Viêm khớp vảy nến với 9 triệu chứng thường gặp nhất

Viêm khớp vảy nến là một bệnh lý viêm khớp – cột sống và viêm khớp mạn tính xảy ra ở người bị bệnh vẩy nến da hoặc móng tay. Dưới đây là 9 triệu chứng “cảnh báo ngầm” bệnh lý này không thể bỏ qua.

Bạn đang đọc: Viêm khớp vảy nến với 9 triệu chứng thường gặp nhất

1. Viêm khớp vảy nến là gì?

Đây là một dạng viêm khớp xuất hiện ở những bệnh nhân bị mắc bệnh da vảy nến nghiêm trọng. Tỷ lệ xuất hiện bệnh khoảng 10-30% nhóm người mắc bệnh vảy nến.

Bệnh gây viêm một số khớp nhất định và phát ban. Một số bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngón tay, cổ và lưng dưới. Bên cạnh đó, mắt, móng và tim cũng có thể bị viêm nhưng sẽ ít hơn.

Bệnh diễn tiến theo từng đợt, có thể gây tổn thương xương khớp vĩnh viễn, tổn thương cấu trúc khớp và phá hủy khớp. Từ đó làm mất chức năng vận động, tình huống xấu nhất có thể bị bại liệt.

Viêm khớp vảy nến với 9 triệu chứng thường gặp nhất

Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp mạn tính ở những người mắc bệnh da vảy nến

2. 9 triệu chứng thường gặp cần lưu ý

Ở mỗi người sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau. Và các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh vảy nến mà bạn gặp phải. Để sớm nhận biết bệnh, bạn cần chú ý tới 9 triệu chứng thường gặp dưới đây.

2.1. Đau và cứng khớp

Đây là triệu chứng đầu tiên, thường gặp nhất ở những người mắc bệnh vảy nến bị viêm khớp. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức ở các khớp, thường đau âm ỉ và kéo dài. Đồng thời xuất hiện cả tình trạng cứng khớp và khó di chuyển.

Khớp gối, ngón tay, ngón chân, mắt cá chân và thắt lưng là những vị trí dễ nhận biết hơn cả. Tuy cảm giác đau ở các khớp giảm dần theo thời gian nhưng hoàn toàn có thể xuất hiện lại với mức độ nặng hơn trong tương lai.

2.2. Sưng khớp – triệu chứng viêm khớp vảy nến phổ biến

Tại vị trí viêm khớp, bạn sẽ trông thấy khớp sưng to bất thường. Bởi mô bị viêm tạo ra nhiệt nên khi lấy tay chạm vào vùng khớp sưng sẽ thấy ấm nóng và hơi đau.

Viêm khớp vảy nến với 9 triệu chứng thường gặp nhất

Khớp đau có hiện tượng sưng đỏ

2.3. Móng có hiện tượng bất thường

Móng rỗ và tách móng là 2 hiện tượng bất thường ở móng tay, móng chân có nguy cơ cao bị viêm khớp vảy nến. Cụ thể:

– Các khớp gần ngón tay, ngón chân bị ảnh hưởng sẽ khiến móng tay, móng chân dày lên và thô cứng. Hơn nữa còn xuất hiện các vết lõm và có thể làm bong tróc móng.

– Một số trường hợp khác, móng tay hoặc móng chân bị rụng hoặc bị ly móng. Triệu chứng này có thể xảy ra đồng thời với  biểu hiện rỗ móng.

2.4. Sưng ngón tay/ngón chân

Ngón tay hoặc ngón chân là 2 vị trí khớp bắt đầu viêm ở người mắc bệnh vẩy nến bị viêm khớp. Dần dần bệnh tiến triển nặng hơn từ các khớp nhỏ này.

Ngón tay/ngón chân có những thay đổi bất thường và sưng tấy lên. Đặc biệt, không giống với các loại viêm khớp khác, bệnh có xu hướng làm cho toàn bộ ngón tay hoặc ngón chân sưng lên thay vì chỉ sưng khớp.

