Trước khi quyết định sử dụng biện pháp đặt vòng, chúng ta cần phải tìm hiểu một số thông tin về: những ưu nhược điểm của vòng tránh thai, quy trình đặt vòng tránh thai sẽ được tiến hành như thế nào,…Cùng đọc bài viết chi tiết bên dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.
Bạn đang đọc: Quy trình đặt vòng tránh thai được tiến hành ra sao?
1. Những đối tượng nào không nên sử dụng đặt vòng tránh thai?
Biện pháp phòng tránh việc có thai bằng cách đặt vòng là một trong những phương pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi đối với chị em phụ nữ. Đặt vòng tránh thai hoạt động dựa trên nguyên tắc ngăn cản quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau, đồng thời tạo ra môi trường không thuận lợi cho quá trình phôi thai làm tổ. Sử dụng vòng tránh thai sẽ đem lại cho chị em phụ nữ hiệu quả ngừa thai cao, lên tới 99%. Thời gian sử dụng của vòng tránh thai cũng có thể kéo dài tới 10 năm tùy vào từng loại vòng.
Biện pháp phòng tránh việc có thai bằng cách đặt vòng là một trong những phương pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi đối với chị em phụ nữ
Mặc dù được áp dụng phổ biến và rộng rãi, tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng được vòng tránh thai. Có một số đối tượng không nên áp dụng biện pháp này để tránh việc gặp phải biến chứng nguy hiểm:
– Phụ nữ đang có thai hoặc đang nghi ngờ việc có thai không nên sử dụng biện pháp đặt vòng.
– Phụ nữ đã từng có tiền sử bị bệnh viêm phần vòi trứng cũng không nên đặt vòng.
– Chị em phụ nữ mới trải qua quá trình sinh nở.
– Phụ nữ bị vấn đề về thiếu máu, rối loạn chức năng đông máu.
– Những người đang có nghi ngờ khả năng mắc bệnh ung thư, bệnh phụ khoa nguy hiểm như: u xơ tử cung, u nang tử cung, polyp tử cung,…
– Những người mắc các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín, viêm nhiễm âm đạo mãn tính.
– Sức khỏe không đáp ứng như: bị bệnh tim mạch, huyết áp, thiếu máu,…
– Đối tượng gặp rắc rối với chu kỳ kinh nguyệt.
– Người từng có tiền sử bị chửa ngoài tử cung.
2. Biện pháp sử dụng vòng tránh thai được diễn ra như thế nào?
2.1. Quy trình đặt vòng tránh thai nên thực hiện ở thời điểm nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm phù hợp nhất để chị em phụ nữ thực hiện biện pháp đặt vòng đó là ngay sau khi chị em đã hết sạch chu kỳ hành kinh cũng như chưa phát sinh quan hệ tình dục. Lúc này, phần cổ tử cung khá trơn tru và hơi mở nên việc đặt vòng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cảm giác đau đớn lúc đặt vòng cũng sẽ nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.
Đối với những trường hợp phụ nữ sau sinh con, sinh thường sẽ cần chờ sau khoảng 6 tuần để đặt vòng, sinh mổ sẽ cần chờ sau khoảng 3 tháng trở lên. Do đó, chị em phụ nữ nên lưu ý về thời điểm đặt vòng phù hợp để quá trình này diễn ra trơn tru, hiệu quả.
2.2. Quy trình đặt vòng tránh thai được thực hiện ra sao?
2.2.1. Bước tư vấn, tìm hiểu về đặt vòng
Trước khi quyết định sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai, chị em cần tìm hiểu kỹ càng cũng như nắm được ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đặt vòng tránh thai. Điều này nhằm giúp chị em cân nhắc xem liệu biện pháp này có phù hợp với mong muốn cũng như tình hình sức khỏe của mình hay không.
Về các mặt ưu điểm của đặt vòng đó là:
– Đem lại hiệu quả tránh thai cao (lên tới 99%).
– Thời gian hiệu quả lâu dài, lên tới 10 năm.
– Không gây ảnh hưởng đến quan hệ tình dục bình thường.
– Áp dụng được cả cho phụ nữ đang cho con bú.
– Một số loại vòng còn có khả năng điều tiết chu kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ.
