Loãng xương là hiện tượng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương và tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh xuất hiện phần lớn ở phụ nữ và người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, không thể loại bỏ khả năng loãng xương cũng có thể xảy ra ở nam giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tình trạng loãng xương ở nam giới và cách phòng ngừa hiệu quả.
Bạn đang đọc: Loãng xương ở nam giới và cách phòng ngừa hiệu quả
1. Nam giới và vấn đề loãng xương
1.1. Triệu chứng loãng xương ở nam giới
Xương là một mô sống liên tục phá vỡ và thay thế. Loãng xương xảy ra khi tốc độ tạo xương mới không thể theo kịp quá trình loại bỏ xương cũ. Lúc này, xương trở nên giòn và dễ gãy hơn. Đến mức chỉ cần một cử động nhẹ như cúi người, hắt hơi cũng có thể gãy xương. Cổ tay, cột sống và hông là 3 khu vực dễ xảy ra tình trạng loãng xương nhất.
Ở nam giới, triệu chứng loãng xương giai đoạn đầu thường hiếm có. Tuy nhiên, cũng có một vài triệu chứng có thể theo dõi, nhận biết như:
– Đau nhức mơ hồ ở cột sống, đau mỏi cơ bắp…
– Có xu hướng khom lưng, giảm chiều cao
– Tần suất gãy xương xảy ra nhiều hơn
– Hay bị chuột rút ở các cơ
– Cảm giác thấy đau rõ rệt khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế
Đau nhức mơ hồ ở cột sống, có xu hướng khom lưng
1.2. Nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới
Quá trình phá vỡ xương cũ và thay thế xương mới diễn ra liên tục. Khi còn trẻ, cơ chế hình thành xương mới luôn nhanh hơn nên dễ dàng đáp ứng thay thế khối xương cũ. Tuy nhiên, từ độ tuổi trung niên trở lên thì quá trình này diễn ra ngược lại. Sự thiếu hụt xương mới và tốc độ mất xương cũ nhanh chóng khiến cho loãng xương xảy ra. Do đó, tuổi tác càng cao là nguyên nhân gây ra loãng xương.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ nam giới mắc bệnh loãng xương gồm:
– Tiền sử gia đình có cha mẹ, người thân từng bị bệnh loãng xương.
– Tiền sử dùng thuốc, trong đó có các loại thuốc corticoid, heparin, thuốc chống co giật,…
– Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu
– Tầm vóc gầy và nhỏ
– Cơ thể hấp thụ ít canxi và vitamin D
– Lối sống ít vận động
– Mắc các bệnh mãn tính làm giảm khả năng hấp thụ canxi như: đái tháo đường tysp I, bệnh thận…
Nam giới tuổi càng cao sẽ là lúc testosterone thấp gây nên loãng xương
2. Phương pháp điều trị loãng xương ở nam giới
Để chẩn đoán bệnh loãng xương, bác sĩ sẽ khai thác tiểu sử triệu chứng và chỉ định người bệnh thực hiện các danh mục khám chuyên sâu. Trong đó, đo mật độ xương là phương pháp chẩn đoán có hay không tình trạng loãng xương xảy ra.
Nếu nguy cơ loãng xương không cao, bác sĩ sẽ không cho người bệnh dùng thuốc. Thay vào đó là tập trung thay đổi lối sống. Một lối sống khoa học giúp xương thêm chắc khỏe sẽ gồm:
– Tăng cường vận động và duy trì thói quen này hàng ngày
– Hạn chế rượu bia
– Tránh lạm dụng thuốc corticoid, thuốc chống co giật…
– Tránh té ngã mạnh
– Bổ sung nhiều canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc loãng xương ở nam giới:
– Thuốc giúp ức chế quá trình hủy xương, làm chậm sự mất xương. Đồng thời làm tăng tỉ trọng xương ở cột sống, xương hông.
– Calcitonin: giúp giảm đau, làm chậm quá trình hủy xương và kích thích liền xương. Thuốc cũng có thể làm giảm tình trạng gãy xương cột sống.
Ở nam giới, lượng testosterone thấp là nguyên nhân chính gây nên loãng xương. Do đó, bổ sung testosterone là một phương pháp điều trị tuyệt vời, cải thiện loãng xương hiệu quả.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.
Tìm hiểu thêm: Chữa viêm khớp vai như thế nào?
Bổ sung testosterone cho nam giúp cải thiện bệnh loãng xương hiệu quả
3. Mách nam giới phòng ngừa loãng xương hiệu quả
Nhận thức sớm và chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp là cách duy nhất phòng ngừa loãng xương tìm đến. Thực tế rất nhiều nam giới phát hiện mình bị loãng xương do không quan tâm tới sức khỏe đúng mức. Có nhiều trường hợp bệnh đã tiến triển nặng khiến cho việc điều trị mất đi hiệu quả. Do đó, nằm lòng những điều dưới đây sẽ giúp duy trì xương chắc khỏe:
– Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D. Đây là hai chất giúp thúc đẩy quá trình tạo khối xương khi còn trẻ và ngăn ngừa mất xương khi có tuổi. Canxi là chất thiết yếu để cấu tạo nên xương và cần bổ sung hàng ngày. Còn vitamin D giúp tăng cường hấp thụ canxi cho cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D là: sữa, bơ sữa, rau xanh.
– Thiết lập một chu trình tập thể dục khoa học, phù hợp. Có thể vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga, đi bộ,… sẽ giúp xương khớp trở nên linh hoạt.
– Không uống rượu vì đây là nhân tố ngăn cho cơ thể hấp thụ canxi. Không hút thuốc lá vì làm đẩy nhanh quá trình tiêu xương.
– Chủ động kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ 2 lần/năm. Ngoài đánh giá được tình trạng sức khỏe toàn diện thì cũng giúp phát hiện sớm dấu hiệu loãng xương nếu có. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả cao.
>>>>>Xem thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiệu quả nhất
Đo mật độ xương giúp đánh giá, kiểm tra có hay không loãng xương xuất hiện
Như vậy, loãng xương không chỉ xảy ra ở nữ giới và người cao tuổi mà còn ở cả nam giới. Tình trạng loãng xương ở nam giới hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu được quan tâm sớm và chăm sóc cẩn thận. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đã có thêm kiến thức về vấn đề loãng xương xảy ra ở nam giới rồi nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.