Tắc tia sữa phát sốt khiến nhiều mẹ lo lắng vì không biết nó có nguy hiểm không và dùng hạ sốt ảnh hưởng tới dòng sữa cho con bú không? Dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ giải đáp thắc mắc này và đưa ra phương pháp điều trị cho tình trạng này
Bạn đang đọc: Mẹ bị tắc tia sữa phát sốt có nguy hiểm không? Các cách điều trị
1. Tắc tia sữa phát sốt có nguy hiểm hay không? Dấu hiệu của nó
1.1 Tắc tia sữa phát sốt là gì?
Phát sốt là dấu hiệu thường gặp khi mẹ bị tắc tia sữa và thường chỉ kéo dài 2-3 ngày. Bên cạnh đó sẽ đi kèm với trạng thái mệt mỏi, đau ngực, sữa tiết ra ít hoặc mất sữa hoàn toàn.
Trong 2 bầu ngực của mẹ các nang sữa sẽ sản xuất sữa. Lượng sữa đổ về xong chứa sữa dưới sự “mút” , “bú” của bé sữa sẽ chảy ra ngoài. Nhưng nếu lòng ống dẫn bị tắc thì sữa sẽ không chảy ra ngoài được, tắc lâu sữa sẽ vón cục đông mà sữa vẫn sẽ được các nang sản xuất liên tục, gây áp lực lên ống dẫn sữa khiến mẹ bị viêm, áp xe vú.
Tắc tia sữa phát sốt sẽ tiếp diễn cho đến khi mẹ khơi thông được dòng sữa
Khi mẹ bị tắc tia sữa, bầu ngực mẹ có thể sưng nóng, đỏ và đau tại chỗ hoặc toàn thân. Lúc này cơ thể điều chỉnh nhiệt, lượng nhiệt sinh ra lớn hơn lượng nhiệt mất đi gây ra sốt. Thân nhiệt từ 37.5ºC trở lên thì là sốt, có một số mẹ tắc tia sữa sốt lên đến hơn 39ºC.
1.2 Mẹ bị tắc tia sữa phát sốt có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa bị sốt là tình trạng thường gặp. Tuy nó không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ, gián tiếp đến sức khỏe của bé do lượng sữa cho bú bị ảnh hưởng, gián đoạn. Nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài có thể khiến mẹ bị viêm tuyến vú hay áp xe tuyến vú khiến mẹ khó có thể nuôi con bằng sữa mẹ
Nếu tình trạng sốt kéo dài không hạ hay nhiệt độ quá cao có thể sử dụng hạ sốt Paracetamol theo liều dùng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhưng các mẹ chú ý không quá lạm dụng thuốc hạ sốt và dùng không kê đơn vì nếu quá liều nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
1.3 Dấu hiệu mẹ tắc tia sữa
Tắc tia sữa gây sốt đúng như tên gọi thì dấu hiệu đầu tiên sẽ là cơ thể phát sốt. Ban đầu khi tắc tia sữa ở mức độ nhẹ thân nhiệt chỉ khoảng hơn 37ºC nhưng nếu tắc lâu không được điều trị thì cơn sốt có thể lên tới hơn 39ºC. Cơn sốt sẽ ngừng khi mẹ khơi thông được dòng sữa.
Tình trạng này có thể xảy ra ngay từ những ngày đầu sau sinh ( tắc sữa non ), nó có thể trị khỏi nhưng khó để dứt điểm và rất dễ dàng tái phát bất kỳ lúc nào. Nếu kéo dài hơn 1 tuần khả năng cao sẽ bị viêm, áp xe tuyến vú và có thể phải dùng kháng sinh hoặc trích áp xe vú.