Về các mặt nhược điểm cần lưu ý đó là:
– Không bảo vệ được phụ nữ khỏi các nguy cơ mắc các bệnh lý lây lan qua đường tình dục.
– Có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: tăng cân, nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt,…
– Vẫn tồn tại khả năng bị thai ngoài tử cung sau khi đặt vòng.
2.2.2. Bước kiểm tra và tiến hành đặt vòng
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp: Đẻ thường phải kiêng những gì?
Chị em cần tìm hiểu kỹ càng cũng như nắm được ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đặt vòng tránh thai
Sau khi chị em đã quyết định sử dụng biện pháp đặt vòng, các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát vùng âm đạo cũng như cơ quan vùng chậu cẩn thận. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành bắt đầu đặt vòng tránh thai.
– Sử dụng dụng cụ chuyên dụng (mỏ vịt) đã được khử khuẩn sạch sẽ để mở âm đạo.
– Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đo kích thước của khu vực tử cung.
– Sau quá trình kiểm tra, nếu thật sự cần thiết bác sĩ có thể sẽ cho chị em sử dung thêm thuốc tê.
– Bác sĩ tiến hành đưa vòng tránh thai vào bên trong tử cung phụ nữ. Khi vòng đã ở yên bên trong tử cung thì chúng sẽ tự động bung mở ra thành hình như chữ T.
Tất cả các bước tiến hành đặt vòng này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn (10 phút). Thời điểm ngay khi đặt vòng xong, chị em có thể sẽ cảm thấy hơi tức và khó chịu. Tuy nhiên, sau khi đã đặt vòng được một thời gian, cảm giác này sẽ biến mất và hoàn toàn bình thường.
2.2.3. Kiểm tra và tái khám sau khi thực hiện đặt vòng
Thông thường sau khi đặt vòng xong, chị em đã có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, chị em vẫn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi sức khỏe sau đặt vòng cẩn thận.
– Nên đi tái khám lại đúng hẹn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trước thời gian tái khám mà chị em nhận thấy có bất thường như chảy máu nhiều, đau bụng dữ dội,…thì cần lập tức đi thăm khám.
– Kiểm tra tình trạng đặt vòng định kỳ hàng tháng để đảm bảo vòng vẫn ở đúng vị trí, không có hiện tượng xô lệch hay di chuyển sang vị trí khác.
– Chủ động chăm sóc vệ sinh vùng kín sau đặt vòng. Nên sử dụng băng vệ sinh trong những ngày vừa mới đặt vòng, để đề phòng khả năng bị chảy máu âm đạo.
3. Những biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện đặt vòng tránh thai
>>>>>Xem thêm: Vô sinh hiếm muộn có di truyền không?
Chị em cũng sẽ cần thận trọng với các trường hợp vòng bị lệch hoặc bị tụt sâu vào bên trong tử cung
Mặc dù là một biện pháp tránh thai nhẹ nhàng và an toàn, tuy nhiên chị em vẫn cần lưu ý một số biến chứng có thể xảy ra sau đây:
– Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa sau khi đặt vòng có thể xảy ra, đặc biệt là khi chị em thực hiện đặt vòng tại những cơ sở y tế không đảm bảo.
– Biện pháp đặt vòng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ tùy vào cơ địa từng người như: căng tức ngực, tăng cân, thay đổi tâm sinh lý, nám da,…
– Tình trạng chảy máu, xuất huyết vùng âm đạo sau đặt vòng là có thể xảy ra, tuy nhiên có những trường hợp bị chảy máu âm đạo kéo dài. Khi gặp tình trạng này, chị em cần chủ động đi thăm khám.
– Chị em cũng sẽ cần thận trọng với các trường hợp vòng bị lệch hoặc bị tụt sâu vào bên trong tử cung. Cách đơn giản để chị em có thể tự kiểm tra tình trạng của vòng đó là sử dụng ngón tay đưa sâu vào bên trong âm đạo, nếu chạm được vào dây vòng thì chứng tỏ vòng vẫn nằm đúng chỗ.
Trên đây là những thông tin hi vọng sẽ giúp ích cho chị em trước khi quyết định đặt vòng tránh thai. Để tìm hiểu thêm các thông tin khác hay cần đặt lịch thăm khám với bác sĩ sản khoa, chị em vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.