2.5. Đau thắt lưng

Vùng thắt lưng bị đau là một trong những triệu chứng đặc trưng mà người mắc bệnh vẩy nến bị viêm khớp không thể bỏ qua. Bệnh có thể dẫn đến viêm cột sống, gây đau cũng như cứng khớp ở cổ và thắt lưng. Trong một số trường hợp, các khớp cùng chậu của khung xương chậu có khả năng bị dính lại với nhau.

Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị Sarcoma tạo xương

Viêm khớp vảy nến với 9 triệu chứng thường gặp nhất

Đau thắt lưng là biểu hiện đặc trưng ở những người mắc bệnh vảy nến bị viêm khớp

2.6. Viêm mắt – triệu chứng viêm khớp vảy nến cần lưu ý

Đa số những người bị bệnh đều có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về mắt. Có thể là bị viêm kết mạc, viêm hoặc nhiễm trùng của màng lót mí mắt. Lúc này mắt sẽ có hiện tượng kích ứng, đau, đau bên trong hoặc xung quanh mắt.

Viêm mắt không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn làm suy giảm thị giác rõ rệt. Bạn sẽ thấy nhìn khó hơn bình thường, nhìn không rõ.

2.7. Đau nhức chân, khuỷu tay

Người bệnh vảy nến khi bị viêm khớp sẽ thấy đau nhức, sưng ở vị trí gót chân hoặc dưới bàn chân. Bởi bệnh lý này theo thời gian tiến triển thành viêm điểm bám gân – những vị trí có gân bám vào xương.

Bên cạnh đó, bệnh cũng ảnh hưởng đến khuỷu tay ít nhiều. Bạn sẽ thấy khuỷu tay đau nhức, cứng khớp và khó cử động bình thường như trước.

2.8. Khó khăn khi cử động

Cử động khó khăn, giảm phạm vi chuyển động khớp là một triệu chứng khác của người bệnh vảy nến bị viêm khớp. Điển hình như gặp khó khăn trong quá trình dang rộng cánh tay, khuỵu gối hoặc gập người phía trước. Bên cạnh đó, việc cử động các khớp ngón tay cũng không dễ dàng.

Khi cử động khớp gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả làm việc và chất lượng cuộc sống của bạn. Các công việc sinh hoạt thường ngày sẽ phải phụ thuộc, nhờ sự giúp đỡ từ người khác.

Viêm khớp vảy nến với 9 triệu chứng thường gặp nhất

Khó cử động các khớp như bình thường

2.9. Mệt mỏi, tinh thần giảm sút

Tinh thần mệt mỏi là hệ lụy của căn bệnh này gây ra cho bạn trong thời gian dài. Bởi viêm khớp gây cảm giác đau nhức, khó chịu nên sẽ khó ngủ ngon, ngủ đủ giấc. Giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và giảm tập trung trong công việc.

3. Làm thế nào để giảm triệu chứng của bệnh?

Một số phương pháp giúp làm giảm triệu chứng ở người bệnh vảy nến bị viêm khớp đó là:

– Đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường ở cơ thể. Dựa vào triệu chứng và kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng bệnh và phác đồ điều trị phù hợp.

– Chườm nóng hoặc chườm lạnh nhằm giảm đau tại các khớp, thời gian chườm khoảng 20 phút.

– Hạn chế bê vác hoặc làm các công việc nặng gây ảnh hưởng tới khớp.

– Duy trì thói quen tập thể dục, lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng và ít tạo áp lực lên các khớp.

– Luôn đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể. Không nên làm việc quá lâu hay tập thể dục quá sức.

– Chỉ sử dụng thuốc theo đơn hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm khớp vảy nến với 9 triệu chứng thường gặp nhất

>>>>>Xem thêm: Gãy Xương Đòn có Quan Hệ Vợ Chồng được Không?

Cần đi kiểm tra nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường tại khớp

Có thể thấy, viêm khớp vảy nến khá hiếm gặp nhưng cũng không thể chủ quan. Với 9 triệu chứng trên, hi vọng bạn sớm phát hiện và có phương thức điều trị kịp thời. Nếu chủ quan, bệnh diễn tiến lâu ngày sẽ gây nguy hại tới sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Đừng bỏ qua thời điểm vàng để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *