đầy đủ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm những bất thường và có phương án can thiệp kịp thời trong trường hợp cần thiết.
3. Những gì cần lưu ý trong lần siêu âm thai đầu tiên?
Khám thai lần đầu tiên có nhiều điều quan trọng mẹ cần lưu ý để hành trình mang thai được thuận lợi, nhẹ nhàng và an toàn nhất.
– Việc đầu tiên cần lưu ý khi đi khám thai và siêu âm thai lần đầu tiên là mẹ nên lựa chọn cơ sở khám thai uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị siêu âm hiện đại để được thực hiện khám chi tiết, chuyên sâu và nhận về những lời khuyên phù hợp cho thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Ung thư vú dạng viêm: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Mẹ nên lựa chọn cơ sở có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị siêu âm hiện đại để siêu âm lần đầu tiên
– Lần đầu tiên siêu âm thai, các bác sĩ sẽ rất quan tâm đến sức khỏe của mẹ để có thể kết luận chính xác và đưa ra phương hướng chăm sóc thai phù hợp. Để thuận tiện cho lần khám này, mẹ nên mang theo sổ khám sức khỏe để bác sĩ tiện theo dõi.
– Bác sĩ có thể sẽ cần mẹ cung cấp một số thông tin như: mẹ đã từng mang thai chưa, trước mang thai mẹ có từng hay đang mắc bệnh gì không, mẹ có vấn đề gì liên quan đến dị ứng không, mẹ có đang sử dụng thuốc không, chế độ dinh dưỡng thường ngày của mẹ, mẹ có sử dụng các chất kích thích nào không, thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt gần nhất, biểu hiện mang thai của mẹ,…
– Mới mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu chắc hẳn mẹ có nhiều câu hỏi muốn hỏi bác sĩ, để không quên mẹ nên liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại những câu hỏi của mình để hỏi bác sĩ khi thăm khám.
– Sau khám mẹ nên lưu giữ lại kết quả khám để làm cơ sở để chẩn đoán và theo dõi sức khỏe trong những lần khám tiếp theo.
Trên đây là những chia sẻ về thời điểm và những lưu ý khi đi siêu âm thai lần đầu. Hy vọng rằng bài viết đã giúp mẹ giải đáp được những thắc mắc về “có thai nên đi siêu âm lần đầu khi nào” và có những kiến thức cần thiết cho buổi khám thai. Nếu mẹ có nhu cầu khám thai tại hoặc có bất cứ câu hỏi nào về thai kỳ mong muốn được giải đáp có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.