2. Cách điều trị tắc tia sữa phát sốt
Nếu nhận biết được các dấu hiệu của tắc tia sữa thì mẹ có thể thực hiện một số cách dưới đây tại nhà để thông tắc dòng sữa mà không cần dùng đến paracetamol để hạ sốt
– Chườm nóng bầu ngực: việc này góp phần làm tan ra dòng sữa tắc, các cục sữa đóng kết. Ngực là vùng da khá mỏng và nhạy cảm nên chú ý nhiệt độ nước ấm nhưng không quá nóng tránh bỏng. Mẹ có thể dùng khăn lông mềm nhúng nước ấm hoặc dùng túi chườm hay ngâm mình vào bồn tắm nước nóng
– Massage: giảm sưng đau giúp bầu ngực mềm hơn. Kết hợp với chườm nóng sẽ giúp thông ống dẫn sữa, làm tan sữa đông
– Cho con bú và hút sữa đều đặn: với trường hợp tắc tia sữa mưng mủ mẹ nên ngưng ngay việc cho bé bú nhưng nếu chỉ phát sốt thì vẫn nên cho con bú bình thường. Vì những hành động “bú”, “mút” sữa của bé kích thích tuyến vú sản xuất sữa, giảm ứ đọng. Sau khi bé bú xong mẹ nên dùng máy hút sữa để hút hết cạn lượng sữa dư trong bầu ngực, sữa thừa để lâu sẽ ôi thiu tăng khả năng bị mưng mủ tia sữa
– Vệ sinh sạch sẽ đầu ti trước và sau khi cho bé bú để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập làm viêm nhiễm
– Mẹ dùng lá bồ công anh tươi giúp chữa tắc tia sữa rất hiệu quả và cũng hạ sốt nhanh chóng
– Với các trường hợp mẹ đã dùng paracetamol để hạt sốt theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ thì vẫn có thể cho bé bú bình thường ( lượng kháng sinh vào sữa ít vẫn đảm bảo chất lượng sữa ). Nếu đau nhức bầu ngực mẹ có thể dùng thêm một số loại thuốc giảm đau nhẹ à acetaminophen (tylenol) hay ibuprofen (advin, motrin…) nhé.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng CA 12-5
Khi tắc tia sữa mãi không khỏi, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm.
Tốt nhất nếu cảm thấy tắc tia sữa không có tiến triển khả quan hơn mẹ nên đi thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị
3. Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh cho mẹ
Một số biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh dưới đây có thể hữu ích, các mẹ tham khảo nhé:
– Cho bé bú đều đặn, thường xuyên và đúng tư thế. Bé bú đúng cữ sẽ đảm bảo lượng sữa luôn được sản xuất mới, nếu bú không hết mẹ hãy hút hết sữa ra ngoài tránh để sữa dư thừa tồn đọng trong bầu ngực. Bé bú đúng tư thế cũng giúp lượng sữa chảy ra đều, con sẽ không cắn, giằng ti mẹ vô tình làm tổn thương đầu vú mẹ.
– Mẹ duy trì một chế độ ăn uống đủ chất. Ngoài ra uống đủ nước mỗi ngày giúp sản xuất sữa được nhiều hơn cũng như khơi thông tuyến sữa cho sữa chảy ra dễ dàng nhất
– Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Mẹ giữ cho mình một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng hạn chế căng thẳng giai đoạn hậu sản và cho con bú
– Hạn chế tác động lên bầu ngực, ưu tiên các loại áo ngực thoải mái, không ôm quá chặt, chất liệu mềm mại.
– Sau khi cơ thể hồi phục sau sinh mẹ có thể tập luyện vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ sản xuất sữa và về dáng tốt hơn
Để phòng tránh hiện tượng tắc tia sữa gây sốt mẹ cũng có thể tham khảo dịch vụ thông tắc sữa tại nhà nhé.
>>>>>Xem thêm: Tắc tia sữa bị sốt có nguy hiểm không?
Dùng 2 bàn tay ép vào nhau, vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI là một trong những bệnh viện áp dụng triệt để phương pháp chiếu tia hồng ngoại để điều trị tắc tia sữa. Tại đây sau khi được thăm khám mẹ sẽ được chẩn đoán nguyên nhân bị tắc tia sữa và các bác sĩ sẽ tiến hành massage chiếu tia để làm giảm sưng đau, thông tắc tuyến sữa. Dưới tác động của các bước sóng hồng ngoại, các cục sữa đông tan dần và được hút hết ra ngoài, đảm bảo không tồn sữa dư, sữa chưa đủ chất lượng đọng lại trong bầu ngực mẹ. Phương pháp này ngoài chữa tắc tia sữa còn giúp giảm đau, giảm viêm phục hồi thương tổn sâu bên trong ngực cho các mẹ nữa.
Mẹ nào đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa nói chung và tắc tia sữa phát sốt nói riêng đừng ngại ngần mà liên hệ với Thu Cúc TCI để thăm khám và điều trị sớm nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.